Công Tơ điện 2 Chiều Là Gì? Hướng Dẫn Cách đọc Chỉ Số điện Chính Xác

Công tơ điện 2 chiều là gì? Đây là một loại đồng hồ điện tử được hiển thị qua các chỉ số khá phức tạp. Chính vì vậy, việc đọc chỉ số công tơ điện sẽ gây nên những khó khăn. Do đó, việc hướng dẫn các bạn đọc chỉ số công tơ điện là việc làm cần thiết. Hãy đón đọc bài viết dưới đây để nắm vững được cách đọc nhé!

Nội Dung Chính

Toggle
  • Công tơ 2 chiều là gì?
    • Công tơ điện 2 chiều 1 pha
    • Công tơ điện 2 chiều 3 pha
  • Lý do nên lắp công tơ điện tử 2 chiều
  • Hướng dẫn lắp đặt công tơ 2 chiều?
  • Cách đọc chỉ số công tơ điện 2 chiều là gì?
    • Ý nghĩa của các mã 
    • Các khung giờ sử dụng điện
      • Giờ bình thường
      • Giờ cao điểm
      • Giờ thấp điểm

Công tơ 2 chiều là gì?

Công tơ điện 2 chiều là gì? Đây là thiết bị đếm dùng để đo công suất, điện năng, dòng điện, điện áp,… Hay bất kỳ đại lượng, chỉ số nào của dòng điện. Công tơ điện bao gồm công tơ, đồng hồ và các thiết bị kèm theo.

Công tơ điện 2 chiều là gì?
Công tơ điện 2 chiều là gì?

Hay nói 1 cách khác, công tơ điện để đo lượng điện tiêu thụ. Khi cường độ không thay đổi, công tơ điện có thể đo lượng điện bằng W/giờ hoặc bội số của W/giờ.

Công tơ điện được phân làm 2 loại chính. Đó là công tơ điện 1 chiều và công tơ điện xoay chiều. Công tơ điện 2 chiều được dùng nhiều trong các hộ gia đình, doanh nghiệp có lắp hệ thống điện mặt trời.

Công tơ điện 2 chiều 1 pha

Công tơ điện 2 chiều 1 pha dùng để đo năng lượng kWh ở lưới điện xoay chiều 1 pha. Có đạt cấp chính xác 1,0. Công tơ điện 1 pha sử dụng linh kiện điện tử. Sau đó ghi nhận điện năng tiêu thụ theo 2 chiều tách biệt là chiều thuận và chiều ngược. Cuối cùng tích luỹ trong 2 thanh ghi điện năng riêng biệt.

Thanh ghi điện năng là thiết bị điện cơ hoặc điện tử. Nó được cấu tạo từ bộ nhớ, bộ hiển thị.

Công tơ điện 2 chiều 3 pha

Công tơ điện này được sử dụng để đo điện năng theo 2 chiều. Đó là chiều giao và nhận ở lưới điện xoay chiều 3 pha 4 dây. Đo gián tiếp có đạt độ chính xác 0,5S. Ngoài ra, công tơ điện được dùng để đo điện năng phản kháng 4 góc phần tư. Sau đó tích lũy vào các thanh riêng biệt.

Lý do nên lắp công tơ điện tử 2 chiều

Lắp đặt công tơ điện 2 chiều
Lắp đặt công tơ điện 2 chiều

Ngày 12/09/2017 bộ Công Thương ban hành thông tư 16 về việc mua bán điện năng qua hệ thống điện năng lượng mặt trời. Thông tư chính thức có hiệu lực từ ngày 26/10/2017. Quy định toàn bộ điện năng mặt trời phát ra phải được trả về lưới điện EVN. EVN sẽ mua lại toàn bộ với giá 2.086đ/KWh.

Khi sử dụng lưới điện năng lượng mặt trời, sẽ có lúc điện năng bị thất thoát. Chính vì vậy, để đảm bảo tốt nhất quyền lợi của người sử dụng, bạn nên lắp công tơ 2 chiều. Lý do chính khi lắp đặt là gì? Lý do quan trọng chính là đảm bảo quyền lợi khi công suất điện mặt trời lớn hơn tải tiêu thụ.

Hướng dẫn lắp đặt công tơ 2 chiều?

Hệ thống năng lượng điện mặt trời
Hệ thống năng lượng điện mặt trời
  • Bước 1: Sau khi lắp hệ thống điện mặt trời, cá nhân hay doanh nghiệp phải đi thông báo cho điện lực địa phương. Sau đó yêu cầu họ lắp đặt công tơ 2 chiều.
  • Bước 2: Điện lực địa phương sẽ đi khảo sát địa điểm.
  • Bước 3: Kỹ thuật bên điện lực đến, sử dụng các thiết bị đo chuyên dụng, đo đạc hệ thống điện mặt trời. Xem hệ thống có đạt tiêu chuẩn mua bán điện hay không. Họ cũng sẽ yêu cầu cung cấp bộ catalog của Inverter hòa lưới và Pin mặt trời.
  • Bước 4: Thông số sau khi được lấy sẽ được đem về trung tâm để tiến hành phân tích. Các chỉ số gồm: Công suất, sóng hài, điện áp, chất lượng sóng sine,…
  • Bước 5: Sau 1 tuần, điện lực địa phương sẽ thông báo kết quả. Nếu đạt tiêu chuẩn thì họ sẽ tiến hành lắp động cơ 2 chiều.

Cách đọc chỉ số công tơ điện 2 chiều là gì?

Chỉ số được đặt ở góc phía trên bên trái của đồng hồ công tơ điện. Chỉ số đó sẽ được thay đổi liên tục theo điện năng tiêu dùng. Ta sẽ đọc kết quả ở chi số to phía dưới cùng.

Cách đọc chỉ số trên công tơ điện
Cách đọc chỉ số trên công tơ điện

Ý nghĩa của các mã 

  • 1.8.0 => Tổng số kWh đã sử dụng từ lưới điện EVN.
  • 1.8.1 => Số kWh đã sử dụng từ lưới điện EVN khung giờ bình thường.
  • 1.8.2 => Số kWh đã sử dụng từ lưới điện EVN khung giờ thấp điểm.
  • 1.8.3 => Số kWh đã sử dụng từ lưới điện EVN khung giờ cao điểm.
  • *** 3.8.0 => Công suất vô công đã sử dụng từ lưới điện EVN
  • 2.8.0 => Tổng số kWh mà điện mặt trời đã phát lên điện lưới EVN
  • 2.8.1 => Số kWh điện mặt trời đã phát lên điện lưới EVN khung giờ bình thường.
  • 2.8.2 => Số kWh điện mặt trời đã phát lên điện lưới EVN khung giờ thấp điểm.
  • 2.8.3 => Số kWh điện mặt trời đã phát lên điện lưới EVN khung giờ cao điểm.
  • *** 4.8.0 => Công suất vô công điện mặt trời đã phát lên lưới điện EVN.

Các khung giờ sử dụng điện

Giờ bình thường

Các ngày từ thứ Hai đến thứ Bảy

  • Từ 4h00 đến 9h30
  • Từ 11h30 đến 17h00
  • Từ 20h00 đến 22h00

Ngày Chủ nhật

  • Từ 04h00 đến 22h00

Giờ cao điểm

Các ngày từ thứ Hai đến thứ Bảy

  • Từ 09h30 đến 11h30
  • Từ 17h00 đến 20h00

Ngày Chủ nhật: không có giờ cao điểm.

Giờ thấp điểm

Tất cả các ngày trong tuần từ 22h00 đến 04h00 sáng hôm sau.

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp các kiến thức liên quan đến công tơ điện 2 chiều là gì. Hướng dẫn các bạn cách đọc chỉ số từ động cơ điện. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi đã cho bạn thêm những thông tin cần thiết.

Từ khóa » Cách đọc Công Tơ điện