Công Ty Có được Vay Tiền Của Cá Nhân Không? - Phamlaw

CÔNG TY CÓ ĐƯỢC VAY TIỀN CỦA CÁ NHÂN KHÔNG?

Trong quá trình hoạt động, các chủ sở hữu doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có xu hướng tìm kiếm các dịch vụ hỗ trợ tài chính, chẳng hạn như vay vốn nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh. Việc vay vốn kinh doanh nói chung và vay vốn cá nhân nói riêng giúp người vay nhận được một khoản tiền nhằm phục vụ cho mục đích kinh doanh sắp tới.

Để quá trình vay vốn được thuận lợi, chủ doanh nghiệp cần phải hiểu rõ các quy định pháp luật về việc vay vốn cá nhân. Dưới đây Luật Phamlaw sẽ hướng dẫn cụ thể theo quy định pháp luật mới nhất về việc vay vốn cá nhân để quý khách hàng có thể tham khảo.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Toggle
  • 1. Cơ sở pháp lý
  • 2. Hình thức vay vốn cá nhân của công ty
  • 3. Chi phí lãi vay vốn của cá nhân
  • 4. Thủ tục vay giữa công ty và cá nhân
  • 5. Một số lưu ý khi công ty vay vốn từ cá nhân

1. Cơ sở pháp lý

– Luật doanh nghiệp 2020

– Luật quản lý thuế 2019

– Nghị Định 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2012

– Thông tư 96/2015/TT-BTC

– Thông tư 09/2015/TT-BTC hướng dẫn giao dịch tài chính của doanh nghiệp theo quy định tại điều 6 nghị định số 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013 của chính phủ về thanh toán bằng tiền mặt

2. Hình thức vay vốn cá nhân của công ty

Theo quy định tại khoản 2 điều 6 Nghị định 222/2013/NĐ-CP và Điều 4 Thông tư 09/2015/TT-BTC thì doanh nghiệp được phép vay tiền mặt của cá nhân để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty.

Căn cứ tại Điều 4, Khoản 1 Thông tư 09/2015/TT-BTC quy định hình thức thanh toán trong giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau giữa các doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng, theo đó các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng (là các doanh nghiệp không thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng) khi thực hiện các giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau sử dụng các hình thức thanh toán sau:

+ Thực hiện thanh toán bằng Séc;

+ Thực hiện thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;

+ Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định pháp luật hiện hành.

Từ các quy định trên thì có thể kết luận rằng Doanh nghiệp vay vốn cá nhân không cần phải chuyển khoản tiền cho vay và trả nợ. Cá nhân có thể cho doanh nghiệp vay bằng tiền mặt và doanh nghiệp khi trả nợ cho cá nhân có thể dùng tiền mặt để trả nợ.

3. Chi phí lãi vay vốn của cá nhân

Căn cứ theo Điều 49 Luật Quản lý thuế thì nguyên tắc ấn định thuế sẽ được xác định theo đó cơ quan quản lý thuế sẽ ấn định số tiền thuế phải nộp hoặc ấn định căn cứ vào từng yếu tố, căn cứ tính thuế để xác định số tiền thuế phải nộp.

Có 2 trường hợp xảy ra khi cá nhân cho doanh nghiệp vay tiền:

Trường hợp 1: Cá nhân cho doanh nghiệp vay hoặc mượn tiền thì: lãi suất 0% , thu nhập = 0đ thì thuế TNCN = 0

Trường hợp 2: Cá nhân cho doanh nghiệp vay hoặc mượn tiền thì: lãi suất > 0% , thu nhập > 0đ thì thuế TNCN = (Tổng tiền vay/ mượn x % lãi suất ) x 5%

Người nộp thuế sẽ phải nộp số thuế đã ấn định theo thông báo của cơ quan quản lý thuế. Trường hợp người nộp thuế không đồng ý với số thuế do cơ quan quản lý thuế đã ấn định thì người nộp thuế vẫn phải nộp số thuế đó, đồng thời người nộp thuế có quyền yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích hoặc khiếu nại, khởi kiện về việc ấn định thuế đối với mình.

Theo quy định tại điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC thì đối với doanh nghiệp đi vay, chi phí trả lãi vay chỉ được tính là chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp nếu bảo đảm hai điều kiện dưới đây:

– Lãi suất không vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.

– Phải góp đủ vốn điều lệ đã đăng ký theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp.

Lưu ý: Chi trả lãi tiền vay tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

– Trường hợp số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu thì toàn bộ lãi tiền vay là khoản chi không được trừ.

– Trường hợp số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn:

+ Nếu doanh nghiệp phát sinh nhiều khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ bằng tỷ lệ (%) giữa vốn điều lệ còn thiếu trên tổng số tiền vay nhân (x) tổng số lãi vay.

+ Nếu doanh nghiệp chỉ phát sinh một khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền không được trừ bằng số vốn điều lệ còn thiếu nhân (x) lãi suất của khoản vay nhân (x) thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu.

– Còn đối với cá nhân cho vay, thu nhập từ tiền lãi của khoản tiền cho doanh nghiệp vay là thu nhập từ đầu tư vốn và cá nhân cho vay phải chịu thuế thu nhập cá nhân đối với khoản thu này.

4. Thủ tục vay giữa công ty và cá nhân

Hồ sơ thủ tục vay tiền cá nhân thì không cần phải chuyển khoản tiền cho vay và trả nợ. Cá nhân có thể cho doanh nghiệp vay bằng tiền mặt. Và doanh nghiệp khi trả nợ cho cá nhân có thể dùng tiền mặt để trả nợ.

Các giấy tờ cần thiết và hồ sơ thủ tục khi công ty vay tiền cá nhân, bao gồm:

– Hợp đồng vay mượn tiền giữa hai bên.

Doanh nghiệp và bên cho vay phải thỏa thuận với nhau ít nhất về số tiền vay, kỳ hạn và lãi suất (nếu có). Thỏa thuận đó chính là hợp đồng vay. Về mặt nội dung, hợp đồng có thể bao gồm các nội dung sau:

+ Đối tượng của hợp đồng;

+ Số lượng, chất lượng;

+ Giá, phương thức thanh toán;

+ Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

+ Quyền, nghĩa vụ của các bên;

+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

+ Phương thức giải quyết tranh chấp.

Pháp luật không có bất kỳ quy định nào bắt buộc về hình thức của hợp đồng này nên các bên xét theo nhu cầu mà có thể lập hợp đồng thành văn bản và công chứng nó.

– Chứng minh thư của cá nhân;

– Chứng từ thanh toán: Phiếu thu (đối với tiền mặt), Giấy báo có của ngân hàng (chuyển khoản)

– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân và chứng từ nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản lãi vay ( Nếu cá nhân cho vay có tính lãi).

– Biên bản kiểm kê tiền mặt (kiểm đếm số lượng).

5. Một số lưu ý khi công ty vay vốn từ cá nhân

Để thực hiện giao dịch vay vốn giữa công ty và cá nhân diễn ra theo đúng quy định của pháp luật. Dưới đây, Luật Phamlaw sẽ đưa ra một số lưu ý khi công ty vay vốn từ cá nhân:

Thứ nhất, Vấn đề về lãi suất. Căn cứ theo Khoản 1 điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định theo đó lãi suất vay do các bên tự thỏa thuận với nhau. Trường hợp các bên có sự thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá mức 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Trường hợp lãi suất theo sự thỏa thuận của các bên vượt quá lãi suất giới hạn được quy định trên thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

Thứ hai, Căn cứ theo hướng dẫn của cơ quan thuế, trong trường hợp công ty vay vốn cá nhân để thực hiện phục vụ cho hoạt động sản xuất – kinh doanh thì chi phí lãi vay chỉ được hạch toán không quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố. Doanh nghiệp có thể lấy chi phí lãi vay cao hơn, nhưng lãi vay này không được khấu trừ thuế và điều này đem lại nhiều rủi ro.

Thứ ba, Trường hợp doanh nghiệp vay tiền của cá nhân thì các bên có quyền thỏa thuận với nhau về phương thức chuyển – nhận tiền sao cho thuận tiện.

Tuy nhiên, trường hợp doanh nghiệp vay tiền của doanh nghiệp khác thì các bên không được phép trao nhận tiền mặt với nhau mà phải chuyển khoản vay qua ngân hàng hoặc dùng phương thức khác không dùng tiền mặt. Vì vậy, trong trường hợp này, bộ hồ sơ vay tiền giữa các doanh nghiệp phải có thêm Giấy ủy nhiệm chi của ngân hàng hoặc chứng từ khác chứng minh thanh toán không dùng tiền mặt.

Trên đây là nội dung tư vấn của Phamlaw đối với trường hợp Công ty có được vay tiền của cá nhân không? Nếu Quý khách hàng còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của chúng tôi. Hỗ trợ dịch vụ qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508.

> Có thể bạn quan tâm:

  • Hoạt động cho vay và cấp bảo lãnh của doanh nghiệp
5/5 - (1 bình chọn)Có thể bạn quan tâm
  • Thủ tục đăng ký logo độc quyềnThủ tục đăng ký logo độc quyền
  • Sắc đẹp và trí tuệSắc đẹp và trí tuệ
  • Nghị quyết Số: 02/2003/NQ-HĐTP  ngày 17 tháng 4 năm 2003Nghị quyết Số: 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17 tháng 4 năm 2003
  • Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 06 năm 2006Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 06 năm 2006
  • Tranh tụng liên quan đến hoạt động kinh doanh thương mạiTranh tụng liên quan đến hoạt động kinh doanh thương mại
  • Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 8 tháng 9 năm 2008 quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhânNghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 8 tháng 9 năm 2008 quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân
  • Thủ Tục Giải Thể Công Ty Tại Bến Tre Trọn Gói Sử Lý NhanhThủ Tục Giải Thể Công Ty Tại Bến Tre Trọn Gói Sử Lý Nhanh
  • Ly hôn có yếu tố nước ngoàiLy hôn có yếu tố nước ngoài
  • Các nguyên tắc cơ bản của việc quy hoạch sử dụng đấtCác nguyên tắc cơ bản của việc quy hoạch sử dụng đất
  • Kỹ năng, kinh nghiệm soạn thảo hợp đồng (2)Kỹ năng, kinh nghiệm soạn thảo hợp đồng (2)

Bài viết cùng chủ đề

  • Thủ tục điều chỉnh quy mô dự án đầu tư
  • Thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho chung cư mini tại Hà Nội
  • Đất cảng hàng không, sân bay dân dụng
  • Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai
  • Tìm hiểu khái niệm về phá sản doanh nghiệp 
  • Cổ phiếu và trái phiếu theo pháp luật hiện hành
  • Vai trò của Nghị định trong hệ thống pháp luật
  • Mẫu giấy ủy quyền thừa kế đất đai

Từ khóa » Hạch Toán Vay Cá Nhân Không Lãi Suất