Công Ty Cổ Phần Tập đoàn Là Gì? - Luật Phamlaw
Có thể bạn quan tâm
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN LÀ GÌ?
Tập đoàn kinh tế là hình thức doanh nghiệp được áp dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển. Trong đó, công ty cổ phần tập đoàn là mô hình tổ chức doanh nghiệp có quy mô lớn nhất. Khi các doanh nghiệp phát triển có nhu cầu mở rộng quy mô thì việc thành lập công ty cổ phần tập đoàn là sự lựa chọn hợp lý. Vậy công ty cổ phần tập đoàn là gì? Để hiểu rõ hơn về khái niệm công ty cổ phần tập đoàn, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Phamlaw.
MỤC LỤC BÀI VIẾT
- CĂN CỨ PHÁP LÝ
- NỘI DUNG TƯ VẤN
- CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN LÀ GÌ?
- ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN
- ĐIỀU KIỆN ĐỂ THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN
- Điều kiện để trở thành Tập đoàn công ty
- Đối với doanh nghiệp đã hoạt động
- Với tập đoàn thành lập mới
- Điều kiện để trở thành Tập đoàn công ty
CĂN CỨ PHÁP LÝ
Luật doanh nghiệp 2020
Nghị định số 69/2014/NĐ-CP về tập đoàn kinh tế nhà nước và tổng công ty nhà nước.
NỘI DUNG TƯ VẤN
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN LÀ GÌ?
Hiện nay, theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, không có loại hình nào có tên gọi là công ty cổ phần tập đoàn mà chỉ có quy định hoặc công ty cổ phần, hoặc tập đoàn kinh tế chứ bởi tập đoàn là một nhóm công ty có quy mô thật lớn mới tạo thành tập đoàn kinh tế, hình thức này khác với công ty cổ phần.
Tập đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc các thành phần kinh tế là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp
Căn cứ theo quy định Điều 194 – Luật Doanh nghiệp năm 2020, quy định về tập đoàn kinh tế, cụ thể: Tập đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc các thành phần kinh tế là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập theo quy định của Luật này.
Cùng với đó, khoản 1 – Điều 2 – Nghị định số 69/2014/NĐ-CP, quy định như sau: Tập đoàn kinh tế, tổng công ty mẹ được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu hoặc công ty mẹ là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước.
Vậy có thể hiểu công ty cổ phần tập đoàn là công ty mẹ được tổ chức dưới loại hình công ty cổ phần có tư cách pháp lý độc lập với vai trò trung tâm quyền lực nắm giữ cổ phần hoặc phần vốn góp chi phối trong một hoặc một số công ty khác (công ty con), từ đó nắm quyền kiểm soát công ty này.
Trong đó, một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó
– Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
– Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.
ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN
Công ty cổ phần tập đoàn có những đặc điểm sau đây:
– Công ty cổ phần tập đoàn hoạt động dưới hình thức công ty mẹ, công ty con, công ty mẹ, công ty con có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định của pháp luật.
– Chính phủ là cơ quan xem xét lựa chọn và đề nghị thành lập tập đoàn kinh tế. Việc thành lập đoàn kết kinh tế phải được thông qua bởi đề án thành lập và căn cứ trên quyết định thành lập của Thủ tướng Chính phủ.
ĐIỀU KIỆN ĐỂ THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN
Điều kiện để trở thành Tập đoàn công ty
Đối với doanh nghiệp đã hoạt động
Các doanh nghiệp đã hoạt động riêng lẻ từ trước muốn trở thành tập đoàn thì phải đáp ứng được những điều kiện sau:
– Tình hình tài chính dồi dào, luôn đạt mức độ đảo bảo an toàn;
– Kinh doanh có lãi trong khoảng thời gian 3 năm liên tiếp liền kề trước năm được lựa chọn;
– Hoạt động ở cả phạm vi trong nước và quốc tế;
– Trình độ nhân lực và năng suất lao động đều cao hơn các doanh nghiệp cùng ngành, cùng lĩnh vực;
– Quản lý có hiệu quả cổ phần, phần vốn góp tại các doanh nghiệp khác;
– Công nghệ và trang thiết bị đều có chất lượng cao, đảm bảo yếu tố tiên tiến và hiện đại.
Với tập đoàn thành lập mới
Đối với các tập đoàn kinh tế dự kiến sẽ thành lập, họ phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây để được công nhận là tập đoàn thực thụ:
Thứ nhất, Ngành/lĩnh vực kinh doanh phải thuộc các ngành/lĩnh vực sản xuất có vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo nền kinh tế quốc gia lớn mạnh;
Thứ hai, Tạo được nền tảng hạ tầng kinh tế cho đất nước đồng thời tạo nên động lực để nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung;
Thứ ba, Điều quan trọng nhất là doanh nghiệp phải được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ thì mới có thể trở thành tập đoàn bởi Thủ tướng chính là người đưa ra quy định ngành/lĩnh vực nào có thể thành lập tập đoàn kinh tế.
Điều kiện thành lập công ty mẹ là công ty cổ phần tập đoàn
Thứ nhất, Vốn điều lệ tối thiểu là 10.000 tỷ VNĐ, đối với trường hợp công ty mẹ là công ty cổ phần hoặc công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì vốn Nhà nước phải chiếm ít nhất 75% vốn điều lệ;
Thứ hai, Doanh nghiệp phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được các yêu cầu về kiến thức chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm;
Thứ ba, Có khả năng quản lý vốn đầu tư cũng như khả năng sử dụng các chiến lược, bí quyết kinh doanh để phối hợp hoạt động với các công ty con, công ty liên kết…Đặc biệt, nguồn lực tài chính phải vững hoặc phải luôn có phương án huy động vốn khi cần thiết để đảm bảo duy trì hoạt động cho các công ty con cũng như mối quan hệ hợp tác với các công ty liên kết;
Thứ tư, Tập đoàn phải sở hữu ít nhất 50% số lượng công ty con hoạt động trong những ngành nghề then chốt đồng thời số vốn góp của công ty mẹ tại các công ty con phải bằng ít nhất 60% tổng vốn đầu tư của công ty mẹ tại các công ty con, công ty liên kết.
Điều kiện của công ty con trong tập đoàn
Thứ nhất, Tập đoàn kinh tế phải có tối thiểu 50% số công ty con hoạt động trong những khâu, công đoạn then chốt trong ngành, lĩnh vực kinh doanh chính và tổng giá trị cổ phần, phần vốn góp của công ty mẹ tại các công ty con này tối thiểu bằng 60% tổng nguồn vốn đầu tư của công ty mẹ tại các công ty con, công ty liên kết.
Thứ hai, Công ty con do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ phải là những công ty được thành lập để phát triển, nắm giữ các bí quyết công nghệ phục vụ trực tiếp việc thực hiện các nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh chính của công ty mẹ.
Lưu ý: Tùy vào loại hình pháp lý của công ty con mà công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con. Công ty cổ phần tập đoàn chịu trách nhiệm về các thiệt hại khi can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông và buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường hoặc thực hiện hoạt động không sinh lời mà không đền bù hợp lý trong năm tài chính gây thiệt hại cho công ty con.
Hy vọng qua những thông tin trên mà chúng tôi chia sẻ, các bạn đã hiểu thêm về khái niệm công ty cổ phần tập đoàn là gì? Nếu bạn đọc còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn về doanh nghiệp hoặc công ty cổ phần tập đoàn, vui lòng liên hệ Luật Phamlaw qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Xem thêm:
Chấm dứt tư cách thành viên trong Công ty Cổ phần
Thực tiễn huy động vốn trong công ty cổ phần
- Các trường hợp bị thu hồi giấy phép xây dựng
- Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 27 tháng 3 năm 2012
- Điểm mới về ưu đãi đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2020
- Biểu mẫu-Biên bản bầu chủ tịch hội đồng quản trị
- Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam
- Xin visa tới Mỹ
- Hợp đồng trước hôn nhân và tài sản theo thỏa thuận
- Đặt tên công ty: Dễ mà khó
- Mỹ sẽ đặt hệ thống phòng thủ tên lửa tại Hàn Quốc
- Tên, biển hiệu doanh nghiệp và xử phạt hành chính khi vi phạm
Bài viết cùng chủ đề
- Địa chỉ thường trú
- Thỏa thuận chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân có phải công chứng không?
- Các ngành nghề được ưu đãi đầu tư tại Việt Nam
- Quy định về tập trung kinh tế
- Người giám định trong tố tụng dân sự
- Giải quyết quyền lợi của người lao động khi công ty phá sản
- Thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam
- Người bị hại làm đơn bãi nại thì người phạm tội có bị khởi tố nữa không?
Từ khóa » Khái Niệm Công Ty Cổ Phần Tập đoàn
-
Công Ty Cổ Phần Tập đoàn Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Tập đoàn Là Gì? Khi Nào được Gọi Là Tập đoàn? - LuatVietnam
-
Công Ty Cổ Phần: Khái Niệm, đặc điểm Và Thủ Tục Thành Lập
-
Hỏi: Tập đoàn Là Gì ? Mối Liên Hệ Giữa Tập đoàn Và Công Ty Cổ Phần ...
-
Công Ty Cổ Phần – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tập đoàn Là Gì? Cơ Cấu Tổ Chức Của Tập đoàn Kinh Tế, Tổng Công Ty
-
Thủ Tục Thành Lập Công Ty Cổ Phần Tập đoàn Gồm Những Gì?
-
Công Ty Cổ Phần Là Gì ? Đặc điểm, đặc Trưng Cơ Bản Của Công Ty Cổ ...
-
Công Ty Cổ Phần Là Gì? Khái Niệm Và đặc điểm Công Ty Cổ Phần
-
Công Ty Cổ Phần Là Gì? Ưu Và Nhược điểm Của Công Ty Cổ Phần?
-
Tập đoàn Là Gì? - Luật Sư 247
-
Tìm Hiểu Về Mô Hình Công Ty Mẹ - Công Ty Con - VĂN PHÒNG LUẬT SƯ
-
Tập đoàn Là Gì? Những điều Cần Biết Về Tập đoàn Kinh Tế
-
Công Ty Cổ Phần Tập đoàn Là Gì?