Công Ty Cổ Phần Tiếng Anh Là Gì? - Phamlaw

Công ty cổ phần tiếng anh là gì?

Ở Việt Nam hiện nay, trong tất cả các loại hình doanh nghiệp, CTCP được coi là loại hình phổ biến nhất. Vậy CTCP tiếng anh là gì? Cách viết như thế nào? Có lẽ là thắc mắc của nhiều khách hàng. Do đó, Luật Phamlaw kính mời quý khách hàng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để dễ dàng nắm bắt thông tin và lựa chọn loại hình doanh nghiệp thành lập.

1. Công ty cổ phần tiếng anh là gì?

Công ty cổ phần tiếng anh có hai cách viết là Joint Stock Company (viết tắt JSC) hoặc Corporation (viết tắt Corp). Trong đó cách viết Joint Stock Company được sử dụng nhiều hơn.

Dưới đây là một số ví dụ tên công ty cổ phần tiếng anh theo từng cách viết:

* Dùng cách viết Joint Stock Company:

Tên tiếng việt: Công ty Cổ Phần xây Dựng Nhà Hoàng Long, tên tiếng anh: Hoang Long Home Construction Joint Stock Company.

Tên tiếng việt: Công ty Cổ Phần Cửa Nhựa Việt Châu, tên tiếng anh: Viet Chau Plastic Door Joint Stock Company.

* Dùng cách viết Corporation:

Tên tiếng việt: Công ty Cổ Phần Nam Phong Việt, tên tiếng anh: Nam Phong Viet Corporation.

Tên tiếng việt: Công ty Cổ Phần Điện Tử Viễn Thông Nam Á, tên tiếng anh: Nam A Civitel Electronics And Telecommunication Corporation.

2. Khái niệm về Công ty cổ phần

Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 hiện hành quy định CTCP là doanh nghiệp, trong đó:

  • Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
  • Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
  • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
  • Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật Doanh nghiệp 2020.

Như vậy, CTCP là một trong số loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020. Ở một góc độ khác, khái niệm CTCP được xem đồng nghĩa với công ty đại chúng (Điều 32 Luật Chứng khoán 2019) bởi cấu trúc, mục tiêu và tính chất của nó. Quy định trong một số văn bản luật ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam ghi rõ CTCP cần có tối thiểu 03 cổ đông, bất kể đó là pháp nhân hay thể nhân. Tuy nhiên, các quy định đối với một công ty niêm yết thường yêu cầu công ty phải có số cổ đông lớn hơn nhiều.

3. Đặc điểm của CTCP theo pháp luật Việt Nam

Thứ nhất, vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần

Đây là một đặc trưng của loại hình công ty đối vốn. Theo đó, vốn điều lệ trong CTCP được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, chỉ có CTCP mới có và bắt buộc “vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau”. Giá trị của mỗi cổ phần được gọi là mệnh giá cổ phần.

Chủ thể mua cổ phần gọi là cổ đông. Cổ đông được cấp một giấy xác nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu. Cổ phiếu là chứng chỉ do CTCP phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu hoặc một số cổ phần của công ty đó. Người nắm giữ cổ phiếu trở thành cổ đông và đồng thời là chủ sở hữu của công ty phát hành. Lịch sử ra đời cổ phiếu gắn liền với lịch sử hình thành CTCP – cổ phiếu chính là sản phẩm riêng của CTCP.

Về vốn điều lệ thì đây là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty. Pháp luật doanh nghiệp Việt Nam hiện nay không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu và tối đa.

Thứ hai, cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa.

Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp thì cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Về cá nhân thì có thể là người Việt Nam hoặc cá nhân nước ngoài.

Đối với nhà đầu tư nước ngoài, về nguyên tắc họ có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty cổ phần tại Việt Nam để trở thành cổ đông trong CTCP. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp cụ thể trước khi góp vốn, mua cổ phần thì họ còn có thể “phải thực hiện hoặc không phải thực hiện” thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020.

Về tổ chức thì tổ chức đó phải có tư cách pháp nhân. Bởi chỉ có pháp nhân mới có các điều kiện cần và đủ để tham gia vào CTCP, với tư cách đồng chủ sở hữu của CTCP. Bên cạnh đó, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, CTCP đều có thể trở thành cổ đông của CTCP. Còn doanh nghiệp tư nhân không thể trở thành cổ đông của CTCP vì doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.

Luật Doanh nghiệp 2020 quy định số lượng cổ đông tối thiểu của một CTCP ít nhất là 03. Đây được xem là một con số bình thường không quá nhiều hoặc quá ít đối với nhà đầu tư khi lựa chọn mô hình CTCP để thành lập. Theo chúng tôi, việc lý giải quy định cổ đông tối thiểu là 03 bở đây là số lẻ, dễ biểu quyết hoặc để phân biệt với các loại hình doanh nghiệp khác là không thật sự thuyết phục. Do đó, quy định này đưa ra là một sự bình thường chứ không phải vì một lý do bắt buộc nào khác.

Thứ ba, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp

Đối với công ty là một pháp nhân độc lập, CTCP chịu trách nhiệm trước các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của mình trong phạm vi giá trị tài sản của công ty. Đối với cổ đông của công ty thì cổ đông cũng chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp và đây được xem là chế độ trách nhiệm hữu hạn.

Với quy định trên thì khi công ty lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính và phát sinh các khoản nợ phải trả thì công ty chỉ có thể lấy số vốn trong phạm vi mà các cổ đông đã tiến hành góp để thực hiện các nghĩa vụ tài chính đó. Điều này xuất phát từ việc cổ đông chỉ nhận được phần cổ tức (nếu có) tương ứng với số vốn mà họ đã góp nên không có lý do nào mà họ phải chịu một phần nghĩa vụ lớn hơn phần lợi ích mà họ được hưởng.

Vốn thuộc sở hữu công ty chính là giới hạn sự rủi ro tài chính của các cổ đông trên toàn bộ số vốn đã đầu tư vào công ty nên trách nhiệm của những cổ động đối với các nghĩa vụ của công ty được hạn chế trong phạm vi số vốn mà họ đã đầu tư. Xét trong sự tách bạch về tài sản thì các cổ đông không có quyền đối với tài sản của CTCP nên họ không chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của CTCP; CTCP chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình. Cả CTCP lẫn chủ nợ của công ty đều không có quyền kiện đòi tài sản của cổ đông (trừ trường hợp cổ đông nợ công ty do chưa đóng đủ tiền góp vốn hoặc chưa thanh toán đủ cho CTCP số tiền mua cổ phiếu phát hành).

Xuất phát từ sự tồn tại độc lập của CTCP so với các cổ đông nên CTCP có các quyền và nghĩa vụ về tài sản riêng. Do đó, các rủi ro của cổ đông khi đầu tư vào CTCP chỉ giới hạn trong số lượng giá trị cổ phiếu mà cô đông đó đầu tư.

Ngược lại, khi đầu tư vào công ty hợp danh (nếu nhà đầu tư tham gia với tư cách thành viên hợp danh) hay doanh nghiệp tư nhân thì mức độ gánh chịu rủi ro là vô hạn. Tính chịu trách nhiệm hữu hạn là một công cụ phòng ngừa rủi do cho nhà đầu tư. Vì thế, mô hình trách nhiệm hữu hạn và CTCP đã là yếu tố quan trọng để nhà đầu tư xem xét lựa chọn mô hình doanh nghiệp.

Thứ tư, cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 12 Luật doanh nghiệp năm 2014.

Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Đây là một quy định nhằm mở rộng quyền cho các cổ đông nếu như vì một lý do nào đó mà họ không muốn tiếp tục đầu tư vào công ty nữa. Tuy nhiên, hoạt động này có hai ngoại lệ khiến cho các cổ đông không thể tiến hành hoạt động chuyển nhượng cổ phần của mình một cách tự do được:

– Một là, trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.

– Hai là, cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.

Đây là những quy định nhằm giúp tạo sự ổn định về mặt tổ chức và nguồn vốn của CTCP khi mới được thành lập, không thể vì một lý do nào đó mà cổ đông được phép tiến hành các giao dịch chuyển nhượng vì điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của công ty. Mặt khác, đây cũng được xem là một cách thức nhằm ràng buộc trách nhiệm của cổ động đối với công ty trong những giai đoạn mới được thành lập.

Thứ năm, CTCP có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Chính tư cách pháp nhân giúp cho cổ đông khi tham gia góp vốn mua cổ phần thì họ chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Điều đó có nghĩa là khi công ty bị phá sản thì cổ đông không cần dùng đến tài sản riêng của mình để chịu trách nhiệm tài sản cho các khoản nợ hoặc các nghĩa vụ tài sản khác phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty.

Do đó, sau khi thực hiện xong các thủ tục thì cổ phần sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đây cũng chính là thời điểm xác lập tư cách pháp nhân của CTCP.

Thứ sáu, có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.

Khác với các loại hình doanh nghiệp còn lại, CTCP có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn, điều này thể hiện khả năng huy động vốn lớn của CTCP.

Hội đồng quản trị quyết định thời điểm, phương thức và giá bán cổ phần. Giá bán cổ phần không được thấp hơn giá thị trường tại thời điểm chào bán hoặc giá trị được ghi trong sổ sách của cổ phần tại thời điểm gần nhất, trừ một số trường hợp ngoại lệ được quy định Điều 126 Luật Doanh nghiệp 2020.

Tuy nhiên, điều kiện để doanh nghiệp được phát hành cổ phần các loại để huy động vốn thì doanh nghiệp đó phải thỏa mãn các điều kiện cơ bản như quy mô vốn, lợi nhuận, phương án sử dụng vốn, tính khả thi của dự án.

Trên đây là nội dung bài viết  về “Công ty cổ phần tiếng anh là gì?”. Nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của chúng tôi. Hỗ trợ dịch vụ qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508.

Công ty cổ phần tiếng anh là gì? – Phamlaw

5/5 - (1 bình chọn)Có thể bạn quan tâm
  • Khiếu kiện về việc tranh chấp giữa thành viên công ty với công ty (Phúc thẩm)Khiếu kiện về việc tranh chấp giữa thành viên công ty với công ty (Phúc thẩm)
  • Quyền khởi kiện dân sự về quyền tác giả, quyền liên quanQuyền khởi kiện dân sự về quyền tác giả, quyền liên quan
  • Giao dịch hợp đồng do người không có quyền đại diện xác lậpGiao dịch hợp đồng do người không có quyền đại diện xác lập
  • Thủ tục sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký nhãn hiệu năm 2017Thủ tục sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký nhãn hiệu năm 2017
  • Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2013Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2013
  • Phạt hành chính hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế 2017Phạt hành chính hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế 2017
  • Trình tự hòa giải tranh chấp đất đai cấp xãTrình tự hòa giải tranh chấp đất đai cấp xã
  • Gái bán hoa xinh đẹp tố cáo má mì
  • Khiếu nại quyết định hành chính về đất đaiKhiếu nại quyết định hành chính về đất đai
  • Luật Chứng khoán sửa đổi, bổ sung một số điều số 62/2010/QH12Luật Chứng khoán sửa đổi, bổ sung một số điều số 62/2010/QH12

Attachments

  • ~$ng ty cổ phần tiếng anh là gì (< 1kB)

Bài viết cùng chủ đề

  • Cổ phiếu và trái phiếu theo pháp luật hiện hành
  • Xác định diện tích đất ở khi Nhà nước thu hồi đất
  • Chức năng, nhiệm vụ của Giám đốc công ty cổ phần
  • Chấm dứt ủy quyền về đất đai khi người ủy quyền chết
  • Miễn nhiệm, cách chức đối với Giám đốc, Tổng giám đốc
  • Góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê
  • Tư vấn giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
  • Thẩm quyền quản lý Nhà nước về lao động

Từ khóa » Sổ Góp ý Tiếng Anh Là Gì