Công Ty Hợp Danh Là Gì ? Đặc điểm Công Ty Hợp Danh ? - THAIHA LAW
Có thể bạn quan tâm
MỤC LỤC
- 1. Công ty hợp danh là gì ?
- 2. Đặc điểm công ty hợp danh
- 3. Ưu điểm và nhược điểm của công ty hợp danh ?
1. Công ty hợp danh là gì ?
Theo quy định tại Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
– Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
– Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
– Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
Xem thêm : Thủ tục thành lập công ty hợp danh mới nhất theo quy định
2. Đặc điểm công ty hợp danh
Công ty hợp danh có 2 loại thành viên
Một doanh nghiệp được gọi là công ty hợp danh khi có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (thành viên hợp danh). Các thành viên này phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.
Ngoài ra, công ty hợp danh còn có thể có thêm thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Góp vốn trong công ty hợp danh
Các thành viên của công ty hợp danh sẽ thực hiện việc góp vốn và được cấp Giấy chứng nhận góp vốn theo Điều 178 của Luật Doanh nghiệp 2020. Cụ thể:
– Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết.
– Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.
– Trường hợp có thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty. Khi đó, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.
– Tại thời điểm góp đủ vốn như đã cam kết, thành viên được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp.
– Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp.
Tài sản của công ty hợp danh
Theo Điều 179 Luật Doanh nghiệp 2020, tài sản của công ty hợp danh gồm:
– Tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty;
– Tài sản tạo lập được mang tên công ty;
– Tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh do các thành viên hợp danh thực hiện nhân danh công ty và từ các hoạt động kinh doanh của công ty do các thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện;
– Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (khoản 2 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020).
Cũng giống với doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Cơ cấu tổ chức công ty hợp danh
Mô hình tổ chức quản lý công ty hợp danh bao gồm: Hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng thành viên, Giám đốc (Tổng giám đốc).
Trong công ty hợp danh, Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất, bao gồm tất cả thành viên hợp lại.
Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty.
3. Ưu điểm và nhược điểm của công ty hợp danh ?
Ưu điểm :
Công ty hợp danh yêu cầu phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu, cùng kinh doanh dưới một tên chung – thành viên hợp danh.
Thành viên hợp danh là những cá nhân có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp cao, tạo sự tin cậy cho đối tác.
Việc quản lý công ty không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người đã có mối liên hệ mật thiết với nhau trước đó.
Thích hợp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nhược điểm :
Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình (trách nhiệm vô hạn) về các nghĩa vụ của công ty nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao. Công ty hợp danh không có sự phân biệt rõ ràng giữa tài sản công ty và tài sản cá nhân
Cụ thể, trong trường hợp tài sản của công ty không đủ để thực hiện nghĩa vụ trả nợ, các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình. Thành viên hợp danh rút khỏi công ty vẫn phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty hợp danh phát sinh từ những cam kết của công ty trước khi thành viên đó rút khỏi công ty.
Dù có tư cách pháp nhân nhưng công ty hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào. Việc huy động vốn của công ty sẽ bị hạn chế, các thành viên chỉ có thể góp thêm tài sản của mình hoặc tiếp nhận thành viên mới.
Nhấn vào đây để quay về chuyên trang luật sư tư vấn doanh nghiệp hoặc liên hệ luật sư tư vấn doanh nghiệp : 0904 902 429 0913 597 479
Từ khóa » đặc điểm Công Ty Hợp Danh
-
Công Ty Hợp Danh Là Gì ? Đặc điểm, đặc Trưng Cơ Bản Của Công Ty ...
-
Công Ty Hợp Danh Là Gì? Đặc điểm Của Công Ty Hợp Danh? Thành ...
-
Khái Niệm, đặc điểm Công Ty Hợp Danh - AZLAW
-
Đặc điểm Công Ty Hợp Danh Theo Luật Doanh Nghiệp Mới - Phamlaw
-
Công Ty Hợp Danh Là Gì? Khái Niệm Và đặc điểm - Luật LawKey
-
Đặc điểm Của Công Ty Hợp Danh Theo Luật Doanh Nghiệp Hiện Hành
-
Công Ty Hợp Danh Là Gì? Khái Niệm & Đặc điểm - Thiên Luật Phát
-
Đặc điểm Công Ty Hợp Danh
-
Khái Niệm Và đặc điểm Công Ty Hợp Danh - Kế Toán Thuế TaxKey
-
Công Ty Hợp Danh Là Gì? Đặc Điểm Pháp Lý Của ... - Luật Hoàng Phi
-
Đặc điểm Pháp Lý Công Ty Hợp Danh
-
Công Ty Hợp Danh Là Gì? Đặc điểm Của Công Ty Hợp Danh
-
Những đặc điểm Nổi Bật Của Công Ty Hợp Danh
-
Phân Tích đặc điểm Pháp Lý Của Công Ty Hợp Danh Theo Quy định ...