Công Ty ủy Quyền Chi Nhánh Hoặc Cá Nhân để Ký Kết Hợp đồng
Có thể bạn quan tâm
Chi nhánh ký hợp đồng có cần giấy ủy quyền từ công ty?
Căn cứ điều 44 Luật doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 quy định: “Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền.” Do đó:
- Chi nhánh được ký các hợp đồng kinh tế, hợp đồng, thỏa thuận khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
- Trường hợp chi nhánh ký các hợp đồng, thỏa thuận theo ủy quyền riêng của công ty thì phải có văn bản ủy quyền cụ thể.
-
Phạm vi đại diện theo ủy quyền của chi nhánh bao gồm:
- Ủy quyền toàn bộ các quyền, nghĩa vụ trong hoạt động thương mại theo Luật thương mại 2005.
- Ủy quyền thực hiện các giao dịch dân sự theo quy định Bộ luật dân sự 2015.
Quy định về ủy quyền của công ty cho cá nhân, công ty khác
Căn cứ khoản 1 Điều 138 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“Điều 138. Đại diện theo ủy quyền
1. Cá nhân, pháp nhân có thể uỷ quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
...
3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo uỷ quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.”
Như vậy, doanh nghiệp, công ty được phép ủy quyền cho cá nhân, công ty khác xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự để phục vụ cho hoạt động đầu tư, kinh doanh, quản trị doanh nghiệp.
Người được công ty ủy quyền mà lạm quyền bị xử lý thế nào?
Điều 143 Bộ luật dân sự 2015. Hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện
1. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây:
a) Người được đại diện đồng ý;
b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;
c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình vượt quá phạm vi đại diện.
2. Trường hợp giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch.
3. Người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
4. Trường hợp người đại diện và người giao dịch với người đại diện cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.
Mẫu giấy ủy quyền công ty cho cá nhân thực hiện công việc
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______*****_______
Hà Nội, ngày tháng năm 20...
GIẤY ỦY QUYỀN
Hôm nay, ngày tháng năm 20..., tại .... Chúng tôi gồm
I. BÊN UỶ QUYỀN (Bên A)
CÔNG TY
Mã số doanh nghiệp
Địa chỉ
Đại diện:
Chức danh:
II. BÊN ĐƯỢC UỶ QUYỀN (Bên B):
1. Trường hợp bên ủy quyền là tổ chức: TÊN TỔ CHỨC | Mã số thuế | Địa chỉ | Đại diện |Chức danh :
2. Trường hợp bên ủy quyền là cá nhân: Họ và tên | Ngày sinh | CMTND/ Hộ chiếu | Địa chỉ
Đồng ý ký Giấy ủy quyền với những nội dung sau:
Điều 1: Nội dung công việc được ủy quyền
Ví dụ: Bên A ủy quyền cho Bên B thay mặt nhận hàng hóa do Công ty XYZ giao cho Bên A theo hợp đồng số 123/2022/HĐMB.
Điều 2: Thời hạn ủy quyền
Điều 3: Thỏa thuận về phí dịch vụ hoặc thù lao được nhận của người được ủy quyền (Không bắt buộc)
Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của Bên ủy quyền (Không bắt buộc)
Điều 5: Quyền và nghĩa vụ của Bên nhận ủy quyền (Không bắt buộc)
Điều 6: Cam kết của các bên.
BÊN UỶ QUYỀN BÊN ĐƯỢC UỶ QUYỀN
Trên đây là các chia sẻ của Luật Trí Nam quy định về ủy quyền trong doanh nghiệp. Quý khách hàng có vấn đề vướng mắc hãy liên hệ với luật sư để được trợ giúp.
Tham khảo:
+ Mẫu giấy ủy quyền công ty
+ Thành lâp chi nhánh công ty
+ Thành lập công ty trọn gói
Từ khóa » Giấy ủy Quyền Ký Kết Hợp đồng Kinh Tế
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Ký Hợp đồng - Luật Minh Gia
-
Mẫu ủy Quyền Ký Hợp đồng Doanh Nghiệp
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Ký Hợp đồng ( Cập Nhật 20211) - Luật ACC
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Ký Hợp đồng - Luật Minh Khuê
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Ký Kết Hợp đồng Lao động Mới Năm 2022
-
Giấy Uỷ Quyền Và Hợp đồng Uỷ Quyền Theo Pháp Luật Dân Sự
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Chuẩn Nghị định 30 Và Các Mẫu Phổ Biến Nhất
-
Giấy ủy Quyền Ký Hợp đồng
-
Những Mẫu Hợp đồng ủy Quyền Thông Dụng Nhất Theo Quy định Mới
-
Mẫu Giấy Uỷ Quyền Giám đốc Cho Phó Giám đốc Mới Nhất 2022
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Cá Nhân, Giấy ủy Quyền Của Công Ty 2022
-
Hợp đồng Vô Hiệu Do Người Ký Không đúng Thẩm Quyền - VIETTHINK
-
HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN - Thư Viện Pháp Luật