Công Ty VAMC Là Gì? Hoạt động Mua Bán Nợ Xấu Như Thế Nào?

Skip to content cropped-cftc-v2-1.png MenuCông ty VAMC là gì? Hoạt động mua bán nợ xấu như thế nào?
VAMC là công cụ đặc biệt của Ngân hàng nhà nước, giúp xử lý nhanh nợ xấu, giảm thiểu rủi ro cho tổ chức tín dụng và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng.

Trang chủ - Kinh doanh

VAMC LOGO

Khi đọc tin tức về thị trường tài chính, ngân hàng; ngoài những con số nổi bật như tăng trưởng tín dụng, tổng tài sản…một chỉ số quan trọng thường được nhắc đến, thể hiện sức khỏe của doanh nghiệp là tỉ lệ nợ xấu. Một cái tên thường đi kèm theo các thông tin về nợ xấu là công ty mua bán nợ VAMC – Hãy cùng tìm hiểu xem VAMC là công ty gì và có chức năng như thế nào nhé!

Bài viết liên quan:

Mua bán nợ xấu là gì? Vì sao ngân hàng bán nợ xấu? Ai là người mua?

Mục lục

Tổng quan về VAMC

Công ty TNHH Một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam

Tên tiếng Anh: Vietnam Asset Management Company

Tên viết tắt: VAMC

Địa chỉ: 22 Hàng Vôi – Hoàn Kiếm – Hà Nội

Điện thoại: (+84-024) 3935 2884

Email: contact@sbvamc.vn

Website: https://sbvamc.vn/

VAMC Logo

VAMC là doanh nghiệp đặc thù, có hình thức là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, trực thuộc ngân hàng nhà nước.

Hàng năm, nhà nước sẽ phê duyệt một mức quota hoạch định về nợ xấu cho phép VAMC mua lại từ các tổ chức tín dụng. Sau khi hoàn tất việc mua nợ, công ty sẽ thực hiện phân loại, đánh giá và xây dựng danh mục các khoản nợ xấu dựa theo tính chất, tiềm năng thu hồi và sau đó áp dụng các biện pháp thu hồi nợ phù hợp, ví dụ như: Trực tiếp đôn đốc thu hồi nợ từ đơn vị vay vốn, khởi kiện, tái cơ cấu khoản vay (giảm lãi, chia nhỏ khoản phải trả, đàm phán chỉ lấy tiền gốc….), bán nợ cho các công ty thu hồi nợ khác, bán các tài sản bảo đảm hoặc ủy quyền cho các tổ chức tín dụng thu hồi nợ.

Nếu đã có VAMC thu mua nợ xấu, ngân hàng có thể thả ga cho vay vốn?

Câu trả lời rất tiếc là Không. VAMC không phải là công cụ vạn năng, có thể xử lý toàn bộ nợ xấu trên thị trường. “Về bản chất, VAMC là người giữ hộ nợ xấu. Còn các ngân hàng mới là người phải đi xử lý nợ và phải trích lập dự phòng rủi ro khoản đã bán đó hay nói chính xác, ngân hàng phải tự xử”, TS Trần Hoàng Ngân cho biết

Chức năng của VAMC

Có lẽ cái tên của công ty cũng đã nói lên hoạt động cốt lõi của VAMC, đó là thu mua nợ xấu từ các tổ chức tài chính, tuy nhiên để có cái nhìn cụ thể hơn về các chức năng của họ, bạn có thể tham khảo danh sách sau:

  • Mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
  • Thu hồi nợ, đòi nợ và rao bán nợ, tài sản bảo đảm.
  • Cơ cấu lại khoản nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng vay;
  • Đầu tư, sửa chữa, khai thác, sử dụng, cho thuê tài sản bảo đảm đã được Công ty Quản lý tài sản thu nợ;
  • Quản lý khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra quản lý các tài sản bảo đảm có liên quan đến khoản nợ xấu.
  • Tư vấn, môi giới mua, bán nợ và tài sản;
  • Tổ chức bán đấu giá tài sản;
  • Bảo lãnh cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vay vốn của tổ chức tín dụng;

VAMC xử lý nợ xấu như thế nào?

REFINANCE

Như phần chức năng của VAMC đã miêu tả, sau khi mua nợ xấu từ các tổ chức tín dụng, VAMC có thể áp dụng từng biện pháp nghiệp vụ cụ thể như sau:

Khi nhận thấy khách hàng vay có khả năng trả nợ trong tương lai, VAMC sẽ tiến hành thực hiện:

Biện pháp tái cơ cấu lại nợ xấu1. Công ty quản lý tài sản thực hiện các biện pháp cơ cấu lại nợ nhằm hỗ trợ khách hàng vay bằng cách sau đây:

a) Thực hiện giãn kỳ hạn trả nợ phù hợp với khả năng sản xuất kinh doanh của khách vay;

b) Điều chỉnh lãi suất khoản nợ phù hợp với tình hình thị trường và khả năng trả nợ của khách hàng vay;

c) Miễn giảm một phần hoặc toàn bộ lãi đã quá hạn của khách khi chưa có khả năng thanh toán

Nếu VAMC đánh giá khách vay có thể phục hồi khả năng kinh doanh sản xuất, có thể trả nợ trong tương lại, công ty có thể xem xét, đầu tư, cho vay một khoản ưu đãi để giúp khách hàng xử lý khó khăn tài chính tạm thời và phục hồi sản xuất kinh doanh, hoặc đứng ra bảo lãnh cho khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng

Khi nhận thấy khách hàng vay không có khả năng trả nợ, VAMC sẽ tiến hành:

Xử lý tài sản bảo đảm các khoản nợ công ty đã muaTài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu sẽ được xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng vay vốn của các bên; nếu trong hợp đồng không ghi rõ thỏa thuận thì VAMC có thể mang tài sản bảo đảm đi bán đấu giá với các phương thức sau:

A) Bán đấu giá qua tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp;

B) VAMC trực tiếp bán đấu giá, đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch..

Bạn chưa đủ điều kiện vay các công ty tài chính? Thử vay qua các trang vay tiền nhanh online sau nhé

Vay Ngay Search Search

Bài viết liên quan

Tin được không? Starbucks thực chất là một ngân hàng? Điểm mặt gọi tên những tên tuổi trong ngành Fintech tại Việt Nam Mua bán Idol Goods – Ngách kinh doanh hái ra tiền Vì sao Lazada để mất vị trí dẫn đầu vào tay Shopee ở thị trường Đông Nam Á? (Phần 2) Vì sao Lazada để mất vị trí dẫn đầu vào tay Shopee ở thị trường Đông Nam Á? (Phần 1)

Bài viết mới

Gửi tiết kiệm qua ZaloPay – có phải deal hời? Tìm hiểu Tín chỉ carbon (Carbon credit): Câu chuyện xả khói trả “vàng” Review: VNSC by Finhay – Khi Finhay thay áo, có hay hơn xưa? Review: Dùng AI để viết blog tài chính. Hiệu quả ra sao? Giao dịch (Trading) và đầu tư (Investing) có gì khác nhau?

CAFE TÀI CHÍNH

  • Email: contact@cafetaichinh.com
  • Địa chỉ: Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Nhu Cầu Tài Chính

  • Vay Tiền Nhanh
  • Cầm Đồ Online

Về chúng tôi

  • Giới thiệu và Liên hệ
  • Chính sách bảo mật

Thông tin

  • Vay Tín Chấp
  • Kiểm tra CIC
  • Nợ

Từ khóa » Nợ Vamc Là Gì