Công Xã Nguyên Thủy Là Gì? - Luật Hoàng Phi
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- Công xã nguyên thủy là gì?
- Các giai đoạn của công xã nguyên thủy
Công xã nguyên thủy là một giai đoạn mà đến tận bây giời vẫn luôn là đề tài nghiên cứu của rất nhiều người. Tuy nhiên, có rất ít người có những kiến thức liên quan đến thời đại này.
Chính vì thế, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Công xã nguyên thủy là gì?
Công xã nguyên thủy là gì?
Công xã nguyên thủy là giai đoạn đầu tiên và cũng là giai đoạn dài nhất trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, từ khi có con người sản xuất hiện trên trái đất cho tới khi xã hội bắt đầu phân chia thành giai cấp và xuất hiện Nhà nước.
– Nguyên nhân của tình trạng trì trệ đó là do sự phát triển hết sức thấp kém và chậm chạp của điều kiện lao động kiếm sống của con người. Gần như trong suốt quá trình phát triển của chế độ công xã nguyên thủy, nguyên liệu chủ yếu để chế tạo công cụ lao động là đá, một thứ nguyên liệu vừa cứng vừa giòn mà từ đó con người chỉ có thể chế tạo được những công cụ thô sơ nhất và muốn hoàn thiện nó cũng gặp rất nhiều khó khăn.
– Kỹ thuật ghè đẽo tiến tới kỹ thuật mài đá đòi hòi sự tích lũy kinh nghiệm hàng vạn năm. Do trình độ kỹ thuật còn thấp kém, người nguyên thủy phải hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên. Hoàn cảnh đã bắt buộc họ phải liên kết với nhau trong lao động tập thể và trong đấu tranh sinh tồn.
Do đó, trong xã hội nguyên thủy không có chiếm hữu tư nhân, không xó người bóc lột và không có bộ máy chính quyền dưới bất cứ hình thức nào. Đó là một xã hội chưa có giai cấp, chưa có nhà nước nên được gọi là chế độ công xã nguyên thủy.
Các giai đoạn của công xã nguyên thủy
Thứ nhất: Thị tộc và bộ lạc
– Người tinh khôn có khả năng ăn tạp, ban đầu sống dựa theo hái lượm cây trái và săn bắt các con thú. Bên cạnh kỹ năng tự kiếm ăn, họ đã biết hợp ức nhau săn đuổi, tức là dùng số dông người bao vây lấy bầy động vật, dồn cho chúng lao xuống vực, sau đó mới ném đá, phóng lao xuống cho chúng chết hẳn. Do đó, những công việc như thế đòi hỏi sự phối hợp ăn ý với nhau.
– Người tinh khôn với số lượng nhất định, kế thừa lối sống trưởng tổ tiên, đã tổ chức thành thị tộc là những nhóm người gồm vài chục gia đình, có quan hệ gần gũi với nhau, thậm chí do cùng một bà mẹ đẻ ra (còn gọi là có quan hệ huyết thông với nhau), sống quây quần cùng làm chung ăn chung.
– Theo mô tả trong các sách lịch sử Việt Nam thì nội bộ thị tộc, người ta không phân biệt đâu là của anh đâu là của tôi. Có thể hiểu là, trong thị tộc không có sở hữu tư nhân nhưng có sở hữu của thị tộc. Tuy nhiên, là một động vật xã hội thì trong thị tộc có sự phân chia đẳng cấp nhất định. Sự phân chia này xác định nhiệm vụ của cá thể trong các hoạt động có tổ chức khi săn bắt hoặc tranh chấp lãnh thổ. Tại các thị tộc khác nhau thì quan hệ quyền lực của đẳng cấp với nhau là khác nhau, giống như các dân tộc hiện đại đang có những tập quán khác nhau.
– Mỗi thị tộc chiếm cứ một khu vực xác định, tức lãnh thổ của thị tộc. Sự phát triển không đều của các thị tộc, gồm có hoặc phát triển lên và phân chia ra các thị tộc mới, hoặc tàn lụi do bệnh tật hay tai biến, cùng với xâm lấn lãnh thổ của thị tộc khác, dẫn đến lãnh thổ có thể thay đổi. Áp lực dân số từ các thị tộc phát triển hơn, dẫn đến các biên giới lãnh thổ thay đổi theo định hướng nhất định, tạo ra hiện tượng gọi là các dòng di cư sớm thời tiền sử.
Thứ hai: Thời đại kim khí
– Sự phát hiện ra kim loại để làm công cụ lao động có ý nghĩa hết sức to lớn. Trước kia con người chỉ biết sử dụng đá để làm công cụ. Cho tới khoảng 4000 năm Trước công nguyên, con người đã phát hiện ra đồng kim loại. Đồng kim loại rất mềm, nên chủ yếu dùng làm đồ trang sức. Sau đó, họ biết pha đồng với thiếc và chì cho đồng cứng hơn gọi là đồng thau.
– Từ đó, người ta đã đúc ra được các loại rìu, cuốc, thương giáo, lao, mũi tên, trống đồng … Khoảng 3000 năm trước đây, cư dân ở Tây Á và Nam Âu là những người đầu tiên biết đức và dùng đồ sắt để làm lưỡi cày, cuốc, liềm, kiếm, dao găm …
– Nhờ có công cụ kim khí, con người có thể khai phá thêm đất hoang, tăng năng suất lao động, sản phẩm làm ra ngày càng nhiều, không chỉ đủ ăn mà còn dư thừa.
Thứ ba: Sự kết thúc của xã hội nguyên thủy
– Do có công cụ lao động mới – tức sự xuất hiện các công cụ kim loại, một số người có khả năng lao động giỏi hơn, tạo ra nhiều của cải hơn dẫn tới sự dư thừa hoặc lợi dụng vị trí hay uy tín của mình để chiếm đoạt một phần của cải dư thừa của người khác và trở nên giàu có, còn một số người khác lại khổ cực thiếu thốn.
– Chế độ làm chung, ăn chung, hưởng chung ở thời kỳ công xã thị tộc bị phá vỡ. Xã hội nguyên thủy dần tan ra, nhường chỗ cho xã hội có giai cấp.
Như vậy, Công xã nguyên thủy là gì? Đã được chúng tôi phân tích chi tiết ngay mục đầu tiên của bài viết. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã trình bày sơ lược quá trình hình thành cũng như kết thúc của công xã nguyên thủy. Mong rằng những nội dung trong bài viết sẽ có ích đối với quý bạn đọc.
Từ khóa » Sơ đồ Tổ Chức Xã Hội Của Người Nguyên Thủy
-
Hãy Vẽ Sơ đồ Tổ Chức Xã Hội Của Người Nguyên Thủy Trên đất Nước Ta
-
Bài 4. Xã Hội Nguyên Thủy - Hoc24
-
Sơ đồ Tư Duy Xã Hội Nguyên Thủy Chi Tiết - TopLoigiai
-
Tổ Chức Xã Hội Của Người Nguyên Thủy Nước Ta - Lê Nhật Minh
-
Dựa Vào Sơ đồ 4.1 Và Thông Tin Bên Dưới, Em Hãy Cho Biết Xã Hội ...
-
Phần I. Tổ Chức Xã Hội Nguyên Thủy - CungHocVui
-
Dựa Vào Sơ đồ Hình 4.2, Hãy Mô Tả Sơ Lược Các Giai ...
-
Dựa Vào Sơ đồ Hình 4.2, Hãy Mô Tả Sơ Lược Các Giai ...
-
Xã Hội Nguyên Thủy – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lý Thuyết Xã Hội Nguyên Thủy Lịch Sử Và Địa Lý 6 Cánh Diều
-
SƠ ĐỒ TƯ DUY LỊCH SỬ 6_ BÀI 3_ XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
-
Sơ đồ Tư Duy Xã Hội Nguyên Thủy Lớp 10
-
Về Sơ đồ Tiến Triển Của Xã Hội Nguyên Thủy