Contactor 3 Pha Là Gì? 20 Sơ đồ đấu Dây Contactor ... - VCC TRADING

Mục lục chính

Toggle
  • Contactor 3 pha là gì?
  • 20 sơ đồ đấu dây contactor 3 pha
    • 1 Mạch điều khiển dùng công tắc 2 vị trí
    • 2 Sơ đồ mạch ON OFF 2 nút nhấn
    • 3 Mạch điều khiển bật, tắt và nhấp thử
    • 4 Mạch điều khiển ở 2 vị trí
    • 5 Mạch khởi động sao tam giác
    • 6 Mạch hãm động năng
    • 7 Mạch hãm ngược               
    • 8 Mạch tuần tự 3 động cơ
    • 9 Mạch chạy dừng luân phiên dùng Timer
    • 10 Mạch điều khiển 2 bơm chạy luân phiên
    • 11 Mạch điều khiển 3 bơm chạy luân phiên
    • 12 Mạch đảo chiều động cơ 1 pha 4 dây
    • 13 Sơ đồ đấu dây contactor 3 pha điều khiển động cơ 1 pha
    • 14 Mạch đảo chiều động cơ 3 pha
    • 15 Đảo chiều quay với công tắc hành trình
    • 16 Mạch đảo chiều sao tam giác
    • 17  Mạch đảo chiều từ xa bằng sóng RF
    • 18 Điều khiển bơm có phao báo cạn và báo tràn
    • 19 Mạch gọi bơm tự động
    • 20 Mạch bảo vệ mất pha

Contactor 3 pha là gì?

Contactor 3 pha là thiết bị điện, sử dụng để đóng cắt mạch động lực. Contactor 3 pha là thiết bị thông dụng, được sử dụng nhiều trong điện công nghiệp. Nó còn được gọi với cái tên công tắc tơ hay khởi động từ. Hoạt động dựa trên cơ chế điện từ với khả năng mang tải lên tới 600A và điện áp 500V. 

Ngoài sử dụng để điều khiển đóng cắt động cơ 3 pha, contactor 3 pha còn sử dụng trong điều khiển tụ bù, hệ thống chiếu sáng công nghiệp, điều khiển từ xa…

Contactor 3 pha là gì?
Contactor 3 pha là gì?

Một số câu hỏi thường gặp khi sử dụng Contacor. Mọi người cùng trao đổi thêm nhé.

Dưới đây là 20 sơ đồ đấu dây contactor 3 pha thường dùng.

20 sơ đồ đấu dây contactor 3 pha

1 Mạch điều khiển dùng công tắc 2 vị trí

Đây là mạch sử dụng công tắc 2 vị trí để điều khiển bật, tắt động cơ 3 pha thông qua contactor. Công tắc 2 vị trí được đấu nối tiếp với cuộn dây contactor.

Mạch điều khiển động cơ với contactor 3 pha và rơ le nhiệt, công tắc 2 vị trí
Mạch điều khiển động cơ với contactor 3 pha và rơ le nhiệt, công tắc 2 vị trí

Khi công tắc đóng, mở thì cuộn dây contactor sẽ được cấp điện hoặc ngắt điện. Qua đó làm tác động thay đổi các tiếp điểm của contactor, tiếp điểm chính của contactor đóng thì động cơ được cấp điện. Tiếp điểm chính mở ra thì động cơ bị ngắt điện.

+ Đóng công tắc cuộn dây K có điện, tiếp điểm chính của K đóng lại. Điện 3 pha đi vào động cơ nên động cơ quay. Đồng thời đèn báo chạy sáng.

+ Mở công tắc thì cuộn dây K bị ngắt điện, tiếp điểm K mở ra. Động cơ cũng bị ngắt điện nên ngừng quay. Đèn báo chạy tắt.

+ Rơ le nhiệt dùng để bảo vệ quá tải cho động cơ. Khi động cơ quá tải thì tiếp điểm ORL sẽ thay đổi trạng thái, làm ngắt mạch điều khiển nên động cơ ngừng quay. Do đó động cơ được bảo vệ, đồng thời đèn báo lỗi sáng.

2 Sơ đồ mạch ON OFF 2 nút nhấn

Sơ đồ đấu dây contactor 3 pha dùng 2 nút nhấn. Một nút nhấn ON thường hở để chạy, một nút nhấn OFF thường đóng để dừng động cơ.

+ Nhấn nút ON, contactor K tác động đóng tiếp điểm chính nên động cơ quay. Đồng thời tiếp điểm phụ của K cũng đóng lại, nên khi nút nhấn ON về trạng thái mở thì dòng điện sẽ qua tiếp điểm K đến cuộn dây.

Contactor 3 pha là gì? Mạch điều khiển động cơ bằng contactor on/off 2 nút nhấn
Mạch điều khiển động cơ bằng contactor ON/OFF 2 nút nhấn

3 Mạch điều khiển bật, tắt và nhấp thử

Mạch này sử dụng thêm một nút nhấn kép để chạy nhấp thử (jog). Trong một số ứng dụng để đảm bảo an toàn cho động cơ và tải ta cần kiểm tra trước khi đưa động cơ vào vận hành liên tục. Do đó ở các bộ điều khiển như biến tần, driver sẽ tích hợp chức năng nhấp thử.

Sơ đồ mạch điện khởi động bằng contactor bật tắt và nhấp thử
Sơ đồ dùng khởi động từ đơn điều khiển ON/OFF và nhấp thử

+ Khi nhấn nút Jog thì động cơ chạy.

+ Khi nhả nút Jog thì động cơ dừng và được điều khiển bởi 2 nút nhấn ON, OFF.

4 Mạch điều khiển ở 2 vị trí

Trong nhiều ứng dụng dây truyền người ta có thể sử dụng một tủ chính và các tủ phụ để điều khiển cùng một động cơ. Hai tủ đều có thể điều khiển động cơ chạy, dừng. Hai bộ nút nhấn ON1, OFF1 và ON2, OFF2 sẽ có chức năng như nhau.

Sơ đồ dung contactor 3 pha điều khiển động cơ công tắc 2 vị trí
Sơ đồ dung contactor 3 pha công tắc 2 vị trí

+ Nút nhấn thường hở ON1 đấu song song với nút nhấn ON2.

+ Nút nhấn thường đóng OFF1 nối tiếp với nút OFF2.

5 Mạch khởi động sao tam giác

Mạch sao tam giác mà mạch dùng để khởi động cho động cơ 3 KĐB 3 pha. Giúp làm giảm điện áp và dòng điện khi động cơ khởi động.

Mạch điều khiển động cơ 3 pha bằng contactor kép kiểu sao tam giác

Mạch sao tam giác sẽ sử dụng 2 contactor, contactor K1 để chạy sao và K2 chạy chế độ tam giác. Thời gian để mạch chuyển từ chế độ sao sang tam giác được cài đặt bởi timer T.

+ Khi nhấn nút ON để khởi động thì động cơ bắt đầu chạy với chế độ sao. Và timer bắt dầu đếm thời gian.

+ Sau một thời gian T. timer đếm đến thời gian cài trước thì chuyển động cơ sang chế độ tam giác.

>> Có thể bạn quan tâm: 9 điểm khác nhau của khởi động mềm và khởi động sao tam giác?

6 Mạch hãm động năng

Mạch hãm động năng được sử dụng để giảm thời gian dừng động cơ. Đây là phương pháp điển hình trong vận hành điện công nghiệp. Mục đích của mạch này là giúp cho động cơ bị giảm tốc một cách nhanh chóng.

Contactor là gì? Mạch hãm động năng điều khiển động cơ bằng contactor
Mạch hãm động năng

Hãm động năng là mạch sau khi ngắt điện động cơ sẽ dùng điện áp một chiều đưa vào cuộn dây động cơ. Điện áp một chiều tạo ra từ trường đứng yên giữ trục quay của động cơ lại.

+ Khi nhấn ON thì contactor K1 khởi động động cơ. + Khi nhấn OFF thì contactor K1 mở, ngắt điện 3 pha cấp cho động cơ, làm động cơ dừng lại. Đồng thời contactor K2 đóng lại, đưa nguồn điện áp một chiều sau khi chỉnh lưu vào 2 dây của động cơ. Timer bắt đầu đếm thời gian. + Khi Timer đếm hết thời gian hẹn trước, nguồn 1 chiều sẽ bị ngắt làm K2 mở.

Công tắc SW có nhiệm vụ khởi động mạch hãm động năng. Tắt công tắc nếu muốn động cơ dừng tự do.

7 Mạch hãm ngược               

Mạch hãm ngược cũng là một mạch dùng để dừng động cơ một cách nhanh chóng. Làm việc dựa trên nguyên lý tạo ra moment bằng cách đảo ngược chiều quay trông khoảng thời gian ngắn khi động cơ bị ngắt điện.

Trong khi đảo chiều, mạch sẽ gây ra dòng điện lớn, nên nó chỉ phù hợp sử dụng trong động cơ công suất nhỏ. 

Mạch hãm ngược điều khiển động cơ bằng khởi động từ kép
Mạch hãm ngược điều khiển động cơ bằng khởi động từ kép

+ Nhấn ON thì contactor K_T đóng, động cơ chạy theo chiều thuận.

+ Nhấn OFF thì thì động cơ bị ngắt điện, đồng thời contactor K_N đóng động cơ chạy chiều ngược lại. Sau khoảng thời gian T đặt trước thì timer ngắt điện contactor K_N.

Thời gian T được cài sao cho đủ moment động cơ dừng nhanh mà không quay theo chiều ngược lại.

8 Mạch tuần tự 3 động cơ

Sơ đồ đấu dây cho contactor điều khiển 3 động cơ tuần tự

Mạch điều khiển tuần tự là mạch điều khiển các động cơ chạy theo một thứ tự nhất định. Động cơ 2 chỉ có thể hoạt động khi động cơ 1 đang chạy và động cơ 3 chỉ hoạt động khi động cơ 1, 2 đang chạy.

Bằng cách nối mạch điều khiển động cơ 2 nối với nút nhấn ON1. Và mạch điều khiển động cơ 3 sẽ nối tiếp với nút ON1 và ON2.

9 Mạch chạy dừng luân phiên dùng Timer

Sơ đồ mạch khởi động từ đơn điều khiển 2 động cơ chạy dừng luân phiên
Sơ đồ mạch khởi động từ đơn điều khiển 2 động cơ chạy dừng luân phiên

Mạch điều khiển động cơ chạy trong thời gian T1 và sau đó dừng một khoảng T2.

+ Khi nhấn ON thì động cơ sẽ chạy và trong lúc này timer T1 đếm thời gian. Khi T1 đạt giá trị cài đặt trước thì động cơ dừng

Và trong lúc động cơ dừng timer T2 trong lúc này bắt đầu đếm. Khi T2 đếm đến thời gian đặt trước sẽ kích động cơ chạy lại.

+ Khi nhấn OFF thì mạch ngừng hoạt động.

10 Mạch điều khiển 2 bơm chạy luân phiên

Mạch điều khiển tuần tự 2 động cơ luân phiên
Mạch điều khiển tuần tự 2 động cơ luân phiên

Mạch điều khiển 2 bơm chạy tự động bằng 2 timer và điều khiển bằng tay qua các nút nhấn ON, OFF.

+ Công tắc MODE chọn chế độ tự động hoặc tay. Công tắc mở là chạy tự động, đóng là chạy chế độ tay.

+ Ở chế độ điều khiển bằng tay, cuộn dây của các timer sẽ bị ngắt điện. Do đó 2 động cơ được điều khiển độc lập qua các bộ nút nhấn.

+ Ở chế độ tự động: động cơ một chạy một khoảng thời gian do timer1 quyết định. Sau đó ngừng quay và kích động cơ 2 chạy. Thời gian chạy của động cơ 2 do timer2 cài đặt. Sau khi động cơ 2 quay đến thời gian đặt trước thì kích lặp lại động cơ 1.

11 Mạch điều khiển 3 bơm chạy luân phiên

Đây là mạch mở rộng của mạch 2 bơm và có thể áp dụng theo nguyên lý này để điều khiển nhiều hơn 3 bơm. Việc chạy luân phiên nhiều bơm có thể tránh cho một bơm hoạt động liên tục, sẽ ảnh hưởng không tốt đến tuổi thọ của bơm.

Sơ đồ đấu dây contactor mạch điều khiển 3 bơm chạy luân phiên

+ Ở chế độ (MODE) điều khiển tay thì 3 bơm điều khiển bật, tắt độc lập.

+ Ở chế độ tự động (AUTO): động cơ 1 chạy một thời gian, sau đó tắt và động cơ 2 chạy một thời. Tiếp tục tắt động cơ 2 và chạy động cơ 3, động cơ 3 chạy một khoảng thời gian thì tắt và kích động cơ 1 chạy lại.

12 Mạch đảo chiều động cơ 1 pha 4 dây

.Động cơ ra 4 đầu dây gồm 1 cuộn dây đề và 1 cuộn dây chạy. Điện trở cuộn dây đề sẽ cao hơn điện trở cuộn dây chạy.

Contactor là gì? Sơ đồ mạch đảo chiều động cơ 1 pha 4 dây
Sơ đồ mạch đảo chiều động cơ 1 pha 4 dây sử dụng contactor kép

Việc đảo chiều động cơ 1 pha 4 dây có thể thực hiện bằng cách đảo dây cuộn chạy hoặc cuộn đề. Hình bên trên sơ đồ đảo dây cuộn chạy.

+ Khi nhấn ON1 thì contactor K1 đóng, chân 1 cuộn chạy nối với dây nguội N, chân 2 nối với dây nóng L.

13 Sơ đồ đấu dây contactor 3 pha điều khiển động cơ 1 pha

Một số trường hợp điều khiển động cơ 1 pha yêu cầu phải được bảo vệ quá tải. Do contactor 1 pha không thể tích hợp thêm rơ le nhiệt nên người ta sẽ sử dụng contactor và rơ le nhiệt 3 pha.

Sơ đồ đấu dây contactor 3 pha điều khiển động cơ 1 pha

Để đảm bảo rơ le nhiệt bảo vệ hiệu quả cho động cơ 1 pha, ta sẽ nối chân 2 của rơ le nhiệt với chân 3 của contactor như hình vẽ. Nguyên lý bảo vệ quá nhiệt tương tự như đối với động cơ 3 pha.

14 Mạch đảo chiều động cơ 3 pha

Sơ đồ đấu dây dùng contactor để đảo chiều 3 pha sử dụng nút nhấn như hình bên dưới. Động cơ 3 pha được đảo chiều bằng cách đổi 2 trong 3 pha của dây nguồn.

Sơ đồ đấu dây contactor đảo chiều động cơ

+ Khi nhấn ON 1 khởi động từ K1 hút, nguồn điện 3 pha L1, L2, L3 lần lượt đặt vào 3 dây U1, V1, W1 của động cơ. Động cơ quay theo chiều thuận.

+ Khi nhấn ON2 thì khởi K2 hút, 3 pha nguồn L3, L2, L1 lần lượt theo thứ tự đặt vào 3 dây U1, V1, W1 của động cơ. Làm động cơ quay theo chiều nghịch.

*** Lưu ý khởi 2 chỉ được đóng khi khởi 1 đã mở và ngược lại, khởi 1 chỉ có thể đóng sau khi đã tắt khởi 2.

15 Đảo chiều quay với công tắc hành trình

Mạch đảo chiều quay động cơ bằng tay có giới hạn hành trình. Khi động cơ quay theo một chiều, khi đến vị trí làm tác động công tắc hành trình thì ngừng quay. Lúc này động cơ chỉ có thể điều khiển quay theo chiều ngược lại.

Sơ đồ đấu dây contactor với mạch đảo chiều quay chiều quay dùng công tắc hành trình

Sơ đồ mạch sẽ sử dụng 2 công tắc hành trình ứng với 2 chiều quay. Tiếp điểm thường đóng của công tắc hành trình tương ứng được mắc nối tiếp với cuộn dây contactor. Do đó khi công tắc hành trình bị tác động thì cuộn dây mất điện cho đến khi động cơ quay khỏi vị trí có gắn công tắc hành trình.

16 Mạch đảo chiều sao tam giác

Kết hợp mạch đảo chiều quay và mạch khởi động sao tam giác ta được mạch đảo chiều sao tam giác. Bất kể động cơ chạy thuận hoặc chạy nghịch thì mạch vẫn kết hợp khởi động sao tam giác

Sơ đồ đấu contactor cho mạch đảo chiều sao tam giác

Mạch sử dụng 4 contactor: 2 contactor điều khiển đảo chiều và 2 contactor điều khiển chạy sao tam giác. Sơ đồ và mạch nguyên lý đã được trình bày rất chi tiết ở bài viết trước.

17  Mạch đảo chiều từ xa bằng sóng RF

Sơ đồ đấu dây module RF từ xa điều khiển contactor 3 pha để đảo động cơ 3 pha. Khoảng cách đối ta có thể lên đến 1000m khi ít vật cản. Công tắc điều khiển có tích hợp các chân có thể kết nối với công tắc hành trình.

Trên thị trường Việt Nam có rất nhiều loại công tắc điều khiển từ xa. Sử dụng sóng Radio để điều khiển nên chỉ có thể sử dụng tốt trong môi trường ít vật cản. Sóng RF không có hại cho sức khỏe con người. 

18 Điều khiển bơm có phao báo cạn và báo tràn

Mạch điện này sử dụng để bật tắt máy bơm tự động, trong máy bơm tưới tiêu hoặc sinh hoạt. Bao gồm 2 phao điện cảm biến, 1 phao đặt ở bể nguồn cấp nước, 1 phao gắn ở bể chứa nước sinh hoạt.

Sơ đồ đấu dây contactor 3pha điều khiển bơm có báo cạn báo tràn

Mạch dùng công tắc 2 vị trí nối tiếp với cuộn dây rơ le để chọn chế độ chạy tay hoặc tự động.

+ Khi công tắc đóng thì rơ le hút, tiếp điểm của rơ le T thay đổi trạng thái từ thường đóng sang mở và ngược lại.

Động cơ lúc này được điều khiển thông qua nút nhấn ON, OFF.  Không bị ảnh hưởng bởi các phao điện

+ Khi mở công tắc thì mạch chạy chế độ tự động.

Phao 1 gắn ở bồn sinh hoạt, khi bồn hết nước thì phao 1 bị tác động làm đóng tiếp điểm phao. Động cơ được cấp điện bơm nước vào bồn sinh hoạt, cho đến khi nước trong bồn đây thì tiếp điểm phao 1 mở ra ngắt điện động cơ.

Phao 2 gắn ở bồn cấp nước, khi nước trong bồn cấp hết thì tiếp điểm thường đóng sẽ mở ra. Không cho động cơ chạy dù nước trong bồn sinh hoạt đầy hay cạn. Vì khi bồn cấp nước cạn, nếu động cơ chạy thì trong thời gian đủ dài không lên nước sẽ làm cháy động cơ.

19 Mạch gọi bơm tự động

Mạch gọi bơm tự động theo mức cảm biến đo áp suất hoặc đo mực nước. Khi áp suất quá thấp thì chạy cả 2 động cơ, khi áp suất quá cao thì tắt cả 2 động cơ. Khi áp suất bình thường thì chỉ chạy động cơ 1 để duy trì.

Sơ đồ đấu dây cho contactor 3 pha khởi động bơm tự động

Nguyên lý hoạt động: Khi nhấn nút ON lần đầu thì mạch sẽ chạy cả hai động cơ để nhanh chóng đưa áp suất về mức bình thường. Sau một thời gian đặt trước thì timer ngắt điện động cơ 2.

+ Khi cảm báo áp suất cao thì tiếp điểm H_P mở ra mạch dừng cả 2 động cơ.

+ Khi cảm biến áp thấp thì tiếp điểm L_P đóng lại mạch chạy cả 2 động cơ. Khi áp suất bình thường thì tiếp điểm L_P mở ra ngắt điện động cơ 2.

20 Mạch bảo vệ mất pha

Trên thị trường rất đa dạng rơ le nhiệt bảo vệ mất pha chuyên dụng. Hình bên dưới là ví dụ mạch bảo vệ mất pha dùng rơ le JVM-2. Ngoài chức năng bảo vệ mất pha còn có chức năng bảo vệ quá áp, thấp áp, đảo pha…

Sơ đồ đấu dây cho Contactor mạch bảo vệ mất pha động cơ

+ Nguồn 3 pha cần cấp cho rơ le JVM-2 nếu đúng thứ tự thì đèn trên rơ le sáng và tiếp điểm thường hở (1 3) sẽ đóng lại. Khi đó rơ le R được cấp điện, nên tiếp điểm thường hở R đóng lại. Động cơ được điều khiển bởi nút nhấn ON, OFF.

Giả sử một trong 3 pha bị mất điện thì tiếp điểm (1 3) mở ra, làm cho rơ le R bị mất điện. Lúc này tiếp điểm R mở ra nên mạch điều khiển hở mạch, động cơ sẽ không hoạt động.

VCC Trading – Công ty phân phối thiết bị công nghiệp chính hãng 

Chúng tôi phân phối hầu hết các sản phẩm, linh kiện, vật tư công nghiệp cho các doanh nghiệp sản xuất. Cam kết chất lượng sản phẩm chính hãng, cung cấp đầy đủ giấy tờ nguồn gốc và xuất hóa đơn.

Thiết bị điện: Mitsubishi, Fuji Electric, Gold cup, Panasonic….. 

Thiết bị khí nén: SMC, FESTO, CKD, TPC,…

Cùng nhiều thiết bị công nghiệp khác.

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Sơ đồ đấu Dây Contactor 3 Pha