Copywriter Là Nghề Gì? Học Gì để Trở Thành Một Copywriter?

  • Tất các các tin du học
  • /
  • Các bài viết du học Bốn phương
  • /
  • Tiêu điểm ngành học Bốn phương
Thông tin du học
  • global image Thông tin du học
Du học nước ngoài: TIÊU ĐIỂM NGÀNH HỌC Nghề Copywriting: học gì, học ở đâu và cơ hội nghề nghiệp Hoang Thanh Phuong 16 Tháng Năm 2024 72.4K Lưu lại xem sau Đã lưu! Xem danh sách đọc copywriter la gi

Là một trong những ngành nghề hot nhất hiện nay, Copywriting đang được rất nhiều bạn trẻ săn đón và theo đuổi. Tuy nhiên, liệu bạn đã thực sự hiểu hết về nghề copywriter hay chỉ đơn giản đang chạy theo xu hướng? Liệu bạn có đang chọn học nghề này chỉ vì đám đông? Bài viết dưới đây của Hotcourses Vietnam sẽ giải đáp những điều cơ bản nhất liên quan tới vị trí này, từ đó, giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn cho con đường sự nghiệp tương lai!

Copywriting là nghề gì?

Đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của ngành quảng cáo và tiếp thị, copywriting là sự kết hợp giữa nghệ thuật sáng tạo với tư duy chiến lược và sự hiểu biết sâu sắc về tâm lý con người cũng như các nguyên tắc giao tiếp, tạo ra những nội dung mang tính thuyết phục để truyền cảm hứng hoặc thúc đẩy mọi người thực hiện một hành động cụ thể. Bạn có thể bắt gặp copywriting ở bất cứ đâu, từ các trang mạng xã hội, trang web, tạp chí cho đến truyền hình,...

Và người đứng đằng sau những bản “copy” đó, được gọi là Copywriter. Họ chịu trách nhiệm sản xuất nội dung sáng tạo (slogan, ảnh, âm thanh, video, văn bản…), phục vụ cho các chiến dịch truyền thông nhằm xây dựng thương hiệu, quảng cáo sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Người viết quảng cáo cần có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hiệu quả để thu hút sự chú ý, tạo ra sự thích thú, khơi gợi mong muốn và cuối cùng thúc đẩy hành động, cho dù đó là mua hàng, đăng ký nhận bản tin hay truy cập trang web để xem thêm thông tin.

Công việc chính của một copywriter là gì?

Thoạt nhìn, nghề copywriting có vẻ thiên về viết lách, từ ngữ. Tuy nhiên, đó không phải là toàn bộ công việc của một copywriter. Bên cạnh viết bài, họ còn dành nhiều thời gian để nghiên cứu và lên ý tưởng, chỉnh sửa và trình bày bản thảo,... Cụ thể, các công việc chính sẽ bao gồm:

Nghiên cứu đối tượng khách hàng

Để tạo nên một thông điệp quảng cáo hiệu quả, bạn cần tìm hiểu sâu sắc về khách hàng mục tiêu của mình. Người viết quảng cáo sẽ thực hiện một vài nghiên cứu liên quan đến nhân khẩu học, tâm lý học, hành vi và sở thích của khán giả mà họ đang nhắm tới. Sự hiểu biết này giúp bạn điều chỉnh thông điệp đánh thẳng vào tâm lý khách hàng và buộc họ ra quyết định mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ.

Tạo tiêu đề hấp dẫn

Tiêu đề đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của khách hàng. Người làm copywriting phải biết sử dụng các kỹ thuật chuyên môn như ngôn ngữ gợi sự tò mò, tính khẩn cấp, cảm xúc, nhu cầu để tạo ra những tiêu đề thu hút khán giả tiếp tục đọc hay xem quảng cáo.

Tạo nội dung thuyết phục

Sau khi thu hút được sự chú ý của khán giả, nội dung quảng cáo phải truyền tải một thông điệp thuyết phục. Copywriter lúc này sẽ sử dụng kỹ thuật kể chuyện, thuyết phục, ngôn ngữ tập trung vào nổi bật những điểm có lợi. Bạn cũng có thể đưa ra số liệu thống kê chi tiết được chứng thực bởi các tổ chức danh tiếng để nâng tầm giá trị sản phẩm và dịch vụ mang lại, thúc đẩy khách hàng hành động.

Ngoài ra, cảm xúc cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định. Người viết thường tận dụng những sức hấp dẫn về mặt cảm xúc như sợ hãi, vui vẻ, phấn khích hoặc hoài niệm để kết nối với khán giả ở mức độ sâu hơn và gợi lên phản ứng mong muốn.

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)

Trong thời đại tiếp thị kỹ thuật số lên ngôi, người làm copywriting còn phải biết tối ưu hóa nội dung của họ trên các công cụ tìm kiếm để cải thiện khả năng hiển thị và vị trí xếp hạng trong kết quả tìm kiếm. Điều này liên quan đến việc kết hợp các từ khóa có liên quan, tối ưu hóa thẻ meta, tạo nội dung có giá trị chất lượng cao, phù hợp với mục đích tìm kiếm và kèm với giới thiệu sản phẩm trong bài viết, dẫn dắt người đọc đi tới hành động mua hàng.

Thích ứng với các kênh truyền thông và định dạng quảng cáo khác nhau

Người copywriter luôn phải điều chỉnh phong cách và giọng điệu viết để phù hợp với nhiều kênh và định dạng khác nhau, từ bài đăng trên mạng xã hội, email quảng cáo, trang web, quảng cáo in hay audio, video. Mỗi phương tiện đều có những tệp khách hàng riêng, và bạn sẽ phải điều chỉnh cách tiếp cận đến họ sao cho phù hợp nhất.

Sản xuất thông cáo và bản mô tả sản phẩm/ dịch vụ

Các thương hiệu dù buôn bán sản phẩm hay dịch vụ đều cần có những bản miêu tả súc tích nhưng vẫn thể hiện được giá trị và lợi ích mà họ có thể mang lại cho người tiêu dùng. Vì vậy, họ cần các copywriter với khả năng ngôn ngữ tuyệt vời để chắp bút cho những nội dung này. Những câu chữ miêu tả đóng vai trò như “màn thuyết trình” mà doanh nghiệp muốn thông qua đó thuyết phục khách hàng mua hàng hoặc sử dụng.

hotcourses.vn

Học gì để trở thành một Copywriter?

Hiện nay, chưa có trường đại học nào tuyển sinh ngành học Copywriting. Tuy nhiên, bạn có thể theo học các khối ngành như báo chí, truyền thông, marketing, quảng cáo,… để có nền tảng kiến thức cơ bản, am hiểu tâm lý khách hàng và có kỹ năng viết quảng cáo thu hút, tạo hiệu quả. Nếu bạn có ý định du học các khối ngành trên thì có thể tham khảo các trường đại học uy tín trên hệ thống của Hotcourses Vietnam, hoặc trực tiếp liên hệ với trung tâm IDP để được tư vấn hoàn toàn miễn phí ngay hôm nay nhé!

Ngành báo chí

Theo đuổi ngành báo chí là bước đệm vững chắc cho những bạn mong muốn trở thành copywriter. Ngành học này trang bị cho bạn các nghiệp vụ như viết tin, phỏng vấn, biên tập chương trình, chụp ảnh, ghi âm, quay phim, làm phóng sự, điều tra… Tất cả kỹ năng trên đều phục vụ cho quá trình học làm nghề sau này.

Ngành truyền thông

Hiểu biết về truyền thông để nhanh nhạy nắm bắt các xu hướng mới là một kỹ năng cần thiết cho người làm Copywriting. Nó giúp ích trong việc tạo ra các quảng cáo “bắt trend”, luôn đi đầu trong xu hướng, giúp cho các quảng cáo của bạn dễ dàng thu hút được nhiều người và đạt được mục đích mong muốn.

Ngành Quảng cáo

Nắm tổng quan về ngành quảng cáo như các hoạt động trong quy trình quảng bá sản phẩm/dịch vụ, cách làm marketing trực tuyến, thiết kế hình hiệu, nghiên cứu tâm lý khách hàng… sẽ hỗ trợ bạn dễ dàng hơn trong việc lập kế hoạch về thông điệp, nội dung và tần suất lan tỏa nhằm tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả tốt hơn.

Ngành marketing

Học marketing trang bị cho các bạn làm copywriting rất nhiều kỹ năng và kiến thức cần thiết cho con đường nghề nghiệp sau này, có thể kể đến như khả năng tự nghiên cứu sản phẩm, insight khách hàng; cách lập kế hoạch; kỹ năng thiết lập mối quan hệ với khách hàng;...

Cần có những kỹ năng gì để trở thành copywriter?

Là một copywriter, bạn không chỉ đơn thuần là một người viết bài mà còn là một người nghiên cứu tận tâm, một người biên tập chi tiết,... Do đó, bạn cần phải trang bị bộ kỹ năng cần thiết sau đây:

  • Kỹ năng viết tốt để biến hóa đa dạng trong các bài viết khác nhau, từ đó đạt được hiệu quả truyền thông tốt nhất.

  • Khả năng tư duy tốt và có tính sáng tạo để đưa ra những ý tưởng “đột phá”, giúp các bài viết không bị nhàm chán và đi vào lối mòn.

  • Kỹ năng nghiên cứu để tìm ra insights khách hàng hay xu hướng hiện tại của thị trường.

  • Khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng giúp nhìn nhận những nhu cầu, sở thích và đặt mình vào vị trí khách hàng để có thể sản xuất bài viết một cách tốt nhất.

  • Kỹ năng giao tiếp để xây dựng và duy trì các mối quan hệ với khách hàng và các đối tác khác.

  • Trình độ viết và nói tiếng Anh lưu loát vì khi làm ở các global advertising agency, bạn sẽ thường làm việc với khách hàng nước ngoài và buộc phải sử dụng hai kỹ năng này thường xuyên.

  • Tinh thần cầu tiến và chấp nhận sửa đổi. Khi bạn hoàn thành một bài viết, chắc chắn sẽ nhận được những ý kiến đóng góp và bạn có thể phải sửa đi sửa lại rất nhiều lần.

Tại sao nên thử sức với nghề copywriting?

Trước hết, đó là một công việc rất thú vị và “quyền lực”. Khi làm việc ở vị trí này, ngòi bút của bạn chính là thứ “vũ khí” để thuyết phục và truyền cảm hứng cho người đọc. Bạn được giao nhiệm vụ cao cả là chuyển tiếng nói của khách hàng hoặc thương hiệu thành từ ngữ và truyền tải câu chuyện của họ theo cách hấp dẫn và lôi cuốn nhất. Bạn sẽ được tự do sáng tạo không giới hạn. Câu chuyện của bạn có thể tạo ra tác động tích cực dưới nhiều hình thức và độ dài khác nhau.

Không những thế, cơ hội việc làm của nghề copywriting khá rộng mở. Bất cứ doanh nghiệp nào, quy mô nhỏ hay lớn, cũng cần một người viết quảng cáo. Theo TopCV, mức lương cơ bản tại Việt Nam sẽ dao động từ 12,000,000 VND đến 30,000,000 VND/ tháng tuỳ theo số năm kinh nghiệm và cấp bậc mà bạn đang nắm giữ. Còn tại Mỹ, theo số liệu từ Glassdoor, một copywriter có thể kiếm được $55,000USD đến $95,000USD/ năm. Một số công ty global agency như Ogilvy sẽ trả mức cao hơn so với lương trung bình, khiến việc trở thành nhân viên tại các công ty này luôn là ước mơ của bao bạn trẻ.

Mặc dù nhiều nghề nghiệp đang đứng trước nguy cơ bị thay thế bởi công nghệ và trí tuệ nhân tạo, hãy yên tâm rằng điều đó khó có thể xảy ra với copywriting, bởi vì kỹ năng sáng tạo là thứ mà máy tính không thể đáp ứng được. Hơn nữa, nếu không làm việc trong các doanh nghiệp thì bạn vẫn có thể apply các công việc freelance. Khả năng biến hóa với câu chữ càng tốt, bạn càng có cơ hội nâng cao mức lương của mình.

Bài viết được chỉnh sửa bởi Marilyn Giang Nguyen vào ngày 16 tháng 05 năm 2024.

IDP LIÊN HỆ TƯ VẤN

Tìm khóa học

Theo quốc gia Theo quốc gia Tất cả các điểm đến Ả Rập Saudi Ai Cập Albania Ấn Độ Anh Quốc Áo Argentina Ba Lan Bahrain Bỉ Bồ Đào Nha Botswana Brazil Campuchia Canada Chile Colombia Ireland Cộng hòa Séc Croatia Đài Loan Đan Mạch Đức Ecuador Estonia Ghana Hà Lan Hàn Quốc Hồng Kông Hungary Hy Lạp Iceland Indonesia Iran Israel Kazakhstan Li-băng Luxembourg Ma rốc Malaysia Malta Mauritius Mexico Mỹ Na Uy Nam Phi Nepal New Zealand Nga Nhật Bản Nicaragua Oman Panama Phần Lan Pháp Philippines Qatar Rwanda Serbia Singapore Síp Slovakia Sri Lanka St. Lucia Tây Ban Nha Thái Lan Thổ Nhĩ Kỳ Thụy Điển Thụy Sĩ Trung Quốc UAE Úc Uganda Uzbekistan Venezuela Việt Nam Ý Yemen Curacao Bắc Mỹ Châu Á Châu Âu Châu Úc Châu Phi Nam Mỹ Cử nhân Tất cả các cấp học* Cao học (VD: MA hay PhD) Dự bị Thạc sỹ Bậc đại học (Cử nhân & Chứng chỉ) Hướng nghiệp/dạy nghề Khóa học tiếng Anh (VD: EFL) IDP

Không thể bỏ lỡ

article Img

Học Ngôn ngữ Anh ra trường làm gì?

Trong thời buổi toàn cầu hóa, Tiếng Anh cần thiết trong mọi ngành nghề trên khắp thế giới. Với tấm bằng ngôn ngữ Anh, ngoài việc trở thành giáo viên ngoại ngữ hay phiên dịch/ biên dịch viên, còn nhiều cơ hội việc làm ngôn ngữ Anh mà bạn có thể lựa chọn. Tìm hiểu ngay cùng Hotcourses Vietnam xem học ngành ngôn ngữ Anh ra trường làm gì nhé! > Ngành Ngôn ngữ Anh: Mọi điều bạn cần biết > Vì sao bạn nên theo học ngành Ngôn ngữ

30.5K article Img

Sự khác biệt giữa bằng B.A. và B.S.

B.A. – Bachelor of Arts (Cử nhân Nghệ thuật) và B.S. – Bachelor of Science (Cử nhân Khoa học) là hai từ viết tắt chỉ hai loại bằng cấp bậc Đại học ở Mỹ. Khi tìm kiếm các chương trình học bậc Đại học, bạn có thể dễ dàng nhầm lẫn về các từ viết tắt khác nhau được sử dụng trong tên gọi của các chương trình này. Nhưng một khi bạn hiểu nghĩa của những cụm từ này và sự khác biệt của chúng, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn về lựa chọn của mình. Cùng Hotcourses Vietnam

26.3K article Img

Văn Nghị luận (Argument Paper): Cấu trúc bài đúng chuẩn

Bài văn Nghị luận (Argument Paper) là loại bài tập phổ biến nhất bậc Đại học, cho phép sinh viên thể hiện khả năng suy nghĩ logic và tư duy phản biện. Từ đó, giúp Giáo sư có cái nhìn khách quan và đánh giá được khả năng học thuật của sinh viên. Vậy cấu trúc và cách viết một bài văn Nghị luận ở bậc Đại học có những điểm gì cần chú ý? Cùng Hotcourses Vietnam khám phá ngay nào! > Cách làm bài tiểu luận đúng chuẩn: Dạng bài

12K article Img

Truyền thông và Marketing khác gì nhau?

Marketing thường được dịch là “Tiếp thị” còn Communications là “Truyền thông” nhưng thực tế thì hai khái niệm này vẫn còn nhiều nhập nhằng mà không phải ai cũng phân biệt được. Truyền thông và Marketing khác gì nhau? Hotcourses Vietnam sẽ giải thích cặn kẽ trong bài viết dưới đây để bạn tham khảo trước khi chính thức lựa chọn ngành học tương lai cho mình. > Ngành Marketing: Học gì, học ở đâu và triển vọng nghề nghiệp

7.4K Bạn muốn du học? LIÊN HỆ TƯ VẤN Close

Tư vấn du học

  • email_request LIÊN HỆ TƯ VẤN
  • couru-img Chat với E-bot
enq-img Tư vấn du học

Từ khóa » Học Về Copywriting