Core Là Gì? Khái Niệm Core I3, I5, I7 Là Gì? So ...

Core là gì?

Core là một thuật ngữ dùng để chỉ thông số của CPU và được Intel sử dụng cho các dòng vi xử lý từ phân khúc trung bình đến cao cấp, áp dụng cho máy tính cá nhân, máy tính để bàn.

Thế hệ chip đầu tiên của Intel thuộc dòng core là core Duo, core 2 Duo. Chúng khá phổ biến trên PC, Laptop vào năm 2006 – 2008. Hiện nay, các thế hệ vi xử lý core mới xuất hiện như core i3, core i5, core i7, core i9 đã thay thế cho core Duo hay core 2 Duo.

core la gi

Công nghệ nổi bật của các dòng Core

  • Công nghệ Hyper- Threading

Công nghệ Hyper - Threading được nghiên cứu và ra đời, nhằm mở rộng tốc độ xử lý đa luồng với nhiều tiến trình trên cùng một nhân vật trong cùng lúc, bằng việc phân chia tài nguyên sử dụng.

Trong khi core i7 hỗ trợ siêu phân luồng công nghệ Hyper- Threading thì core i5 lại không có. Vì thế, nếu nhu cầu của bạn cần dòng chip 4 nhân mạnh thì bạn nên chọn core i7.

core la gi

  • Công nghệ Turbo Boost

Đây là công nghệ giúp nâng cao hiệu suất cho hệ thống hoạt động mạnh, đồng thời, kéo dài thời lượng pin. Turbo Boost là công nghệ độc quyền của Intel có khả năng cải thiện tốc độ xung nhịp của bộ vi xử lý theo yêu cầu của ứng dụng.

Cả 2 dòng core i5 và core i7 đều dùng công nghệ Turbo Boot giúp gia tăng tốc độ xung nhịp khi cần thiết. Điều này mang ý nghĩa rất tích cực. Đó là, trong môi trường làm việc bình thường dòng vi xử lý tiêu thụ điện năng ít hơn và với các ứng dụng nặng ký thì chúng sẽ tự động tăng tốc độ. Vì thế, số lượng xung nhịp được mô tả cho mỗi thế hệ dòng sản phẩm không phải là mức cố định của chip i5 và i7.

core la gi

  • Kích thước bộ nhớ cache

Ngoài công nghệ sử dụng thì có thêm sự khác biệt lớn nhất giữa core i5 và core i7, đó là kích thước bộ nhớ cache (cache size). Đây là bộ nhớ riêng của bộ xử lý, chúng có nguyên tắc hoạt động như bộ nhớ RAM. Nếu thông số này nhỏ thì nó sẽ làm ảnh hưởng đến tốc độ chạy của máy tính.

Vì thế, kích thước bộ nhớ cache càng lớn thì càng tốt. Do bộ xử lý sẽ lưu trữ một nhiệm vụ được lặp đi lặp lại nhiều lần trong bộ nhớ cache. Nếu bộ vi xử lý có khả năng lưu trữ nhiều tác vụ thì nó sẽ thực hiện tốt và nhanh chóng khi tác vụ đó xuất hiện.

Dung lượng bộ nhớ cache của core i5 là từ 3MB – 6MB, còn dòng core i7 là 4MB – 8MB.

core la gi

Điểm khác biệt giữa các core i là gì?

  • Điểm khác biệt nhất giữa các core i3, core i5, core i7 chính là tốc độ xử lí dữ liệu
  • Core i5core i7 đều hỗ trợ công nghệ TurboBoost( tăng tốc độ xử lí tự động) còn core i3 thì không !!
  • Core i5 có 2 loại: loại 2 nhân & loại 4 nhân, nhưng chúng đều có 4 phân luồng dữ liệu
  • Core i7 có 4 lõi & hỗ trợ siêu phân luồng nên nó cho phép xử lí đồng thời cả 8 luồng dữ liệu một lúc.

Core i7 là gì?

Đây là bộ vi xử lý 22nm được nhà sản xuất trang bị 4 nhân và 8 luồng xử lý. Cùng với core i9, core i7 được xếp vào nhóm bộ vi xử lý mạnh nhất của Intel. Core i7 sử dụng công nghệ Turbo Boot giúp tốc độ xử lý nhanh chóng. Bên cạnh đó, nó còn được hỗ trợ Hyper Threading Technology (công nghệ siêu phân luồng) có khả năng cho phép xử lý nhiều luồng dữ liệu.

Chính vì đặc điểm cấu tạo và tính năng này mà core i7 thường được sử dụng cho các laptop cấu hình mạnh, thuộc phân khúc trung cấp đến cao cấp như ultrabook, laptop doanh nhân, laptop sử dụng để chơi game.

Đối với các laptop dòng doanh nhân thường dùng chip loại U để kéo dài thời gian sử dụng. Laptop cho game thủ thì dòng H hoặc HQ nhằm nâng cao hiệu suất chơi game đến mức cực đại. Còn laptop dùng cho đồ họa, kỹ xảo thì Core i7H, HQ sẽ giúp giảm bớt thời gian render, nâng cao chất lượng công việc.

>>Xem Thêm: Render là gì? Render Video là gì? Tổng hợp kiến thức về đồ họa

Các dòng core i7

Vi xử lý core i7 có nhiều dòng. Mỗi dòng được phân biệt bởi các số hiệu (chữ và số). Chính vì thế, công thức tên gọi của chúng được định nghĩa là tên vi xử lý + tên thương hiệu + từ bổ nghĩa thương hiệu (nếu có) + chữ số báo dòng thế hệ chip + 3 chữ số SKU + hậu tố.

Ký hiệu của hậu tố gồm tiền tố chữ cái và tiền tố sản phẩm sẽ giúp bạn phân loại và biết được đặc tính của vi xử lý. Cụ thể, các ký hiệu chữ cái thường gặp:

  • E (viết tắt của Embedded mobile processors): Đây là CPU có lõi tiết kiệm điện, thường được dùng cho Desktop.
  • M (viết tắt của Mobile processors): Đây là CPU có hiệu suất cao và ứng dụng cho Laptop hay thiết bị di động.
  • K (viết tắt của Unlocked): Bộ vi xử lý cho phép bạn có thể ép xung bộ xử lý trên mức của nó.
  • Q (viết tắt của Quad-Core): Đây là bộ vi xử lý có 4 lõi vật lý.
  • U (viết tắt của Ultra Low Power): Bộ vi xử lý dành cho máy tính xách tay. Chúng tiêu thụ ít điện năng và tốt cho pin.
  • Y (viết tắt của Low Power): Bộ vi xử lý này thường được tìm thấy trên những dòng máy tính xách tay thế hệ cũ.
  • T (viết tắt của Power Optimized): Bộ vi xử lý có khả năng tối ưu năng lượng cho các dòng máy tính để bàn.
  • H (viết tắt của High-Performance Graphics): Đây là chipset có chứa một trong các loại card đồ họa tốt nhất của Intel.
  • G (viết tắt của Includes Discrete Graphics): Đây là một CPU chuyên dụng được sử dụng cho các máy tính xách tay.
  • X (viết tắt của Extreme): Đây là CPU cho hiệu suất cao nhất.

Ví dụ: Intel Core i7 7700HQ là chip Intel Core thế hệ thứ 7, sử dụng lõi tứ (Q) và hiệu năng đồ họa cao (H).

core la gi

Core i5 là gì?

Đây là bộ vi xử lý 32nm gồm 2 loại là 2 nhân 4 luồng xử lý và 4 nhân 4 luồng xử lý. Chip này cũng được trang bị công nghệ Turbo Boot giống core i7 giúp tự động ép xung. Tức có khả năng tăng tốc độ xử lý. Nếu so về mặt chi phí thì core i5 đem lại hiệu quả sử dụng cao.

Dòng chip core i5 thường được sử dụng cho các máy thuộc phân khúc tầm trung cần cường độ xử lý nhiều.

Core i3 là gì?

So với 2 loại trên thì đây là loại thuộc phân khúc thấp hơn. Core i3 là bộ vi xử lý 32nm, có 2 nhân với 4 luồng xử lý. Chip này sử dụng cho các máy tính phổ thông và tầm trung, nhằm đảm bảo xử lý các nhu cầu thông dụng của người dùng, điển hình như làm việc văn phòng.

Core i5 và core i7 khác nhau như thế nào

Nhằm giúp bạn có thể dễ dàng chọn được máy tính phù hợp cho nhu cầu sử dụng, Hosting Việt so sánh điểm khác nhau giữa dòng chip core i5 và core i7. Cụ thể, đặc tính kỹ thuật của chúng có các điểm khác biệt sau:

  • Số nhân, số luồng và mức xung nhịp

- Số nhân là số lượng vi xử lý. Số nhân càng nhiều thì máy tính chạy càng mạnh và nhanh.

- Số luồng là số lượng đường truyền đến vi xử lý hoặc từ vi xử lý truyền ra. Số lượng này càng lớn thì dữ liệu luân chuyển nhanh và tốc độ xử lý cũng nhanh hơn.

- Xung nhip là tốc độ xử lý của CPU. Xung nhịp càng lớn có nghĩa là CPU càng mạnh và lượng nhiệt tỏa ra cũng lớn tương ứng.

Core i5 thế hệ 8 có 4 lõi, 6 luồng còn core i7 có đến 6 lõi và 12 luồng. Trong khi đó, dòng thế hệ cũ hơn như core i5-6300U thì số lượng luồng thấp hơn, nó có 4 luồng. Vì thế, khi xét về hiệu suất giữa CPU core i5 và core i7 thì hầu như không có nhiều sự khác biệt, chúng gần như tương đương khi so sánh trong cùng các thế hệ.

Thậm chí, có khi CPU core i5 lại cho mức xung nhịp cao hơn chip core i7. Điều này có nghĩa, lõi 4 sử dụng tốc độ đồng hồ cao sẽ mạnh hơn lõi 6 với tốc độ đồng hồ thấp khi cùng làm việc trong các ứng dụng không cần nhiều lõi. Tuy nhiên, với các ứng dụng yêu cầu lõi nhiều thì lõi 6 sẽ nhanh hơn và phát huy tốt vai trò đa nhiệm. Nếu có nhiều lõi 6 kết hợp với tốc độ đồng hồ cao thì chúng sẽ nhanh hơn.

core la gi

>>Xem Thêm : Cách kiểm tra ping mạng bằng lệnh ping, lỗi request time out khi ping

Khi đã hiểu core là gì thì việc còn lại là bạn dựa vào nhu cầu sử dụng để chọn máy tính có loại core phù hợp, nhằm tránh lãng phí. Nếu chỉ dùng cho công việc văn phòng, thao tác với Microsoft Office thông thường thì core i3 hoàn toàn đáp ứng. Đối với công việc liên quan đến đồ họa, thiết kế hình ảnh, video ở mức trung bình nên chọn core i5. Còn nếu nhu cầu sử dụng cao hơn thì chọn core i7 có 4 nhân với 4 luồng xử lý là phù hợp.

Trên đây là bài viết mà Hosting Việt giới thiệu tới bạn nhằm củng cố thông tin cho bạn về Core Là Gì? Khái Niệm Core I3, I5, I7 Là Gì , và các phương pháp so sánh sự khác nhau giữa các dòng core Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về core cũng như các so sánh chung. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại bình luận bên dưới nhé! Bài viết hay thì nhớ để lại cho chúng tôi 5* và chia sẻ đến bạn bè nhé! Hosting Việt xin cảm ơn bạn!

Từ khóa » đặc điểm Core I5