Cột Cờ Hà Nội - Trang Chủ | WEBSITE Trang chủ » Hình ảnh đế Cột Cờ » Cột Cờ Hà Nội - Trang Chủ | WEBSITE Có thể bạn quan tâm Hình ảnh Dê Cười Hình ảnh Dê đáng Yêu Hình ảnh đè đầu Cưỡi Cổ Hình ảnh để Edit Video Hình ảnh Dễ Gây Hiểu Nhầm Nhất Giới thiệu Di tích Cột cờ Hà NộiĐoan MônĐiện Kính ThiênNhà cách mạng D67Hậu LâuCửa BắcDi tích khảo cổ Dành cho du khách Tour thăm quan Thư viện Thư viện ảnhThư viện video Tin tức Cột cờ Hà Nội Kỳ đài “Cột cờ Hà Nội” nằm trên đường Điện Biên Phủ, thuộc quận Ba Đình, Hà Nội, được xây dựng năm 1812, dưới thời Vua Gia Long triều Nguyễn trên phần đất phía nam của Hoàng thành Thăng Long, nơi xây tòa thành Tam Môn của Hoàng thành Thăng Long thời Lê. Đây là điểm chuẩn, đánh dấu sự khởi nguyên ở đầu phía nam trục chính tâm của tòa thành, từ đây theo đường “ngư đạo”, qua Đoan Môn rồi tới điểm quan trọng nhất, điểm trung tâm của Hoàng thành là điện Kính Thiên. Cột cờ Hà Nội nay là công trình còn nguyên vẹn và hoành tráng nhất trong quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long. Cột Cờ được xây dựng bao gồm ba tầng đế và một thân cột. Các tầng đế hình chóp vuông cụt, nhỏ dần, chồng lên nhau, xung quanh xây ốp gạch. Tầng một mỗi chiều dài 42,5m; cao 3,1m có hai thang gạch dẫn lên. Tầng hai, mỗi chiều dài 27m; cao 3,7m có 4 cửa, cửa hướng Đông trên có đắp hai chữ “Nghênh Húc” (đón ánh sáng ban mai), cửa Tây với hai chữ “Hồi Quang” (ánh sáng phản chiếu), cửa Nam với hai chữ “Hướng Minh” (hướng về ánh sáng), cửa Bắc không có chữ đề. Tầng ba, mỗi chiều dài 12,8m; cao 5,1m có cửa lên cầu thanh trông về hướng Bắc. Trên tầng này là thân Cột Cờ, cao 18,2m; hình trụ tám cạnh, thon dần lên trên, mỗi cạnh đáy chừng 2m. Trong thân có cầu thang 54 bậc xây xoáy trôn ốc lên tới đỉnh. Toàn thể được soi sáng (và thông hơi) bằng 39 lỗ hình dẻ quạt. Đỉnh Cột Cờ được cấu tạo thành một cái lầu hình bát giác, cao 3,3m có 8 cửa sổ tương ứng với tám cạnh. Giữa lầu là một hình trụ tròn, đường kính 40cm cao đến đỉnh lầu, là chỗ để cắm cán cờ (cán cờ cao 8m). Toàn bộ Cột Cờ cao 33,4m, nếu kể cả cán cờ thì là 41,4m. “Cột cờ Hà Nội” là một trong số ít những công trình kiến trúc thuộc khu vực thành Hà Nội có may mắn thoát khỏi sự phá hủy do chính quyền đô hộ Pháp tiến hành trong ba năm 1894-1897. Ngày 10/10/1954, lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng – cờ Tổ quốc tung bay trên đỉnh “Cột cờ Hà Nội” và được công nhận là di tích lịch sử năm 1989. Ngày 10/10/1954, cả Hà Nội tưng bừng rạo rực chào đón ngày hội lớn, ngày Hội chiến thắng, Thủ đô Hà Nội hoàn Tòan giải phóng. Cả Hà Nội dồn về “Cột cờ Hà Nội” chờ đón giây phút lịch sử: Lễ thượng cờ Tổ quốc trên đỉnh “Cột cờ Hà Nội”. Đúng 15 giờ, ngày 10/10/1954, còi nhà hát Thành phố nổi lên một hồi dài. Đoàn quân nhạc cử Quốc thiều theo sự điều khiển của đồng chí Đinh Ngọc Liên, Lá cờ tổ quốc được kéo lên từ từ theo nhịp khúc quân hành. Lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng – cờ Tổ quốc tung bay trên đỉnh “Cột cờ Hà Nội”. Từ ngày xây dựng đến nay, “Cột cờ Hà Nội” đã gần hai trăm năm tuổi. Khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, hình ảnh của “Cột cờ Hà Nội” đã được in trang trọng trên đồng tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành lần đầu tiên. Hơn nửa thế kỷ qua, gắn trên đỉnh “Cột cờ Hà Nội” là lá cờ đỏ sao vàng năm cánh tung bay lồng lộng trên nền trời của Thủ đô Thăng Long-Hà Nội ngàn năm văn hiến, mãi mãi là biểu tượng vinh quang, là niềm tự hào của dân tộc, đất nước Việt Nam độc lập, tự do. Theo tài liệu nghiên cứu, từ năm 1986, một lá cờ đỏ sao vàng kích cỡ 24 m2 vuông luôn tung bay trên Cột cờ Hà Nội. Cột cờ Hà Nội ngày nay nằm bên đường Điện Biên Phủ, với những cây xà cừ cổ thụ mọc xung quanh và dưới chân là một vườn nhãn um tùm. Theo một số tài liệu nghiên cứu, trong một bức ảnh được chụp vào năm 1890 bởi Louis Sadoul, một sĩ quan quân y Pháp, khu vực vườn hoa Tượng đài Lênin dưới chân cột cờ ngày nay còn là hồ Voi vì là nơi tắm voi của triều đình nhà Nguyễn. Còn các rặng cây cổ thụ ngày nay khi đó còn chưa được trồng. Trong ảnh, còn có thể thấy quân Pháp đã dựng doanh trại bán kiên cố trên các vòng thành của Cột cờ để đóng quân. Cũng trong thời kỳ này, Cột cờ Hà Nội còn được quân Pháp dùng để làm đài quan sát. Trong cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ, Cột cờ cũng là đài quan sát của bộ đội phòng không Hà Nội. Khi đó, từ đỉnh cột cờ có thể nhìn thấy cả Hà Nội và vùng ngoại ô. Điều đặc biệt là giữa những ngày nóng nhất của Hà Nội, nhiệt độ bên trong của Cột cờ luôn mát mẻ như có máy lạnh. Kết cấu các cửa lên xuống của Cột cờ cũng khoa học đến mức mưa lớn đến đâu nước cũng không chảy vào trong lòng tháp. Tweet Cột cờ Hà Nội Cửa Bắc Di tích khảo cổ Điện Kính Thiên Đoan Môn Hậu Lâu Nhà cách mạng D67 FOLLOW US LIÊN KẾT DI SẢN Vịnh Hạ Long Tràng An Phong nha kẻ bàng Thành nhà Hồ Cố đô Huế Phố cổ Hội An Thánh địa Mỹ Sơn TRUNG TÂM BẢO TỒN DI SẢN THĂNG LONG - HÀ NỘI ADDSố 19C Hoàng Diệu, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội TEL+84-24-37345427 HOTLINE084 845 5222 FAX+84-24-37345926 EMAILinfo@hoangthanhthanglong.vn Quy trình tiếp nhận và giải quyết khiếu nại Chính sách bảo mật thông tin cá nhân Hướng dẫn mua vé trực tuyến Chính sách giao nhận vé Chính sách thanh toán Chính sách hoàn tiền Trung tâm Bảo Tồn Di Sản Thăng Long - Hà Nội (Quyết định thành lập số: 3855/QĐ-UBND ngày 01/9/2006 của Ủy ban nhân dân Tp. Hà Nội) Từ khóa » Hình ảnh đế Cột Cờ Một Số Hình ảnh Cột Cờ Trường Học Thiết Kế Chuẩn - Kệ Bếp Inox Ngắm Nhìn Hình ảnh Cột Cờ Trường Học Và Khám Phá Các Mẫu đẹp Nhất Hình ảnh Cột Cờ Trường Học. Mẫu Cột Cờ Trường ... - Cột Cờ Inox 304 +20 Hình Ảnh Cột Cờ Hà Nội Đủ Các Góc Đẹp Nhất Bạn Nên Xem Hình ảnh Cột Cờ Hà Nội đẹp, Thiêng Liêng Và ý Nghĩa Các Loại Cột Cờ Trường Học Sử Dụng Phổ Biến Hiện Nay Cột Cờ Hà Nội – Một Biểu Tượng Của Thủ đô Cột Cờ Bằng đồng đế Bản đồ Việt Nam Mạ Vàng Cao 57cm Mẫu 2 Cột Cờ Hà Nội: Biểu Tượng Hùng Thiêng Của đất Thăng Long Cột Cờ Hà Nội – Biểu Tượng Lịch Sử Quân Sự Của Thủ đô - Vntrip Hình ảnh Cột Cờ Trường Học Có ý Nghĩa Như Thế Nào - Inox Việt Nhất Các Cột Cờ đặc Biệt Nhất Việt Nam - Hanoi Etoco Cột Cờ Mạ Vàng 24k đế Biểu Tượng Bản đồ Việt Nam Cao 57cm