Cốt Giá Trong Dầm Và Cách Bố Trí Cấu Tạo Cột Thép Dầm
Có thể bạn quan tâm
Cốt giá trong dầm là gì? Bố trí cấu tạo cột thép dầm như thế nào? Hẳn là thắc mắc của rất nhiều người đang muốn tìm hiểu về xây dựng. Cốt giá dầm, cột thép dầm,… đều là những chi tiết vô cùng quan trọng và không thể thiếu đối với bất kỳ một công trình xây dựng nào. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn đọc tất tần tật những kiến thức về cốt giá trong dầm và cách bố trí cấu tạo cột thép dầm. Cùng khám phá ngay nhé!
>>> Nếu bạn đang có nhu cầu sửa nhà phố trọn gói uy tín tại TPHCM – Gọi ngay Hotline: 0978 466 859.
Cốt giá trong dầm là gì?
Cốt giá trong dầm là cốt thép cấu tạo để liên kết với cốt đai thành khung cốt thép khi trong vùng nén của dầm không có cốt thép chịu lực. Cốt giá được đặt vào các góc của cốt thép đai và có đường kính từ 10-14mm. Tổng diện tích các thanh cốt giá cần phải thoả điều kiện >=μminbho ( với μmin=0,0005-0,001).
Cốt đai 2 nhánh là gì? Có tác dụng gì?
Đối với thép đai 2 nhánh
Thép ngang trong cột có nhiệm vụ liên kết những cốt thép dọc thành khung vững chắc và giữ vị trí cho thép khi thi công. Lúc chịu nén cốt dọc có thể bị cong, làm phá vỡ lớp bê tông bảo kê và bật ra. Cốt đai cột có chức năng giữ cho nó không bị cong và bật ra, cốt thép đai chịu kéo.
Thông thường người ta chọn thép đai có d>0,25D thép dọc max. Khoảng cách s<= 10D thép dọc min và s<15D thép dọc kin khi hàm lượng thép <0,03. Đoạn nối thép dày hơn 10D thép dọc min.
Đối với thép dầm
Thép đai dầm có công dụng chính là chịu lực cắt. Lực phá hoại do lực cắt xảy ra theo tiết diện phương xiên vì tác dụng của ứng suất nén chính. Khi đặt cốt thép đai cho dầm hoặc cột người ta chọn thép rồi kiểm tra lại theo điều kiện tính toán và điều kiện ứng suất nén chính.
Trong một số trường hợp khi hợp lực cắt lớn, người ta cần bổ sung thêm số nhánh cốt đai để tăng khả năng chịu lực.
Cách bố trí cột thép trong dầm
Trong cách bố trí thép dầm chính và cốt thép ngang liên kết với nhau tạo thành khung cốt thép.
Cấu tạo cốt thép dọc có năm cách bố trí sau:
- Cách bố trí thép dầm conson
- Cách bố trí thép đà kiềng
- Cách bố trí thép cầu thang
- Cách bố trí cốt thép sàn
- Cách bố trí cốt thép trong bản sàn
Nguyên tắc chung khi đặt cột thép dầm
- Trong vùng momen dương cốt thép dọc chịu kéo As đặt ở phía dưới, trong vùng momen âm đặt ở phía trên.
- Trong mỗi vùng đã tính toán, lưu ý đặt cột thép ở tiết diện có momen lớn nhất. Càng ra xa tiết diện đó càng giảm bớt cốt thép bằng cách cắt bớt một số thanh hoặc uốn chuyển vùng.
- Sau khi cắt hoặc uốn phải đảm bảo số thép còn lại đủ khả năng chịu lực theo momen uốn trên các tiết diện thẳng góc và cả trên các tiết diện nghiêng.
- Cốt thép chịu lực phải được neo chắc chắn ở đầu mỗi thanh.
- Dọc theo trục dầm các cốt thép chịu lực ở phía dưới và phía trên phải được đặt một cách độc lập hoặc đặt phối hợp.
Bản vẽ bố trí thi công cốt thép của dầm
Bản vẽ thi công
Bản vẽ thi công cốt thép dầm bao gồm bản vẽ ván khuôn và bản vẽ cốt thép. Tuy nhiên với các kết cấu không quá phức tạp có thể không cần bản vẽ ván khuôn khi ở bản vẽ cốt thép đã thể hiện đầy đủ hình dáng và kích thước cấu tạo của dầm.
Bản vẽ thi công thường do thiết kế thực hiện, hoặc do đơn vị thi công thực hiện sau khi có bản vẽ kỹ thuật.
Bản vẽ cốt thép dầm thường bao gồm cả mặt chính và các mặt cắt ngang. Mặt chính vẽ theo trục dầm, nhìn từ bên cạnh, các mặt cắt ngang thể hiện sự thay đổi của cốt thép dọc theo trục dầm.
>>> Xem thêm: Đà kiềng là gì? Ứng dụng trong xây nhà nhử thế nào?
Một số yêu cầu trên bản vẽ
- Theo quy ước trên bản vẽ, xem bê tông là trong suốt nên trên mặt chính phải thấy rõ các loại cốt thép. Trên mỗi mặt cắt ngang chỉ thể hiện cốt thép có trong mặt cắt đó. Trong một số trường hợp có cấu tạo đơn giản có thể không cần vẽ thép trong mặt chính mà chỉ vẽ trên mặt cắt.
- Ngoài mặt chính và các mặt cắt còn vẽ thêm hình triển khai các thanh cốt thép để dễ giải thích và dễ nhận.
- Hình dạng và kích thước cốt thép sẽ được thể hiện trong bảng thống kê. Mỗi cốt thép thường được kí hiệu bằng một con số đặt trong vòng tròn. Số liệu cốt thép phải được ghi ở nơi dễ thấy nhất trên bản vẽ.
- Trên mỗi hình vẽ cần ghi đầy đủ kích thước và ký hiệu cốt thép.
- Với các mặt cắt có hình dạng và kích thước giống nhau chỉ cần ghi ở một mặt cắt đại diện.
- Trong bản vẽ cốt thép, ngoài hình vẽ còn cần mục ghi chú và bảng thống kê. Trong ghi chú cần trình bày số liệu và các chi tiết một cách cụ thể, rõ ràng.
Tính toán cốt đai dầm
Thông số đầu vào
Vật liệu:
Bê tông:
- Cấp cường độ B.
- Cường độ chịu nén dọc trục tính toán của bê tông Rb.
- Cường độ chịu kéo dọc trục tính toán của bê tông Rbt.
Cốt thép:
- Mác thép: CB300-V, CB400-V…
- Cường độ chịu kéo tính toán của cốt thép Rs.
- Cường độ chịu kéo tính toán của cốt thép ngang Rsw.
Tiết diện dầm: b x h
Chiều dày lớp bê tông bảo vệ ao=> a=> ho=h-a
Hệ số điều kiện làm việc: γb
Nội lực : Lực cắt Q
Sơ đồ nội lực
Chọn trước cốt đai và kiểm tra khoảng cách
Chọn số nhánh n, đường kính d, khoảng cách sw.
Kiểm tra sw ≤ sw(Cấu tạo) và sw ≤ sw(max)
sw(Cấu tạo):
- Gối: h≤450mm: sw = min(h/2,150mm); h>450mm: sw = min(h/3,500mm)
- Nhịp: h>300mm: sw = min(3h/4,500mm)
sw(max):
Tính toán kiểm tra
Tính toán cấu kiện bê tông cốt thép theo dải bê tông giữa các tiết diện nghiêng:
Điều kiện:
Trong đó:
- Q: lực cắt trong tiết diện thẳng góc của cấu kiện.
- φb1: là hệ số, kể đến ảnh hưởng của đặc điểm trạng thái ứng suất của bê tông trong dải nghiêng, lấy bằng 0,3.
Tính toán cấu kiện bê tông cốt thép theo tiết diện nghiêng chịu lực cắt( Phương pháp tính toán chính xác):
Điều kiện :
Trong đó:
- Q: lực cắt trên tiết diện nghiêng với chiều dài hình chiếu C lên trục dọc cấu kiện.
- Qb: lực cắt chịu bởi bê tông trong tiết diện nghiêng.
- Qsw: lực cắt chịu bởi cốt thép ngang trong tiết diện nghiêng
Xác định Qb:
Trường hợp:
thì:
Trường hợp:
thì:
Qb phải thỏa điều kiện:
Trong đó:
- φb2: là hệ số, kể đến ảnh hưởng của cốt thép dọc, lực bám dính và đặc điểm trạng thái ứng suất của bê tông nằm phía trên vết nứt xiên, lấy bằng 1,5.
- C: Chiều dài hình chiếu tiết diện nghiêng lên trục dọc cấu kiện.
Xác định Qsw:
Trong đó:
- Giá trị C nằm trong khoảng: ho ≤ C ≤2ho
- φsw: là hệ số, kể đến sự suy giảm nội lực dọc theo chiều dài hình chiếu của tiết diện nghiêng C, lấy bằng 0,75.
- qsw: lực trong cốt thép ngang trên một đơn vị chiều dài cấu kiện.
Tính toán cấu kiện bê tông cốt thép theo tiết diện nghiêng chịu lực cắt( Phương pháp đơn giản => Tính toán nhanh hơn=>Cho kết quả thép nhiều hơn)
Như vậy là chúng tôi đã cung cấp đến bạn đọc tất tần tật những kiến thức về cốt giá trong dầm và cách bố trí cột thép dầm. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về những chi tiết của cốt giá trong dầm trong xây dựng.
Nga Việt đơn vị sửa chữa nhà uy tín chuyên nghiệp tại TpHCM – Nhận tư vấn, thiết kế, thi công những công trình xây dựng trọn gói. Quý khách có nhu cầu liên hệ ngày Hotline: 0978 466 859 để được hỗ trợ.
Từ khóa » Hình ảnh Cốt đai 3 Nhánh
-
RCBc - Số Nhánh Cốt Thép đai Của Dầm - KetcauSoft
-
【Đầy đủ】Số Nhanh Cốt đai Của Dầm Thép Là Gì Và ứng Dụng Thực Tiễn
-
【Đầy đủ】5 Cách Bố Trí Cốt Thép Trong Dầm - đặc Biệt Là Thép 2 Nhánh
-
Cốt đai Là Gì? Cách Bố Trí Cốt đai Trong Cột, Dầm - Vnbuilder
-
Số Nhánh Cốt đai Của Dầm - THONGKENHADAT
-
Cốt đai Có Tác Dụng Gì? - Shun Deng Technology
-
Tính Toán Cốt Thép đai Dầm Trường Hợp Không Sử Dụng Cốt Xiên
-
QUI TRÌNH THIẾT Kế Cốt ĐAI KHÔNG DÙNG Cốt XIÊN CHO Cấu ...
-
[Hướng Dẫn] Cách Bố Trí Cốt đai Trong Dầm Chuẩn
-
Bố Trí Cốt đai Trong Dầm - Cách Làm Chuẩn
-
Cốt đai Có Tác Dụng Gì Trong Xây Dựng?
-
[PDF] Chương 4: CẤU KIỆN CHỊU UỐN (TÍNH TOÁN THEO CƯỜNG ĐỘ)
-
[PDF] CẤU TẠO BÊ TÔNG CỐT THÉP