CỘT MỐC BIÊN GIỚI QUỐC GIA - Hệ Thống Pháp Luật

Hệ thống pháp luật
  • Văn bản pháp luật Hot Thủ tục hành chính Hỏi đáp pháp luật Thuật ngữ pháp lý Góc nhìn pháp lý Inforgraphic pháp luật Video pháp luật Tủ sách luật tiện ích Thư viện bản án Thư viện án lệ
  • Giới thiệu
  • Gói dịch vụ
  • Liên hệ
Hệ thống pháp luật Thủ tục hành chính Văn bản / TCVN / QCVN Hỏi đáp pháp luật Thuật ngữ pháp lý Bản án/Quyết định Trang chủ Thuật ngữ pháp lý cột mốc biên giới quốc gia cột mốc biên giới quốc gia

"cột mốc biên giới quốc gia" được hiểu như sau:

Vật được thiết lập cố định trên đường biên giới quốc gia nhằm đánh dấu, xác định đường biên giới trên thực địa.Cột mốc biên giới quốc gia còn được gọi là mốc quốc giới, có thể được làm bằng những vật liệu như gỗ lim, xi măng cốt thép, đá... với điều kiện là có thể chống chịu được tác động của điều kiện thời tiết và môi trường tự nhiên như mưa, nắng, gió, bão, lụt... như cột mốc biên giới hiện nay trên biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc được làm bằng đá hoa cương. Cột mốc biên giới quốc gia phải được đánh dấu bằng những ký hiệu đặc biệt (màu sắc hay các chữ chạm khắc trên đó...) để phân biệt với các vật thể khác ở xung quanh, như trên cột mốc quốc giới của Việt Nam có khắc dòng chữ “Mốc quốc giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.Trong thực tiễn, khi hoạch định biên giới quốc gia trên đất liền, tùy theo hoàn cảnh cụ thể, các quốc gia hữu quan có thể thỏa thuận dựa vào các yếu tố địa hình (sông, hồ, núi, thung lũng...), thiên văn (kinh tuyến, vĩ tuyến) hoặc hình học (bằng những đường thẳng nối liền các điểm quy ước) để xác định đường biên giới quốc gia mà không cần phải cắm cột mốc biên giới. Cột mốc biên giới phải được cắm theo đúng quy định của điều ước quốc tế về biên giới đã được ký kết với các nước tiếp giáp để đánh dấu đường biên giới quốc gia trên thực địa và được giữ gìn, bảo vệ giữ đúng vị trí, hình dáng, kích thước, ký hiệu, chữ viết và màu sắc đã được quy định. Việc cắm lại, khôi phục, sửa chữa, bảo dưỡng mốc quốc giới phải được tiến hành theo quy định của điều ước quốc tế đã được ký kết với nước tiếp giáp và pháp luật của nước hữu quan. Biên giới quốc gia là bất khả xâm phạm theo pháp luật quốc tế cũng như pháp luật quốc gia, vì vậy, mọi hành vi làm sai lệch cột mốc biên giới quốc gia bằng cách xê dịch, thay đổi hoặc làm hư hỏng hệ thống cột mốc sẽ bị coi là tội xâm phạm an ninh quốc gia và bị trừng trị hết sức nghiêm khắc theo pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Luật biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam có quy định về chế độ bảo vệ đặc biệt đối với cột mốc quốc gia, theo đó, biên giới quốc gia, hệ thống mốc quốc giới, công trình biên giới phải được giữ gìn, quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt. Người phát hiện mốc quốc giới bị hư hại, bị mất, bị sai lệch vị trí làm chệch hướng đi của đường biên giới quốc gia hoặc công trình biên giới bị hư hại phải báo ngay cho bộ đội biên phòng hoặc chính quyền địa phương, cơ quan nơi gần nhất. Việc khôi phục sửa chữa mốc quốc giới phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết.

Chính sách bảo mật Thỏa ước sử dụng Chính sách bảo vệ dữ liệu cá nhân Hình thức thanh toán Hướng dẫn sử dụng Bản quyền © 2024 thuộc về Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam

Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và ứng dụng công nghệ 4.0. Chịu trách nhiệm chính: Bà Phạm Hoài Thương. Giấy chứng nhận ĐKDN số: 0108234370, do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 18/04/2018. Địa chỉ: Dương Hà, Gia Lâm, Hà Nội - VPGD: C2 Vincom, 119 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 024.6294.9155 - Hotline: 0984.988.691 - Email: info@hethongphapluat.com

Youtube Facebook Twitter Tra cứu thuật ngữ với từ hoặc cụm từ đã chọn?
TRA CỨU THUẬT NGỮ PHÁP LÝ
× Tổng đài hỗ trợ: 024.6294.9155 - Hotline: 0986.426.961
  • Báo lỗi văn bản Hỗ trợ chúng tôi tạo ra nội dung chất lượng hơn ×
cột mốc biên giới quốc gia Gửi thông báo Tổng đài hỗ trợ: 024.6294.9155 - Hotline: 0986.426.961

Từ khóa » Chất Liệu Cột Mốc