Covid-19 Có Là Chất Xúc Tác Cho Một Cuộc Khủng Hoảng Kinh Tế

Tin nóng
  • Khẩn trương giải phóng mặt bằng Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14E
  • Hà Nội thúc tiến độ cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ
  • Tăng tốc, bứt phá, tạo tiền đề cho Kỷ nguyên vươn mình
  • Quảng Ngãi khẩn trương tháo gỡ vướng mắc dự án cảng cá 460 tỷ đồng
  • Tiềm năng thu hút làn sóng đầu tư FDI mới tại Bắc Giang
  • Cảng hàng không Quảng Trị vẫn còn vướng mặt bằng
Đầu tư Covid-19 có là chất xúc tác cho một cuộc khủng hoảng kinh tế ThS. Nguyễn Diệu Huyền (Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia (Tổng cục Thống kê)) - 05/04/2020 09:50 Trong khoảng 30 năm trở lại đây, kinh tế thế giới đã trải qua 3 chu kỳ khủng hoảng, suy thoái (năm 1987, 1997, 2008) và năm 2020 đang được dự báo khởi đầu cho một chu kỳ khủng hoảng kinh tế mới. Đại dịch Covid-19 như “đổ thêm dầu vào lửa” của cuộc khủng hoảng kinh tế lần thứ tư này. TIN LIÊN QUAN
  • Cảnh giác trước độ trễ của tác động khủng hoảng kinh tế thế giới tới Việt Nam
  • Dập dịch là yếu tố cốt tử để vực dậy nền kinh tế
Dịch bệnh đang khiến cả cung sản xuất lẫn cầu tiêu dùng đều rơi vào trì trệ. Ảnh: Đức Thanh
Dịch bệnh đang khiến cả cung sản xuất lẫn cầu tiêu dùng đều rơi vào trì trệ. Ảnh: Đức Thanh

Việt Nam “miễn nhiễm” với khủng hoảng kinh tế năm 1987 và 1997

Giữa tháng 10/1987 đã chứng kiến sự sụp đổ của thị trường tài chính Mỹ, khi hàng loạt chỉ số chứng khoán quan trọng liên tiếp giảm điểm kỷ lục. Riêng trong ngày 16/10, Chỉ số công nghiệp Dow Jones lần đầu trong lịch sử giảm 100 điểm, do 338 triệu cổ phiếu (mức kỷ lục được ghi nhận từ trước tới giờ) bị bán tống, bán tháo tại New York (Mỹ). Làn sóng sụp đổ loang ra khắp châu Âu, châu Á và đến cuối tháng 10, toàn bộ thị trường chứng khoán quan trọng trên thế giới đã sụt giảm nghiêm trọng.

Hiệu ứng domino từ thị trường tài chính là khởi điểm cho cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới. Trong bối cảnh kinh tế thế giới bước vào giai đoạn thoái trào và khủng hoảng, kinh tế Việt Nam cũng phải đương đầu với nhiều khó khăn nội tại do đang ở giai đoạn đầu thực hiện công cuộc Đổi mới toàn diện nền kinh tế. Thời điểm đó, kinh tế Việt Nam chưa bị tác động bởi khủng hoảng kinh tế thế giới, vì chưa mở rộng cửa, quan hệ hợp tác với các nước còn hạn hẹp, đặc biệt với Mỹ và các nước đồng minh.

Năm 1997, kịch bản tương tự đã xảy ra khi thị trường tài chính ở Đông Nam Á sụp đổ, xuất phát từ các “con hổ châu Á” là Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Philippines. Làn sóng khủng hoảng lan nhanh sang các thị trường chứng khoán Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Hongkong (Trung Quốc).

Khủng hoảng tài chính dần chuyển thành khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cân đối vĩ mô của các nền kinh tế châu Á, như đồng nội tệ mất giá nghiêm trọng, tỷ giá hối đoái không thể kiểm soát, thị trường chứng khoán sụp đổ… Khủng hoảng kinh tế cũng kéo theo sự bất ổn chính trị ở Thái Lan và Indonesia.

Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á bắt nguồn từ việc các nước này đã trải qua quá trình phát triển kinh tế quá nóng trong thời gian dài, mà không dựa vào thực lực. Với tư tưởng nóng vội, muốn đạt được thành tựu trong thời gian ngắn, các nước đều theo đuổi mô hình tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào yếu tố vốn (chủ yếu vay từ nước ngoài), mà bỏ qua tính ổn định, bền vững của năng suất nhân tố tổng hợp. Khi nền kinh tế trong nước bị bơm thổi quá lớn bởi những cái bơm ngoại quốc, thì việc cho “xì hơi” tại thời điểm nào phụ thuộc vào quyết định “chốt lời” của các tập đoàn tài chính nước ngoài.

Tuy kề sát các quốc gia bị hại, cũng là thành viên mới của ASEAN và Khu vực Mậu dịch tự do AFTA, nhưng tại tâm điểm khủng hoảng tài chính Đông Nam Á tháng 7/1997, kinh tế Việt Nam hầu như không bị ảnh hưởng lớn. Lý do là thời điểm đó, công cuộc đổi mới toàn bộ nền kinh tế chưa mang lại bứt phá cho Việt Nam và việc gia nhập thị trường khu vực và thế giới cũng còn rất hạn chế. Như vậy, có thể nói, chính “khiếm khuyết” này đã giúp Việt Nam “né” được cơn bão khủng hoảng từ những người hàng xóm sát vách.

“Ngấm đòn” bởi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008

Năm 2008, khủng hoảng kinh tế thế giới lần thứ 3 cũng có kịch bản tương tự 2 cuộc khủng hoảng năm 1987 và 1997. Khủng hoảng tài chính ở phố Wall (Mỹ) đã gây ra sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, sụt giá chứng khoán, mất giá tiền tệ quy mô lớn ở Mỹ và nhiều nước châu Âu.

Hiệu ứng “loang dầu” của cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ đã lan rộng khắp hệ thống tài chính toàn cầu, gồm cả các thị trường mới nổi với quy mô và mức độ ngày càng tăng. Tăng trưởng kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều suy giảm nặng nề trong nhiều năm, thậm chí năm 2009 đạt mức tăng trưởng âm như Mỹ, Nhật Bản, khu vực đồng euro. Thương mại thế giới cũng tụt dốc -2,1% trong năm 2009. Khó khăn do khủng hoảng kinh tế thế giới bao trùm khắp các châu lục và ảnh hưởng tiêu cực đối với hoạt động kinh tế toàn cầu trong nhiều năm tiếp sau.

Tại thời điểm năm 2008, Việt Nam đang phải chống chọi với tình trạng lạm phát gia tăng, thâm hụt thương mại nặng nề, bong bóng bất động sản và chứng khoán, chất lượng đầu tư giảm sút… do ảnh hưởng của tình trạng phát triển quá nóng kể từ sau năm 2000 vì nguồn vốn đầu tư ồ ạt đổ vào.

Bên cạnh cuộc khủng hoảng nội tại của nền kinh tế, khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu lan dần đến Việt Nam từ cuối năm 2008 đã khiến kinh tế càng khó khăn. Tăng trưởng kinh tế năm 2008 chỉ đạt 6,31% (giảm hơn 2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2007) và đến quý I/2009, tăng trưởng kinh tế giảm sâu tới mức 3,12%, thấp nhất kể từ năm 2000 (cả năm 2009 chỉ tăng 5,32%).

Tại thời điểm này, với những nỗ lực cải tổ kinh tế từ những năm trước, nền kinh tế Việt Nam đã có bước hội nhập khá sâu với các nước trên thế giới, độ mở của nền kinh tế bắt đầu lớn dần…, nên ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới đã thể hiện rõ hơn đối với Việt Nam so với trước đây.

Khủng hoảng kinh tế năm 2008 tuy bắt nguồn từ hệ thống tài chính, nhưng khu vực tài chính - ngân hàng của Việt Nam không bị ảnh hưởng trực tiếp, vì tại thời điểm đó, hệ thống ngân hàng chưa tham gia các giao dịch rủi ro phức tạp (căn nguyên của sự đổ vỡ hệ thống ngân hàng trên thế giới). Các định chế tài chính nước ngoài ở Việt Nam có thể bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính tại nước mẹ, nhưng do tỷ lệ sở hữu vốn của họ còn khiêm tốn trong khu vực tài chính, ngân hàng ở Việt Nam, nên ít có tác động tiêu cực.

Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế đã có tác động nhất định tới Việt Nam trên nhiều khía cạnh. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu năm 2009 giảm 38 điểm phần trăm, nhập khẩu giảm 41,93 điểm phần trăm so với năm 2008. Khủng hoảng kinh tế khiến lưu thông hàng hóa toàn cầu bị ngưng trệ, ách tắc, dẫn đến khó khăn cho các doanh nghiệp, do không ký được hợp đồng, năng lực sản xuất bị thu hẹp, tồn kho tăng…

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tiền tệ, hạn chế tăng trưởng tín dụng, lãi suất cho vay tăng cao, nhiều doanh nghiệp không còn khả năng chịu đựng. Khủng hoảng kinh tế đã làm luồng lưu chuyển vốn toàn cầu suy giảm, nguồn vốn tín dụng quốc tế bị thu hẹp, do đó, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam giảm đáng kể.

Khủng hoảng kinh tế năm 2020 đã hiện hữu?

Nếu xét về tính quy luật của một chu kỳ kinh tế như phân tích của nhiều nhà kinh tế học, có thể nói, khủng hoảng kinh tế thế giới đã bắt đầu có dấu hiệu manh nha từ năm 2019, khi tăng trưởng GDP toàn cầu chỉ ở mức 2,9% - thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng 2008-2009. Tốc độ tăng trưởng kinh tế quý IV/2019 và quý I/2020 của Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc… đều ở mức thấp và không ổn định đi kèm thâm hụt ngân sách nặng nề, nợ công ở mức cao và tiếp tục diễn biến phức tạp.

Dịch Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc và lây lan nhanh chóng ở châu Âu, Mỹ và châu Á… từ giữa tháng 3/2020 mới là cú sốc đối với nền kinh tế toàn cầu vốn đứng trước bờ vực của cuộc khủng hoảng lần thứ tư kể từ năm 1987. Nếu dịch bệnh tiếp tục lây lan, không thể kiểm soát, sẽ là chất xúc tác cho một cuộc khủng hoảng kinh tế mới trên diện rộng do ảnh hưởng loang dầu từ sự sụp đổ của hệ thống tài chính.

Dựa trên những dấu hiệu kinh tế trước đó cộng với đại dịch Covid-19 mất kiểm soát, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và nhiều tổ chức tài chính quốc tế đã cảnh báo về một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu với hậu quả thật khó lường trong bối cảnh “thế giới phẳng”, các nền kinh tế ngày càng phụ thuộc vào nhau.

Điều đáng nói là, cuộc khủng hoảng lần này có nguy cơ tác động tiêu cực mạnh mẽ và sâu rộng đến toàn bộ nền kinh tế thế giới so với 3 cuộc khủng hoảng gần đây nhất bởi nhiều nguyên nhân.

Điều đáng nói là, cuộc khủng hoảng lần này có nguy cơ tác động tiêu cực mạnh mẽ và sâu rộng đến toàn bộ nền kinh tế thế giới so với 3 cuộc khủng hoảng gần đây nhất.

Thứ nhất, thế giới đang xung đột và chia rẽ sâu sắc; mâu thuẫn về lợi ích chiến lược cốt lõi giữa Mỹ với Trung Quốc và Nga; xung đột chính trị, địa chính trị ở khu vực Trung Đông và châu Á; rạn nứt trong hệ thống đa phương khi Anh rút khỏi EU... 

Thứ hai, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung kể từ giữa năm 2019 tuy đã có dấu hiệu giảm nhiệt, nhưng kết quả chưa thực sự chắc chắn. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 có thể sẽ là “một loại virus mới” trong quan hệ Mỹ - Trung vốn không êm thấm bấy lâu nay, khi hai nước đang đổ lỗi cho nhau về đại dịch.

Thứ ba, không tính tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang ở mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế 2007-2008, tăng trưởng kinh tế Mỹ và một số nền kinh tế lớn chậm lại, thậm chí tăng trưởng âm, thì tổng nợ trên thế giới đạt mức kỷ lục (gấp trên 3 lần tổng GDP toàn cầu), thâm hụt ngân sách nặng nề và nợ công cao tiếp tục diễn biến xấu ở hầu hết các nền kinh tế lớn, đe dọa tới sự phục hồi của các nền kinh tế toàn cầu khi đại dịch được đẩy lùi.

Thứ tư, từ tháng 7/2019 đến trung tuần tháng 3/2020, Fed liên tục cắt giảm lãi suất cơ bản tới 5 lần từ 2,25-2,5% xuống 0%-0,25%, kết hợp với dịch Covid-19, đã tạo nên tâm lý lo lắng, sợ hãi và bất ổn trên thị trường tài chính toàn cầu.

Thứ năm, dù Fed và ngân hàng trung ương, Chính phủ các nước trên thế giới đã tung ra hàng loạt gói cứu trợ, hỗ trợ trị giá nhiều chục ngàn tỷ USD, nhưng nguy cơ doanh nghiệp phá sản hàng loạt trong bối cảnh Covid-19 lan rộng và chưa thể kiểm soát vẫn vô cùng lớn, sẽ gây gia tăng “nợ xấu” đối với hệ thống ngân hàng.

Chưa thể tiên liệu khi nào đại dịch Covid-19 được khống chế và đẩy lùi, nhưng hầu hết các nước trên thế giới đang phải gồng mình để phòng ngừa và dập dịch, tiêu hao rất nhiều nhân lực, vật lực. Khi dịch bệnh chưa được đẩy lùi, hy vọng khôi phục sản xuất là rất thấp, vì sản xuất trên thế giới đang bị đình trệ, giao thương, đi lại bị phong tỏa tạm thời ở nhiều quốc gia, khiến cả cung sản xuất lẫn cầu tiêu dùng đều rơi vào thời điểm trì trệ. Nếu không thể phá vỡ được bế tắc, thì hậu quả sẽ nặng nề và suy thoái kinh tế là điều khó tránh khỏi.

[Infographic] WB: Kinh tế Việt Nam vẫn đứng vững trước dịch COVID-19 Trong báo cáo cập nhật kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương mới công bố, Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định: Mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch... # khủng hoảng kinh tế # kinh tế thế giới # dịch Covid-19 # Khủng hoảng tài chính # khủng hoảng kinh tế toàn cầu Bình luận bài viết này Mới nhất
  • Chi 14:23 | 19-09-2021 Bài viết rất sâu sắc! 0 thích
1 Xem thêm trên Báo Đầu Tư
  • Đột phá mở đường cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Bài 1: Thời khắc lịch sử và khát vọng mang tên “5 giờ 30 phút”
  • Khẩn trương giải phóng mặt bằng Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14E
  • Hà Nội thúc tiến độ cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ
  • Tăng tốc, bứt phá, tạo tiền đề cho Kỷ nguyên vươn mình
  • Quảng Ngãi khẩn trương tháo gỡ vướng mắc dự án cảng cá 460 tỷ đồng
  • Tiềm năng thu hút làn sóng đầu tư FDI mới tại Bắc Giang
  • Cảng hàng không Quảng Trị vẫn còn vướng mặt bằng
  • Đắk Nông thu hút hơn 730 tỷ đồng vốn đầu tư mới
  • Diễn biến mới tại Dự án cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo trị giá 13.952 tỷ đồng
  • Đóng dự án nâng cấp mở rộng Quốc lộ 9 tại Quảng Trị
  • Bình Định: Dự án Khu du lịch Hội Vân đã được tháo gỡ vướng mắc về pháp lý
Đọc nhiều
  • 1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 4/12
  • 2 Diễn biến mới tại Dự án cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo trị giá 13.952 tỷ đồng
  • 3 Giá bất động sản Việt Nam tăng nhanh hơn cả Mỹ, Úc, Nhật Bản
  • 4 Lãi suất tiết kiệm tăng, tiền nhàn rỗi vào ngân hàng kỷ lục
  • 5 Fintech - ngân hàng không còn nỗi lo “cướp khách” của nhau
Chuyên đề
  • M&A Forum 2024: Nhộn nhịp thương vụ
  • 500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc
  • Việt Nam sẵn sàng đón dòng vốn dịch chuyển
  • Quy hoạch tổng thể quốc gia - Quy hoạch tỉnh, thành
Thông tin doanh nghiệp
  • Vietnam Airlines mời chào giá Gói dịch vụ Sửa chữa và đại tu động cơ phụ APU 131-9A
  • Agribank thông báo thời gian giao dịch ngoài giờ hành chính cập nhật thông tin sinh trắc học và giấy tờ tùy thân
  • Chung tay chăm sóc trẻ em vùng cao cùng mỹ phẩm Cocoon và UNESCO-CEP
  • Bà Rịa - Vũng Tàu tinh gọn để phát triển
  • Giọng hát hay Hà Nội, sức hút của một biểu tượng âm nhạc Thủ đô
  • FPT tăng tốc chinh phục thị trường AI Nhật Bản: Cơ hội lớn cho nhân tài công nghệ

Từ khóa » Chu Kỳ Cuộc Khủng Hoảng Kinh Tế