COVID-19: Thở Máy Không Xâm Nhập NIV - HSCC

Đăng nhập Trang chủ Tìm kiếm Công cụ Thủ thuật Thuốc Xét nghiệm Phác đồ ICU & ED ACLS PALS ATLS FCCS CERTAIN RRT Tương tác thuốc TÌM KIẾM
  • Mới cập nhật..
  • Thang điểm NIHSS trong đột quỵ nhồi máu não cấpChỉ định tiêu sợi huyết cho cửa sổ thời gian 0 - 4.5 giờCông cụ, thang điểm cập nhật: 13/12/2024
  • Lấy huyết khối bằng dụng cụ trong đột quỵ thiếu máu nãoCan thiệp nội mạch lấy huyết khối trong 24 giờThần kinh cập nhật: 12/12/2024
  • Chỉ định lọc máuChỉ định liệu pháp thay thế thận (RRT)Công cụ, thang điểm cập nhật: 11/12/2024
  • Phân độ AVM theo Spetzler-MartinĐể đánh giá độ khó của phẫu thuật dị dạng động – tĩnh mạch (arteriovenous malformation – AVM) nãoCông cụ, thang điểm cập nhật: 6/12/2024
  • Sa sút trí tuệ nguyên nhân mạch máuVascular dementiaThần kinh cập nhật: 5/12/2024
  • TRiP(cast) ScoreDự đoán nguy cơ thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch(VTE) ở bệnh nhân bị chấn thương chi dưới sau khi bó bột cố địnhCông cụ, thang điểm cập nhật: 5/12/2024
  • Kiểm tra trạng thái tâm thần tối thiểu (MMSE)Mini Mental State Examination (MMSE)Công cụ, thang điểm cập nhật: 1/12/2024
  • PSI mức độ nặng của viêm phổi cộng đồng ở người lớnThang điểm được khuyến cáo sử dụngCông cụ, thang điểm cập nhật: 1/12/2024
  • CURB-65Chỉ định nhập viện cho viêm phổi cộng đồngCông cụ, thang điểm cập nhật: 1/12/2024
  • Huyết khối tĩnh mạch não (BYT 2024)Cerebral Venous Thrombosis (CVT)Thần kinh cập nhật: 26/11/2024
  • ISCVT-RSCerebral Vein and Dural Sinus Thrombosis - Risk ScoreCông cụ, thang điểm cập nhật: 26/11/2024
  • Phình động mạch não chưa vỡ (BYT 2024)Unruptured Intracranial Aneurysms (UIAs)Thần kinh cập nhật: 26/11/2024
Vt ABG eGFR BPS RASS qSOFA mL/h Antibiotic

COVID-19: Thở máy không xâm nhập NIV

Cho bệnh nhân COVID-19 cập nhật: 11/10/2021 Chia sẻ ×

Chia sẻ

Sao cheo địa chỉ liên kết Sao chép Mã QR-CODE

Đóng

Bố cục nội dung
  • GIỚI THIỆU
  • CÁC BƯỚC TIẾP CẬN
  • Lựa chọn Mode
  • Cài đặt thông số
  • Tiên lượng thấp bại NIV
  • AN TOÀN TRONG NIV
  • Nguy cơ phơi nhiễm
  • Các biện pháp an toàn
  • HƯỚNG DẪN CỦA BỘ Y TẾ
  • Thở máy không xâm nhập CPAP
  • Định nghĩa
  • Chỉ định
  • Chống chỉ định
  • Chuẩn bị
  • Các bước tiến hành
  • Theo dõi
  • Tai biến và xử trí
  • Thở máy không xâm nhập BiPAP
  • Định nghĩa
  • Chỉ định
  • Chống chỉ định
  • Chuẩn bị
  • Các bước tiến hành
  • Theo dõi
  • Tai biến và xử trí
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO
GIỚI THIỆU Một số nghiên cứu đã chứng minh thở máy không xâm nhập (NIV) (bao gồm CPAP và BiPAP) có thể giúp giảm đến 50% nhu cầu đặt nội khí quản, từ đó cải thiện tỷ lệ tử vong. Vì tiên lượng tử vong ở những bệnh nhân sau đặt nội khí quản sớm là rất cao, tỷ lệ đặt lại nội khí quản cao sau rút nội khí quản và thời gian thở máy kéo dài. Tuy nhiên, lo ngại về khả năng phát tán virus cao do NIV có khả năng tạo ra dạng khí dung (Aerosol) làm tăng nguy cơ lây nhiễm (nhất là nhân viên trong bệnh viện) và NIV có thể không hữu ích(vì tỷ lệ thất bại NIV trong ARDS là 50%) và có thể gây hại (chậm trễ trong việc đặt nội khí quản và thở máy) cho bệnh nhân nên việc chỉ định cho phương pháp này còn nhiều tranh cãi.Chỉ định: không áp dụng hoặc thất bại với liệu pháp oxy dòng cao (HFNC), là lựa chọn ưu tiên cho nhóm bệnh nhân có P/F < 200.Chống chỉ định:
  • Ngưng tuần hoàn hoặc hô hấp
  • Huyết động không ổn định
  • Thiếu máu cơ tim hoặc rối loạn nhịp tim
  • Bệnh nhân không hợp tác
  • Kích động đáng kể
  • Không có khả năng bảo vệ đường thở
  • Nguy cơ cao của hít sặc
  • Xuất huyết tiêu hóa trên đang hoạt động
  • Giảm Oxy máu nghiêm trọng, suy hô hấp nặng
  • Chấn thương/ phẫu thuật/ bỏng vùng mặt gần đây
Ứng cử viên phù hợp cho NIV
  • Tình trạng hô hấp kỳ vọng cải thiện trong 24 - 48 giờ.
  • Tỉnh táo, hợp tác, có khả năng đồng bộ với máy thở
  • Có khả năng kiểm soát dịch tiết đường thở
  • Huyết động ổn định
CÁC BƯỚC TIẾP CẬN Tham khảo phác đồ sau [1]
Sơ đồ tiếp cận NIV cho bệnh nhân COVID-19
Lư ý:
  • Không trì hoãn việc đặt nội khí quản nếu cần và lưu ý tình trạng cần hồi sức của bệnh nhân
  • Xem xét phân tích khí máu động mạch (KMĐM) trước khi bắt đầu NIV
Các bước tiến hành
  • Giảm thích quy trình cho người bệnh
  • Giữ đầu giường cao ở ≥ 45 độ
  • Đảm bảo Helmet hoặc Face Mask có kích thước phù hợp
  • Đánh giá khả năng thích ứng của bệnh nhân đối với Mask bằng cách áp Mask bằng tay trước khi cố định bằng đai cố định
Lựa chọn Mode CPAP là lựa chọn ưu tiên do làm giảm khả năng tạo Aerosol.
  • Suy hô hấp type 1 (do giảm Oxy máu) là chủ yếu ở bệnh nhân COVID-19: CPAP
  • Suy hô hấp type 2 (do tăng CO2 máu) gặp ở bệnh nhân có COPD hoặc suy cơ hô hấp do COVID-19: BiPAP.
Cài đặt thông số FiO2 điều chỉnh theo mục tiêu SpO2 hoặc PaO2 với SpO2 > 90% (tối ưu 92 - 96%) hoặc PaO2 > 65 mmHg.
  • Với Mode CPAP: có thể cài đặt ban đầu từ 5 cmH2O sau đó điều chỉnh tăng dần (1 - 2 cmH2O mỗi lần) trong khoảng từ 8 - 10 cmH20, tối đa 10 cmH2O (có thể xem xét lên tới 12 cmH2O). Mục tiêu, cải thiện Oxy hóa máu và sự thỏa mái của bệnh nhân. Lưu ý: mức CPAP cao liên quan đến tăng khả năng phát tán virus (tạo Aerosol).
  • Với Mode BiPAP: EPAP cài đặt tương tự CPAP, IPAP điều chỉnh để thể tích khí thở ra Vte khoảng 4 - 6 ml/kg (khoảng 5 ml/kg hoặc 400 - 500ml, tùy cân nặng lý tưởng PBW của bệnh nhân, không quá 8ml/kg) với mức hỗ trợ PS = IPAP - EPAP vào khoảng 5 - 20 cmH2O (tăng 2 cmH2O mỗi lần điều chỉnh), IPAP tối đa có thể lên tới 22 cmH2O. Lưu ý: mức IPAP > 20 cmH2O có thể dẫn đến chướng hơi căng tức dạ dày.
  • Thay đổi cài đặt trên máy thở có thể thực hiện sau mỗi 15 - 30 phút.
Theo dõi đáp ứng trong vòng 02 giờ.Dấu hiệu cải thiện: các thông số SpO2 cải thiện (mục tiêu SpO2 > 90 - 92 %, các thông số khí máu động mạch cải thiện (PaO2 > 65 mmHg), cải thiện trao đổi khí (giảm PaCO2), cải thiện Vte (với Mode BIPAP), nhu cầu FiO2 giảm, giảm khó thở, giảm gắng sức (tần số thở < 30 lần/ phút) và bệnh nhân thoải mái.
  • Nếu không cải thiện, xem xét tối ưu hóa NIV ở mức tối đa của IPAP và EPAP(PEEP) hoặc xem xét đặt nội khí quản
  • Nếu tình trạng có cải thiện, tiếp tục tối ưu để đạt mục tiêu, sau 4 - 6 nếu không đạt mục tiêu, xem xét đặt nội khí quản[5]. Nếu cải thiện, tiếp tục 24 giờ, cải thiện tốt xem xét cai NIV, ngược lại, xem xét đặt nội khí quản.
Cai NIV xem xét khi
  • FiO2 < 50%
  • Tần số thở < 30 lần/phút
  • Vte > 5 ml/kg với PS < 10 cmH2O và PEEP < 8 cmH2O trong Mode BIPAP
Tiên lượng thấp bại NIV Có thể sử dụng thang điểm HACOR Score để tiên lượng thất bại sau 01 giờ của NIV. Nếu > 5 điểm tiên lượng thất bại NIV > 80% và nên đặt nội khí quản và thở máy xâm nhập (IMV) sớm để giảm tỷ lệ tử vong hơn là muộn ( sau 12 giờ). AN TOÀN TRONG NIV Nguy cơ phơi nhiễm Một số tuyên bố rằng COVID-19 có thể tồn tại trong không khí dạng khí dung (Aerosol) tối đa đến 3 giờ. NIV và một số thủ thuật hô hấp (đặt nội khí quản, rút nội khí quản, khí dung, nội soi phế quản,..) có thể tạo ra Aerosol. Do nguy cơ phát tán Aerosol qua mặt nạ (Mask) và nhất là một số mặt nạ có Van hoặc cổng chống ngạt có thể làm rò rỉ khí thở ra. Ngoài ra, việc lắp không phù hợp có thể gây rò rỉ khí ra môi trường xung quanh mặt nạ.Khoảng cách phát tán
  • Cannula mũi (gọng kính) tốc độ 5 lít/ phút cho thấy phát tán đến 100 cm.
  • Khi có rò rỉ từ Mask NIV ở chế độ BiPAP với IPAP là 18 cmH2O độ phát tán trong phòng áp lực âm là 92 cm, khoảng cách ngắn hơn khi IPAP thấp hơn.
CPAP có khả năng làm giảm khả năng phát tán Aerosol hơn so với BiPAP do đó CPAP là lựa chọn ưu thế hơn cho bệnh nhân COVID-19. Các biện pháp an toàn Nhân viên y tế phải được trang bị phương tiện phòng hộ cấp 2(PPE/N95/FFP3) để phòng tránh lây nhiễm và cần tuân thủ thực hiện 5 bước khi sử dụng NIV
  1. Đảm bảo rằng bệnh nhân được điều trị trong phòng áp lực âm. Nếu không có phòng trống, hãy tìm một phòng dành cho một người và đảm bảo rằng cửa luôn đóng.
  2. Chọn Mask tốt nhất cho khả năng dễ chịu của bệnh nhân. Khi có sẵn, hãy xem xét mặt nạ dạng mũ bảo hiểm Helmet hoặc đeo khẩu trang che kín mặt để giảm thiểu sự phát tán Aerosol. Đảm bảo cố định tốt và Mask không có van hoặc lỗ chống ngạt.
  3. Sử dụng hệ thống dây thở ra có bộ lọc (Phin lọc HEPA)
  4. Khi bắt đầu CPAP nên sử dụng áp lực thấp nhất từ 5 - 8 cmH2O.
  5. Đánh giá bệnh nhân trong vòng vài giờ đầu điều trị. Nếu bệnh nhân không đáp ứng, xem xét đặt nội khí quản và thở máy.
5 Bước an toàn khi sử dụng NIV
HƯỚNG DẪN CỦA BỘ Y TẾ Thở máy không xâm nhập CPAP Định nghĩa CPAP (continuous positive airway pressure) là phương thức thở tự nhiên duy trì 1 áp lực đường thở dương liên tục ở cả thì hít vào và thở ra. Trong thở CPAP tần số thở, thời gian thở vào, thở ra do bệnh nhân quyết định Chỉ định
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
    • Khó thở trung bình đến nặng, có sử dụng cơ hô hấp phụ và có di động bụng nghịch thường
    • Toan hô hấp vừa đến nặng (pH < 7,3-7,35) và tăng PaCO2 45-60 mmHg. 
    • Thở > 25 lần/phút.
  • Hội chứng ngừng thở khi ngủ 
Chống chỉ định
  • Rối loạn ý thức không hợp tác
  • Ngừng thở, liệt cơ hô hấp
  • Hôn mê < 10 điểm, chảy máu tiêu hóa trên nặng, huyết áp không ổn định và rối loạn nhịp tim không ổn định
  • Biến dạng, phẫu thuật hoặc chấn thương đầu, hàm mặt.
  • Tắc nghẽn đường thở: dị vật, đờm
  • Không hợp tác với thở không xâm nhập, không có khả năng bảo vệ đường thở; ho khạc kém.
  • Nhịp thở > 40 lần/phút
Chuẩn bị 1. Nhân viên y tế: Bác sỹ và điều dưỡng chuyên khoa Hồi sức cấp cứu hoặc đã được đào tạo về thở máy. 2. Phương tiện:
  • Máy thở có phương thức thở CPAP và có bộ phận trigger, đã được khử khuẩn.
  • Dụng cụ tiêu hao: bộ đường dẫn khí máy thở bằng chất dẻo (dây máy thở) vô khuẩn, ống thông hút đờm thông thường (dùng 1 lần), ống thông hút đờm kín (thay hàng ngày).
  • Hệ thống oxy (oxy tường hoặc bình oxy có van giảm áp).
  • Hệ thống khí nén (hoặc máy nén khí, dùng cho các máy thở vận hành bằng khí nén).
  • Hệ thống hút (hoặc máy hút).
  • Máy theo dõi liên tục: điện tim, mạch, huyết áp, SpO2.
  • Máy xét nghiệm khí máu
  • Máy chụp X-quang tại giường
  • Bóng ambu kèm theo mặt nạ, bộ dụng cụ thở oxy (oxymeter, bình làm ẩm oxy, ống dẫn oxy, gọng kính oxy, mặt nạ oxy) - Bộ mở màng phổi cấp cứu, hệ thống hút khí áp lực thấp, bộ cấp cứu ngừng tuần hoàn.
- Chuẩn bị máy thở:
  • Lắp đường dẫn khí vào máy.
  • Cho nước cất vào bình làm ẩm đến đúng mức nước quy định.
  • Cắm điện, nối các đường oxy, khí nén (nếu máy dùng khí nén) vào máy thở.
  • Bật máy, tiến hành test máy theo hướng dẫn sử dụng máy thở.
3. Bệnh nhân:
  • Giải thích cho bệnh nhân và gia đình/người đại diện hợp pháp của bệnh nhân về sự cần thiết và các nguy cơ của thở máy. Bệnh nhân/đại diện của bệnh nhân ký cam kết thực hiện kỹ thuật.
  • Làm xét nghiệm khí trong máu. Đo huyết áp, lấy mạch, nhịp thở, SpO2. Đặt máy theo dõi liên tục.
  • Cân bệnh nhân, đo chiều cao, tính cân nặng lý tưởng.
Các bước tiến hành 1. Đặt các thông số máy thở ban đầu
  • FiO2 100% sau đó giảm dần để duy trì FiO2 ≥ 92%
  • CPAP 5cmH2O
2. Đặt các mức giới hạn báo động
  • Đặt các giới hạn báo động, mức đặt tùy theo tình trạng bệnh lý cụ thể của mỗi bệnh nhân.
3. Tiến hành cho bệnh nhân thở máy
  • Nối máy thở với bệnh nhân.
  • Giữ và cố định mặt nạ cho bệnh nhân quen dần trong vòng 5-10 phút sau đó cố định mặt nạ sao cho đủ khít đảm bảo không rò khí nhưng không được quá chặt.
  • Theo dõi SpO2, mạch, huyết áp, nhịp thở, vte. Làm xét nghiệm khí trong máu sau 30 phút đến 60 phút thở máy.
Mục tiêu cần đạt được:
  • SpO2 > 92%, PaO2 > 60 mmHg;
  • PaCO2, pH bình thường hoặc ở mức chấp nhận được (khi thông khí chấp nhận tăng CO2 ở bệnh nhân ARDS, hen phế quản, COPD);
  • Nhịp thở ≤ 30 lần/phút;
  • Vt không quá 8 ml/kg.
4. Điều chỉnh thông số máy thở
  • Tăng dần mức CPAP ban đầu mỗi 1cmH2O sao cho BN dễ chịu nhất
  • Có thể tăng mức CPAP tối đa 10cmH2O
  • Tìm CPAP tối ưu với FiO2 < 50% mà SpO2 > 92%, huyết áp ổn định
Theo dõi
  • Hoạt động của máy thở, các áp lực đường thở, báo động.
  • Tình trạng chống máy: xem bệnh nhân có hợp tác với máy thở không. Nếu bệnh nhân không hợp tác giải thích động viên hướng dẫn cho bệnh nhân hợp tác với máy thở. Trong trường hợp thất bại, oxy hóa máu bệnh nhân không cải thiện xét đặt nội khí quản thở máy xâm nhập.
  • Mạch, huyết áp, điện tim (trên máy theo dõi), SpO2, ý thức thường xuyên.
  • Xét nghiệm khí trong máu: làm định kỳ (12 – 24 giờ/lần) tùy theo tình trạng bệnh nhân, làm cấp cứu khi có diễn biến bất thường.
  • X quang phổi: chụp 1 – 2 ngày/lần, chụp cấp cứu khi có diễn biến bất thường.
Tai biến và xử trí
  • Ý thức: cần theo dõi ý thức xem bệnh nhân có tỉnh không (hôn mê: nguyên nhân toan hô hấp, suy hô hấp tiến triển nặng lên...), nếu bệnh nhân hôn mê, xử trí đặt nội khí quản thở máy xâm nhập.
  • Tụt huyết áp, xử trí : truyền dịch, dùng vận mạch nếu cần.
  • Chấn thương áp lực (tràn khí màng phổi), biểu hiện: bệnh nhân chống máy, SpO2 tụt, tràn khí dưới da, khám phổi có dấu hiệu tràn khí màng phổi. Xử trí: đặt dẫn lưu màng phổi cấp cứu.
  • Nhiễm khuẩn liên quan thở máy: cần tuân thủ triệt để các nguyên tắc vô khuẩn bệnh viện để dự phòng. Điều trị kháng sinh sớm và theo nguyên tắc xuống thang khi xuất hiện nhiễm khuẩn.
  • Loét/xuất huyết tiêu hóa do stress: dự phòng bằng thuốc ức chế bơm proton.
Thở máy không xâm nhập BiPAP Định nghĩa BiPAP (Bi-level Positive Airway Ventilaton) là phương thức thông khí hỗ trợ 2 mức áp lực dương. Có thể thông khí xâm nhập hoặc không xâm nhập Chỉ định
  • Sau phẫu thuật tim phổi.
  • Sau gây mê phẫu thuật.
  • Mức độ nhẹ của đợt cấp COPD, suy hô hấp cấp tiến triển, tổn thương phổi cấp, phù phổi cấp.
  • Suy tim.
  • Hội chứng ngừng thở khi ngủ
  • Sau rút nội khí quản
Chống chỉ định
  • Bệnh nhân ngừng thở, ngừng tim.
  • Hôn mê < 10 điểm, chảy máu tiêu hóa trên nặng, huyết áp không ổn định và rối loạn nhịp tim không ổn định.
  • Biến dạng, phẫu thuật hoặc chấn thương đầu, hàm mặt.
  • Tắc nghẽn đường thở: dị vật, đờm.
  • Không hợp tác với thở không xâm nhập, không có khả năng bảo vệ đường thở; ho khạc kém.
Chuẩn bị 1. Nhân viên y tế:
  • Bác sỹ và điều dưỡng chuyên khoa Hồi sức cấp cứu hoặc đã được đào tạo về thở máy.
2. Phương tiện:
  • Máy thở có phương thức thở BiPAP và có bộ phận trigger, đã được khử khuẩn.
  • Dụng cụ tiêu hao: bộ đường dẫn khí máy thở bằng chất dẻo (dây máy thở) vô khuẩn, ống thông hút đờm thông thường (dùng 1 lần), ống thông hút đờm kín (thay hàng ngày).
  • Hệ thống oxy (oxy tường hoặc bình oxy có van giảm áp).
  • Hệ thống khí nén (hoặc máy nén khí, dùng cho các máy thở vận hành bằng khí nén).
  • Hệ thống hút (hoặc máy hút).
  • Máy theo dõi liên tục: điện tim, mạch, huyết áp, SpO2.
  • Máy xét nghiệm khí máu.
  • Máy chụp X-quang tại giường.
  • Bóng ambu kèm theo mặt nạ, bộ dụng cụ thở oxy (oxymeter, bình làm ẩm oxy, ống dẫn oxy, gọng kính oxy, mặt nạ oxy).
  • Bộ mở màng phổi cấp cứu, hệ thống hút khí áp lực thấp, bộ cấp cứu ngừng tuần hoàn.
Chuẩn bị máy thở:
  • Lắp đường dẫn khí vào máy.
  • Cho nước cất vào bình làm ẩm đến đúng mức nước quy định.
  • Cắm điện, nối các đường oxy, khí nén (nếu máy dùng khí nén) vào máy thở.
  • Bật máy, tiến hành test máy theo hướng dẫn sử dụng máy thở.
3. Bệnh nhân:
  • Giải thích cho bệnh nhân và gia đình/người đại diện hợp pháp của bệnh nhân về sự cần thiết và các nguy cơ của thở máy. Bệnh nhân/đại diện của bệnh nhân ký cam kết thực hiện kỹ thuật.
  • Làm xét nghiệm khí trong máu. Đo huyết áp, lấy mạch, nhịp thở, SpO2. Đặt máy theo dõi liên tục.
  • Cân bệnh nhân, đo chiều cao, tính cân nặng lý tưởng.
Các bước tiến hành 1. Đặt các thông số máy thở ban đầu:
  • FiO2 100% sau đó giảm dần để duy trì FiO2 ≥ 92%
  • IPAP 8-12 cmH2O
  • EPAP 0-5 cmH2O
  • Áp lực hỗ trợ (PS) = IPAP-EPAP - Áp lực chênh lệch giữa IPAP và EPAP nên duy trì khoảng 5cmH2O, BiPAP thường bắt đầu IPAP/EPAP là 8/3 hoặc 10/5 cmH2O.
2. Đặt các mức giới hạn báo động
  • Đặt các giới hạn báo động, mức đặt tùy theo tình trạng bệnh lý cụ thể của mỗi bệnh nhân.
3. Tiến hành cho bệnh nhân thở máy
  • Nối máy thở với bệnh nhân.
  • Giữ và cố định mặt nạ cho bệnh nhân quen dần trong vòng 5-10 phút sau đó cố định mặt nạ sao cho đủ khít đảm bảo không rò khí nhưng không được quá chặt.
  • Theo dõi SpO2, mạch, huyết áp, nhịp thở, Vte. Làm xét nghiệm khí trong máu sau 30 phút đến 60 phút thở máy.
Mục tiêu cần đạt được:
  • SpO2 > 92%, PaO2 > 60 mmHg.
  • PaCO2, pH bình thường hoặc ở mức chấp nhận được (khi thông khí chấp nhận tăng CO2 ở bệnh nhân ARDS, hen phế quản, COPD).
  • Nhịp thở ≤ 30 lần/phút.
  • Vt không quá 8 ml/kg.
4. Điều chỉnh thông số máy thở
  • PaO2 giảm.
  • Tăng FiO2 mỗi 10% để đạt SpO2 > 92%.
  • Tăng IPAP và EPAP mỗi lần 2cmH2O, có thể tăng IPAP đến 20cmH2O và EPAP tăng đến 10-12cmH2O.
  • PaO2 tăng: Giảm FiO2 mỗi 10% để đạt SpO2 > 92%
  • PaCO2 tăng (pH <7,3): Tăng IPAP và EPAP mỗi lần 2cmH2O, có thể tăng IPAP đến 20cmH2O và EPAP tăng đến 10-12cmH2O.
  • PaCO2 giảm (pH > 7,45): Giảm IPAP và EPAP mỗi lần 2cmH2O
Theo dõi
  • Hoạt động của máy thở, các áp lực đường thở, báo động.
  • Tình trạng chống máy: xem bệnh nhân có hợp tác với máy thở không. Nếu bệnh nhân không hợp tác giải thích động viên hướng dẫn cho bệnh nhân hợp tác với máy thở. Trong trường hợp thất bại, oxy hóa máu bệnh nhân không cải thiện xét đặt nội khí quản thở máy xâm nhập.
  • Mạch, huyết áp, điện tim (trên máy theo dõi), SpO2, ý thức thường xuyên.
  • Xét nghiệm khí trong máu: làm định kỳ (12 – 24 giờ/lần) tùy theo tình trạng bệnh nhân, làm cấp cứu khi có diễn biến bất thường.
  • X quang phổi: chụp 1 – 2 ngày/lần, chụp cấp cứu khi có diễn biến bất thường.
Tai biến và xử trí
  • Ý thức: cần theo dõi ý thức xem bệnh nhân có tỉnh không (hôn mê: nguyên nhân toan hô hấp, suy hô hấp tiến triển nặng lên...), nếu bệnh nhân hôn mê, xử trí đặt nội khí quản thở máy xâm nhập.
  • Tụt huyết áp, xử trí : truyền dịch, dùng vận mạch nếu cần.
  • Chấn thương áp lực (tràn khí màng phổi), biểu hiện: bệnh nhân chống máy, SpO2 tụt, tràn khí dưới da, khám phổi có dấu hiệu tràn khí màng phổi. Xử trí: đặt dẫn lưu màng phổi cấp cứu.
  • Nhiễm khuẩn liên quan thở máy: cần tuân thủ triệt để các nguyên tắc vô khuẩn bệnh viện để dự phòng. Điều trị kháng sinh sớm và theo nguyên tắc xuống thang khi xuất hiện nhiễm khuẩn.
  • Loét/xuất huyết tiêu hóa do stress: dự phòng bằng thuốc ức chế bơm proton.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Effectiveness of noninvasive ventilation in COVID-19 related-acute respiratory distress syndrome
  2. Guidelines for using NIV in patients with COVID-19.Michael Allison, MD, Shelley Jacobs, PhD, Franz Wiesbauer, MD MPH
  3. Guidelines changed: NIV now recommended for COVID-19
  4. COVID-19: Respiratory care of the nonintubated critically ill adult . Uptodate. Topic 131226 Version 2.0
  5. Assessment of Noninvasive Positive Pressure Ventilation. MECHANICAL VENTILATION. FCCS 2017
  6. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 (Ban hành kèm theo Quyết định số 4689/QĐ-BYT ngày 06 tháng 10 năm 2021 của Bộ Y tế)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Effectiveness of noninvasive ventilation in COVID-19 related-acute respiratory distress syndrome
  2. Guidelines for using NIV in patients with COVID-19.Michael Allison, MD, Shelley Jacobs, PhD, Franz Wiesbauer, MD MPH
  3. Guidelines changed: NIV now recommended for COVID-19
  4. COVID-19: Respiratory care of the nonintubated critically ill adult . Uptodate. Topic 131226 Version 2.0
  5. Assessment of Noninvasive Positive Pressure Ventilation. MECHANICAL VENTILATION. FCCS 2017
  6. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 (Ban hành kèm theo Quyết định số 4689/QĐ-BYT ngày 06 tháng 10 năm 2021 của Bộ Y tế)
10294 lượt xem VIP

DANH MỤC

Bố cục nội dung

ICU & ED chuyển đổi số !

Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị. Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị. Giới thiệu Điều khoản sử dụng Chính sách đối tác Tài khoản VIP Liên hệ Hồi Sức Cấp Cứu 4.0 Hồi Sức Cấp Cứu 4.0 Tải về điện thoại android ×

Chia sẻ

Phiên bản miễn phí Phiên bản VIP

Đóng

Từ khóa » Cách Chỉnh Cpap