Covid: Vaccine Thế Hệ Hai Tạo Kháng Thể Nhiều Và Mạnh Hơn - BBC
Có thể bạn quan tâm
- Tác giả, David Cox
- Vai trò, BBC Future
- 2 tháng 2 2022
Khi nghe được tin vaccine Covid-19 được Pfizer và BioNTech phát triển sắp sửa được tung ra trên toàn cầu, Todd Zion không thể không cảm thấy hơi chùng xuống.
Đó là tháng 11/2020, và lần đầu tiên, guồng tin tức đã mang lại làn sóng hy vọng trong cuộc chiến chống Covid-19.
Vì sao một số loại virus gây đại dịch tự động biến mất
Virus tấn công bất thường vào trẻ nhỏ sau dịch Covid-19
Lý do khiến giới chức muốn áp lệnh tiêm vaccine
Mất bao lâu và ăn gì để phục hồi sau khi mắc Covid?
Không chỉ Pfizer-BioNTech, mà Moderna và sau đó là Oxford-AstraZeneca đều báo cáo kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III vaccine của họ với hiệu quả vượt quá mong đợi của các nhà khoa học lạc quan nhất.
Sau đó là làn sóng thỏa thuận chính trị và ngoại giao vaccine, khi các lãnh đạo thế giới tranh nhau để trở thành những nước đầu tiên có được những mũi vaccine mới.
'Không bền vững'
Mặc dù bản thân Zion, doanh nhân và giám đốc điều hành của một công ty khởi nghiệp nhỏ có tên Akston Biosciences, cảm thấy nhẹ nhõm vì thời thế đã thay đổi trước đại dịch toàn cầu, nhưng ông đối mặt với nhiệm vụ không mong muốn, đó là cố gắng thuyết phục nhân viên rằng nỗ lực của họ không phải là vô ích.
Chín tháng trước, Akston Biosciences đã gia nhập cuộc đua vaccine toàn cầu với tư cách là một trong hơn 40 đội ganh đua để phát triển vaccine Covid-19 đầu tiên trên thế giới.
Giờ đây, như hàng chục công ty khác, họ đã bị đánh bại toàn diện chỉ bằng tốc độ và hiệu quả của công nghệ của đối thủ vốn đã hoàn thành các thử nghiệm lâm sàng trong khi sản phẩm của họ vẫn đang được phát triển.
Nhưng Zion vẫn cảm thấy rằng cuộc đua còn lâu mới xong. "Những vaccine đó có ích vô cùng, nhưng nếu bạn là người sáng tạo, bạn biết rằng các sản phẩm ra trước có xu hướng có nhiều vấn đề không bền vững," ông nói. "Vì lý do đó, tôi vẫn có động lực. Nhưng đó là một chút thách thức khi một công ty nhỏ tiếp tục phát triển vaccine trong khi hầu hết thế giới cho là vấn đề đã được giải quyết."
Mười hai tháng sau, Akston Biosciences là một trong số vô vàn các công ty hy vọng sẽ đem đến thế hệ vaccine Covid-19 thứ hai trong vòng 1,5 năm tới.
Có rất nhiều thách thức - nhiều nguyên liệu vaccine quan trọng đang hết sức thiếu thốn, trong lúc đại dịch đã diễn ra hơn 2 năm, họ phải thuyết phục các nhà quản lý rằng vẫn cần có những sản phẩm mới.
Nhưng chúng đi kèm với một loạt các sáng tạo mới. Từ công ty công nghệ sinh học Valneva của Pháp, mà vaccine của họ có chứa adjuvant (tá chất) - thuật ngữ trong ngành vaccine chỉ loại hóa chất được thêm vào mũi tiêm để tăng cường đáp ứng miễn dịch - nhằm kích thích phản ứng miễn dịch tốt hơn từ người cao tuổi, cho đến Vaxart có trụ sở tại California, vốn đang phát triển một loại vaccine dạng thuốc uống để giải quyết nỗi sợ tiêm chích, mỗi loại vaccine thuộc thế hệ thứ hai có thị trường mục tiêu cụ thể riêng.
Ngoài ra, sự xuất hiện các phiên bản đột biến mới của virus corona trong năm qua, chẳng hạn như Delta và giờ là Omicron, đã đòi hỏi cần các công nghệ khác nhau để có thể tạo ra đáp ứng miễn dịch mạnh mẽ và rộng rãi hơn.
"Chúng tôi có dữ liệu cho thấy phản ứng của hệ miễn dịch trước lây nhiễm tự nhiên cũng như trước tiêm chủng suy yếu theo thời gian," Andrew Ustianowski, trưởng nhóm lâm sàng Chương trình Nghiên cứu Vaccine của Viện Nghiên cứu Y tế Quốc gia Anh, cho biết.
"Chúng ta có thể thấy phản ứng kháng thể, và ở một mức độ, phản ứng tế bào T giảm theo thời gian. Vì vậy, một trong những hy vọng cho vaccine thế hệ thứ hai là chúng có thể bảo vệ chúng ta trong thời gian dài hơn so với những vaccine đầu tiên này."
Yêu cầu trữ đông nghiêm ngặt đối với nhiều loại vaccine thế hệ đầu cũng đặt ra những vấn đề nghiêm trọng trong việc tiếp cận những nơi nghèo nhất thế giới. Ví dụ, hiện chỉ có 28% dân số Ấn Độ được chích ngừa đầy đủ.
Akston Biosciences gần đây đã được phép thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn II/III - giai đoạn thử nghiệm thứ hai trên người ở Ấn Độ trong năm tới để kiểm tra hiệu quả và tính an toàn.
Người ta hy vọng bản chất của vaccine của họ - có thể được giữ ở nhiệt độ phòng trong ít nhất 6 tháng - có thể giúp tiếp cận những nơi bị hạn chế về cơ sở hạ tầng để lưu trữ và vận chuyển những loại vaccine kém ổn định. Do đó, mặc dù phải đến năm 2023 mới có thể được phổ biến rộng rãi, Zion tin rằng nó vẫn rất phù hợp trong cuộc chiến chống Covid-19.
"Chúng tôi vừa ký thỏa thuận cấp phép và phát triển sản xuất với một công ty Ấn Độ," ông nói. "Họ có danh sách khoảng 100 nước mà họ nhắm tới, chủ yếu ở Đông Nam Á, Trung Đông và châu Phi cận Sahara. Chúng tôi thấy tiêm chủng cơ bản vẫn là cơ hội ở khu vực ít được đáp ứng."
Nhu cầu
Vào đầu năm 2020, Filip Dubovsky lúc đó đang làm việc cho AstraZeneca thì nghe về một hãng dược phẩm khác có tên Novavax đang phát triển một cách làm đặc biệt sáng tạo để tạo ra vaccine cúm.
Covid-19: Bệnh nhẹ vẫn có thể để di chứng nặng, kéo dài
Covid-19: Tác động của việc đeo khẩu trang đối với trẻ nhỏ
Nên hay không nên chích ngừa Covid-19 cho trẻ em?
Các nhà khoa học của hãng đã phát hiện một tá chất lợi hại gọi là Matrix-M, chiết xuất từ vỏ bên trong của cây xà phòng Chile, Quillaja saponaria.
Trong thử nghiệm giai đoạn III - thường là giai đoạn cuối cùng của thử nghiệm ban đầu, thử nghiệm trên rất nhiều người - nó không chỉ tạo ra phản ứng kháng thể mạnh hơn các vaccine cúm hiện có, mà còn bảo vệ chéo trước nhiều chủng cúm.
Dubovsky cảm thấy bị cuốn hút đến nỗi đến tháng 6/2020, ông đã gia nhập Novavax làm giám đốc y tế, làm việc cho dự án vaccine Covid-19 của công ty.
Vaccine này mới đây đã trở thành những mũi tiêm đầu tiên thuộc thế hệ thứ hai được tung ra thị trường, ban đầu nhận được Indonesia và Philippines cấp phép khẩn cấp.
Dubovsky cảm thấy công nghệ được áp dụng - kết hợp tá chất Matrix-M với vaccine protein truyền thống - lúc nào cũng mất nhiều thời gian hơn để làm so với RNA truyền tin (mRNA) và adenovirus, vốn nằm trong đợt vaccine Covid-19 đầu tiên. Tuy nhiên, ông nói rằng việc ra đời muộn hơn chút ít có thể đem lại cho Novavax những lợi thế nhất định.
Trong khi các thử nghiệm lâm sàng của Novavax đang diễn ra, các biến thể mới của Covid-19 bắt đầu xuất hiện, điều này cho phép họ chứng tỏ rằng vaccine của họ vẫn hiệu quả trước một loạt các chủng khác nhau.
Tế bào bí ẩn gây tranh cãi cứu sống 10 triệu người
Covid-19: Tại sao tiêm vaccine cho người già khó hơn?
Cho đến nay, dữ liệu cho thấy vaccine của họ hiệu quả 93% trước các biến thể Alpha và Beta, mặc dù không có dữ liệu hiệu quả nào được công bố cho chủng Delta thống trị và vẫn còn quá sớm để nói nó có công hiệu trước Omicron hay không.
Dubovsky nói rằng cũng như với vaccine cúm của Novavax, việc sử dụng tá chất có nghĩa là vaccine kích thích sản xuất các kháng thể có chất lượng cao hơn để vô hiệu hóa virus.
"Đó không chỉ nồng độ kháng thể cao bao nhiêu, mà kháng thể tốt thế nào," Dubovsky giải thích. "Chúng tôi có dữ liệu từ các nghiên cứu lâm sàng ban đầu cho thấy vaccine của chúng tôi có thể tạo ra các kháng thể trung hòa ở mức rất cao. Vì vậy, đây không chỉ là kháng thể có thể nhận diện protein gai, mà chúng thực sự có thể ngăn virus lây lan."
Dubovsky hy vọng tá dược mới của họ có thể giúp ngăn ngừa cái gọi là 'ca nhiễm đột phá', cụm từ được dùng để chỉ các trường hợp đã được chích ngừa đầy đủ vẫn có thể bị nhiễm Covid-19.
Kháng thể nhiều hơn, tốt hơn
Ca nhiễm đột phá vẫn là vấn đề lớn đang xảy ra, nhất là trong bối cảnh biến thể Delta, với nghiên cứu ước tính tỷ lệ nhiễm đột phá có thể dao động từ 1/100 đến 1/5.000, tùy thuộc vào từng nhóm dân số.
Tạo thêm kháng thể có chất lượng tốt hơn là một trong những cách chính mà vaccine thế hệ thứ hai hy vọng sẽ khác biệt, cả hai loại vaccine đều là lựa chọn tiềm năng cho mũi tăng cường ở Mỹ và châu Âu, nhưng cũng là vaccine cơ bản ở nhiều nơi trên thế giới.
Brian Ward, giám đốc y tế công ty công nghệ sinh học Medicago ở Canada, nói với BBC rằng hãng chuẩn bị công bố dữ liệu từ thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn III và dự định xin phê duyệt theo quy định cho vaccine của họ trong vài tuần. Medicago nói họ tạo ra kháng thể cao hơn nhiều so với các vaccine hiện có.
"Vaccine mRNA tạo ra kháng thể nhiều hơn từ 2,5 đến 4 lần so với những người hồi phục sau nhiễm," Ward nói. "Vaccine Novavax và vaccine của chúng tôi cao hơn từ 10 đến 15 lần."
Các loại vaccine đang được phát triển sau, chẳng hạn Vaxart - vốn đang đưa ra thử nghiệm Giai đoạn II - đang hy vọng công nghệ mới hay cơ chế phân phối mới vẫn sẽ giúp chúng khả thi về thương mại.
Vaccine của Vaxart, ở dạng viên, tạo ra phản ứng kháng thể trong mũi, được cho là ngăn virus lây lan tốt hơn. Ngoài ra, công ty đã tổng hợp số liệu khảo sát cho thấy 32% người Mỹ nhiều khả năng chấp nhận vaccine Covid-19 nếu nó ở dạng thuốc viên.
Theo tạp chí Lancet, kể từ tháng 1/2021, 20% người trưởng thành ở Mỹ liên tục cho biết họ sẽ chỉ tiêm vaccine nếu cần để làm việc hoặc sẽ không tiêm. Người sáng lập Vaxart Sean Tucker tin vaccine dạng uống có thể giải quyết vấn đề này. "Khi nói đến vaccine, nhiều người sợ kim tiêm," ông nói.
Một cách quan trọng nữa mà các loại vaccine mới có thể cạnh tranh với vaccine thế hệ đầu tiên là giá cả, làm mất lợi thế của các vaccine Pfizer/BioNTech và Moderna vốn đắt đỏ hơn.
"Chúng tôi đang nhắm đến giá thành 3-5 đô la một liều, và chúng tôi nghĩ trong tương lai sẽ như vậy," Zion nói. "Trợ cấp của chính phủ ở mức giá 25-30 đô la một liều (cho vaccine mRNA) là không bền vững."
Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh như vậy, vẫn còn phải chờ xem liệu các loại vaccine thế hệ thứ hai đang phát triển có chỗ trên thị trường hay không.
Có một điều, đó là thị trường mũi tiêm tăng cường ở các nước thu nhập cao là rất không chắc chắn. Các nhà khoa học vẫn chưa rõ liệu sự xuất hiện của các biến thể kế tiếp sẽ khiến tiêm chủng thường xuyên sẽ trở nên cần thiết, hay mối đe dọa sẽ từ từ giảm đi trong những năm tới.
Những rủi ro
Việc triển khai thành công chương trình tiêm ngừa Covid-19 trong năm qua đã được ca ngợi rộng rãi như là thành tựu 'chưa từng có'.
Việc phát triển vaccine là một ngành có tiếng bấp bênh, với 2/3 ứng viên không đáp ứng được trong các thử nghiệm lâm sàng. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng thành công của làn sóng chích ngừa đầu tiên không đảm bảo rằng làn sóng thứ hai sẽ vượt qua những gì đã đạt được ở làn sóng thứ nhất.
Một nạn nhân trong thời kỳ đầu là công ty CureVac của Đức, với vaccine mRNA của họ cho kết quả thất vọng trong thử nghiệm Giai đoạn III hồi tháng 6, chỉ chứng minh hiệu quả ngừa bệnh có 47%. Tin này được xem là bước lùi vì vaccine này - dùng ít mRNA hơn - dự kiến sẽ rẻ hơn và có thể trữ lâu hơn so với các vaccine Pfizer/BioNTech và Moderna.
CureVac đang theo đuổi một loại vaccine Covid-19 mới hợp tác với hãng GSK, vốn nhắm vào nhiều biến thể virus corona cùng một lúc.
Mặc dù công việc này đem lại kết quả tốt hơn trên động vật và dường như tạo ra kháng thể gấp mười lần so với nỗ lực đầu tiên của họ, Klaus Edvardsen, giám đốc phát triển CureVac nói với BBC rằng khả năng là họ sẽ không thể tiến tới bước nộp đơn xin phê duyệt theo quy định cho đến sớm nhất là vào cuối năm 2022.
Ví dụ này là để cho thấy những trở ngại và thách thức mà các hãng phát triển vaccine thế hệ thứ hai phải đối mặt.
Nhiều công ty nhận ra rằng con đường phê duyệt theo quy định sẽ khắt khe hơn nhiều, với Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ tuyên bố sẽ không cho phép vaccine sử dụng khẩn cấp nữa.
Hàng tỷ liều vaccine đã được tiêm - 29,92 triệu liều hiện đang được tiêm mỗi ngày - cũng đang gây áp lực chưa từng có cho chuỗi cung ứng vaccine.
Với các hãng sản xuất lọ thủy tinh và các nguyên liệu thô quan trọng khác ưu tiên vaccine thế hệ đầu tiên, các hãng thế hệ thứ hai đang gặp khó để có những thứ họ cần.
"Chúng tôi chắc chắn là công dân hạng hai trong chuỗi cung ứng," Zion nói. "Lọ, thủy tinh, nhựa, tất cả đều dành cho các loại vaccine đã được duyệt. Chúng tôi đã có những đơn hàng đã được chất lên xe, nhưng rồi sau đó chúng được chuyển hướng đi từ chỗ chúng tôi đến một trong những hãng vaccine được phê duyệt thông qua sắc lệnh chính phủ. Lúc nào cũng vậy."
Đối với Akston Biosciences và những kẻ thách thức mới tìm kiếm thị phần, cái giá của thất bại có thể rất cao.
Hai năm trước, Novavax chứng kiến thử nghiệm lâm sàng vaccine RSV thất bại hoàn toàn. Quá trình này tiêu tốn hàng chục triệu đô la, khiến nhân viên bị sa thải, và họ phải bán hai cơ sở phát triển và sản xuất.
Tương lai
Cho đến nay, ước tính 47,7% dân số thế giới, gồm nhiều vùng rộng lớn ở Nam Mỹ, Châu Phi và Châu Á, vẫn chưa được chích ngay cả một mũi vaccine COVID.
Hy vọng lớn cho thế hệ vaccine thứ hai là chúng có thể tạo biến chuyển lớn ở chỗ này, nhất là khi số người chưa chích ngừa có nguy cơ cao hơn trước bất kỳ biến chủng mới nào có thể xuất hiện.
Một công ty tập trung đưa vaccine Covid-19 đến các nước thu nhập thấp là công ty công nghệ sinh học Ziccum có trụ sở tại Lund vốn phát triển công nghệ làm khô các loại vaccine hiện có và chuyển đổi chúng thành dạng bột mà không cần phải lưu trữ hoặc vận chuyển ở nhiệt độ lạnh.
Ziccum hiện hợp tác với Janssen mà vaccine Covid-19 thế hệ đầu tiên của họ đã được phê duyệt hồi tháng 2/2021 - để nghiên cứu xem liệu có thể tạo ra dạng bột khô của một trong các nền tảng vaccine của Janssen hay không.
Trong tương lai gần, điều này có thể được vận dụng để cải thiện tình hình vaccine trên khắp châu Phi.
Công ty công nghệ sinh học Gritstone có trụ sở ở California gần đây thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I ở Manchester, sử dụng phương pháp gọi là RNA tự khuếch đại (saRNA), một dạng mới hơn của công nghệ mRNA.
Ban đầu được làm ra để dùng cho bệnh ung thư, saRNA tự tạo ra các bản sao một khi nó vào bên trong tế bào, có nghĩa là nó có thể đưa đến phản ứng tương tự như vaccine mRNA, nhưng với liều nhỏ hơn 50 hoặc 100 lần, giúp vaccine rẻ hơn và dễ sản xuất hơn.
Andrew Allen, chủ tịch, giám đốc điều hành và đồng sáng lập Gritstone, nói rằng công nghệ vaccine nhằm kích thích các phản ứng tế bào T bền hơn, lâu hơn trước các chỗ của Covid-19 vốn được giữ gìn giữa các dạng virus corona, và do đó có mặt trong tất cả các dạng thức trong họ virus này.
Công nghệ này cũng có thể được sử dụng để giúp phát triển vaccine phổ quát ngừa các virus khác như cúm.
Nó thậm chí có thể đẩy nhanh nghiên cứu hiện nay về vaccine ung thư, vốn dùng sinh thiết để dự đoán mục tiêu khác nhau của hệ thống miễn dịch khi khối u tiến hóa.
Nhưng một trong những di sản lớn nhất của vô số những nghiên cứu vaccine mới này có thể là giúp thế giới chuẩn bị tốt hơn cho sự bùng phát virus corona trong tương lai, điều mà nhiều nhà khoa học tin là không thể tránh khỏi dựa trên xu hướng trong hai thập kỷ qua.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
- Khoa học
- Virus corona
- Vaccine
Vì sao một số loại virus gây đại dịch tự động biến mất
29 tháng 10 năm 2020Virus tấn công bất thường vào trẻ nhỏ sau dịch Covid-19
13 tháng 10 năm 2021Lý do khiến giới chức muốn áp lệnh tiêm vaccine
5 tháng 12 năm 2021Covid-19: Bệnh nhẹ vẫn có thể để di chứng nặng, kéo dài
21 tháng 11 năm 2021Covid-19: Tác động của việc đeo khẩu trang đối với trẻ nhỏ
14 tháng 11 năm 2021Nên hay không nên chích ngừa Covid-19 cho trẻ em?
31 tháng 10 năm 2021
Tin chính
Đường sắt cao tốc Bắc-Nam: Quốc hội chính thức 'bật đèn xanh'
3 giờ trướcHoa Kỳ chấp thuận bán vũ khí trị giá 385 triệu USD cho Đài Loan
4 giờ trướcVụ ám sát John F. Kennedy đã giúp The Beatles chinh phục nước Mỹ?
8 giờ trước
BBC giới thiệu
Tô Lâm - Donald Trump: cuộc điện đàm dự báo mối quan hệ
13 tháng 11 năm 2024Tướng công an, quân đội nào thăng tiến khi chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định?
15 tháng 11 năm 2024Quyền lực ở West Palm Beach: Bên trong cuộc hành hương đến dinh thự Mar-a-Lago
12 tháng 11 năm 2024Đức nói với Bộ trưởng Lương Tam Quang: 'Không được tái diễn vụ việc tương tự Trịnh Xuân Thanh'
9 tháng 11 năm 2024‘Cờ ngụy’ và ‘ngón tay thối’ trong bảo tàng quân sự
10 tháng 11 năm 2024Tông xe 'trả thù đời': Những câu hỏi về xã hội Trung Quốc
13 tháng 11 năm 2024Lý do bầu chủ tịch nước mới mà không để Tổng Bí thư Tô Lâm kiêm nhiệm
22 tháng 10 năm 2024Tiếp cận băng người Việt buôn người: bán suất ‘ưu tiên’ vượt eo biển Manche
29 tháng 10 năm 2024Radar trên đảo Tri Tôn: Trung Quốc có thể do thám miền Trung Việt Nam và xa hơn?
27 tháng 10 năm 2024
Đọc nhiều nhất
- 1Đường sắt cao tốc Bắc-Nam: Quốc hội chính thức 'bật đèn xanh'
- 2Hoa Kỳ chấp thuận bán vũ khí trị giá 385 triệu USD cho Đài Loan
- 3Vụ ám sát John F. Kennedy đã giúp The Beatles chinh phục nước Mỹ?
- 4‘Anh đã lừa em… anh xin lỗi vì điều đó’: Chính trị gia người Anh chết hai lần
- 5Nhân sự cấp cao Việt Nam: những gương mặt mới thăng tiến là ai?
- 6'Con tôi khóc khi tôi giết chó làm thịt'
- 7Derek Trần: dân biểu liên bang gốc Việt đầu tiên của California là ai?
- 8Trung ương Đảng họp bất thường, xử lý hàng loạt nhân vật cấp cao
- 9'Thủ phủ rác' ở Hưng Yên đánh vật với rác nhựa
- 10Quốc hội họp: các vị trí lãnh đạo cấp cao nào thay đổi? Ai sẽ thăng tiến?
Từ khóa » Các Loại Vaccine Covid 19 được Who Cấp Phép Trên Thế Giới
-
WHO: Các Vaccine COVID-19 đã được Phê Duyệt đều An Toàn, Hiệu ...
-
8 Loại Vắc-xin Phòng COVID-19 đã được Cấp Phép Tại Việt Nam
-
Các Loại Vắc Xin Covid-19 được Cấp Phép Lưu Hành Hiện Nay Tại Việt ...
-
WHO Phê Duyệt Vaccine COVID-19 Thứ 9 - Tin Liên Quan - Bộ Y Tế
-
7 Vaccine COVID-19 được WHO Phê Duyệt Và Hiệu Quả đối Với Biến ...
-
Bảng So Sánh 6 Loại Vaccine COVID-19 Phổ Biến Hiện Nay | Vinmec
-
WHO Cấp Phép Sử Dụng Khẩn Cấp Vaccine Phòng COVID-19 Của ...
-
WHO Khẳng định Các Vaccine COVID-19 đã được Phê Duyệt đều An ...
-
Hỏi – Đáp Về Covid-19 Vắc Xin Covid-19 đã được WHO Phê Duyệt ...
-
Vaccine Covid-19: Toàn Bộ Kiến Thức Về Tiêm Chủng, Giá Tiền...
-
COVID-19 Information | Icon Cancer Centre Singapore
-
Thế Giới Trong Cuộctăng Tốc Tiêm Chủng
-
Yêu Cầu đi Lại đối Với Du Khách Ngắn Hạn đến Singapore
-
09 Loại Vắc Xin COVID-19 được Phê Duyệt Tại Việt Nam