CPA Là Gì? Những Ai Sẽ Cần đến Chứng Chỉ CPA? - HRchannels

Đối với những người hành nghề kế toán thì các chứng chỉ như CPA, ACCA, ACA, CFA,…, là những chứng chỉ rất quan trọng. Trong đó có chứng chỉ chỉ có giá trị tại Việt Nam và có chứng chỉ có giá trị trên toàn thế giới. Nếu như các chứng chỉ kế toán thế giới có chi phí khá đắt đỏ, thì CPA Việt Nam là chứng chỉ mà bạn có thể lấy được dễ dàng hơn. 

Trong bài viết này, HRchannels sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về chứng chỉ CPA tại Việt Nam và những ai cần có chứng chỉ CPA này.

CPA là gì?

CPA là viết tắt của Certified Public Accountants, nghĩa là chứng chỉ hành nghề kế toán. Đây là giấy chứng nhận một cá nhân được cấp phép hành nghề kế toán do Bộ Tài Chính cấp. Để nhận được chứng chỉ CPA, bạn sẽ phải trải qua một kỳ thi theo tiêu chuẩn của Bộ Tài Chính. Chứng chỉ CPA rất quan trọng bởi vì đây là cơ sở chứng minh năng lực và phẩm chất của một người hành nghề kế toán, kiểm toán. 

Khi sở hữu chứng chỉ CPA, bạn có thể đảm nhận nhiệm vụ tư vấn và quản lý tài chính cho các cá nhân hoặc doanh nghiệp. Đồng thời bạn cũng được công nhận là một kiểm toán viên chuyên nghiệp, với kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ vững vàng. Trong khi đó những cá nhân không có chứng chỉ CPA sẽ chỉ được xem là trợ lý kiểm toán.

Tại Việt Nam, để nhận được chứng chỉ CPA bạn sẽ trải qua nhiều kỳ thi và phải đáp ứng được những điều kiện bắt buộc. Sau đây là những điều kiện để tham dự kỳ thi chứng chỉ CPA:

- Có đạo đức nghề nghiệp, trung thực và tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

- Phải có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính và ngân hàng. Hoặc là tốt nghiệp các chuyên ngành khác nhưng trong quá trình học có học qua các môn kế toán, kiểm toán, tài chính và phân tích hoạt động tài chính thuế với thời lượng học chiếm tối thiểu 7% trên tổng quá trình học tập. 

- Phải có thời gian làm việc thực tế trong ngành kế toán, kiểm toán, tài chính ít nhất 60 tháng (5 năm), hoặc có thời gian làm trợ lý kiểm toán từ 48 tháng (4 năm) trở lên. Thời gian này được tính kể từ ngày ghi trên bằng tốt nghiệp đến thời điểm đăng ký dự thi chứng chỉ CPA.

Những việc làm hấp dẫn

Factory Manager (Garment, Open For Expat)

Hồ Chí Minh, Quảng Nam, Quảng Ngãi Dệt may/ Sợi/ Giầy da, Người nước ngoài/Việt Kiều, Sản Xuất

Sales Manager (Steel)

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Bán hàng kỹ thuật, Bán hàng Vật liệu xây dựng, Kinh doanh / Bán hàng

Sales Executive (Packaging, B2B)

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Bán hàng kỹ thuật, Bán hàng Hóa chất, Kinh doanh / Bán hàng

Kỹ Sư Thiết Kế Sản Phẩm (Tiếng Trung)

Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh Nghệ thuật/Thiết kế , Sản Xuất , Nghiên cứu phát triển sản phẩm

QRA Engineer (Electronics)

Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá Sản Xuất , QA/QC, Điện / Điện tử / Điện lạnh

Ngoài những điều kiện cơ bản kể trên thì bạn còn phải học qua 7 môn học bắt buộc, bao gồm: Luật doanh nghiệp, Pháp luật và kinh tế, Kế toán tài chính, Kế toán quản trị nâng cao, Kiểm toán và dịch vụ đảm bảo nâng cao, Thuế và quản lý thuế nâng cao và Phân tích hoạt động tài chính. Bên cạnh đó, bạn phải có trình độ ngoại ngữ bất kỳ từ level C trở lên.

Chứng chỉ CPA Việt Nam không chỉ được công nhận tại Việt Nam mà còn được công nhận từng phần bởi Hiệp hội Kế toán công chứng Anh Quốc (ACCA) và CPA Úc (CPA Australia). Những cá nhân có chứng chỉ CPA Việt Nam sẽ được miễn 4 môn trong số 14 môn khi thi chứng chỉ ACCA và được miễn 3 môn trong số 12 môn khi thi chứng chỉ CPA Úc. Các chứng chỉ ACCA và CPA Úc nhận được sự công nhận của nhiều quốc gia trên thế giới. Bởi vậy sở hữu các chứng chỉ này đồng nghĩa với việc năng lực của bạn đã được thế giới công nhận

Những ai sẽ cần đến chứng chỉ CPA?

Nếu chỉ làm công tác kế toán thông thường thì không bắt buộc phải có chứng chỉ CPA. Tuy nhiên có những người làm các công việc bắt buộc phải có chứng chỉ CPA, bao gồm:

1. Kế toán trưởng

Để làm Kế toán trưởng ngoài yêu cầu phải có chứng chỉ kế toán trưởng, có chuyên môn, nghiệp vụ ngành kế toán và có kinh nghiệm làm việc về kế toán tối thiểu 2 -3 năm, thì còn phải có chứng chỉ CPA.

2. Người đại diện theo pháp luật

Đối với người đại diện theo pháp luật (Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc) của công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh và chủ sở hữu của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán, cần phải có chứng chỉ CPA. 

3. Kiểm toán viên

Kiểm toán viên tại các công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân cần phải có chứng chỉ CPA. Theo quy định khi đăng ký thành lập các doanh nghiệp này sẽ phải có tối thiểu 5 kiểm toán viên có chứng chỉ CPA.

4. Người được thuê làm sổ sách kế toán

Những người được thuê làm sổ sách kế toán phải đạt những tiêu chuẩn được quy định trong Luật kế toán, có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán và chứng chỉ CPA. Với những người không có chứng chỉ, cơ quan Thuế sẽ không chấp nhận người đó đứng tên quyết toán và cũng không có quyền chịu trách nhiệm về công tác kế toán của doanh nghiệp.

5. Người hành nghề kế toán trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán

Những người hành nghề kế toán trong các doanh nghiệp kế toán cần có hợp đồng lao động với doanh nghiệp, đáp ứng được các tiêu chuẩn nghề nghiệp và có chứng chỉ CPA.

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến chứng chỉ CPA Việt Nam mà HRchannels muốn gửi đến các bạn. Hy vọng những thông tin này hữu ích với những bạn đang làm việc trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Chúc các bạn sớm đạt đến đỉnh cao trong sự nghiệp.  

HRchannels - Great Solution. Great People!

HRchannels - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080

Email: sales@hrchannels.com / tuyendung@hrchannels.com

Website: www.hrchannels.com

Địa chỉ: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội

 

Nguồn ảnh: internet

  • chứng chỉ CPA
  • CPA
  • chứng chỉ CPA la gì
  • CPA la gì
  • Certified Public Accountants
  • chứng chỉ hanh nghề kế toán
HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.

Từ khóa » Chứng Chỉ Kiểm Toán Viên Cpa Là Gì