CPI Là Gì? Cách Tính, Mối Quan Hệ Giữa CPI Và Lạm Phát Là Gì?

5/5 - (5 bình chọn)

Có rất nhiều thuật ngữ kinh tế quan trọng mà chúng ta chưa thật sự hiểu hết, CPI là gì cũng là một trong những câu hỏi đó. Chỉ số giá tiêu dùng CPI, cách tính CPI và cả ý nghĩa của chỉ số CPI như thế nào? Tại sao lại hay nhầm lẫn CPI với lạm phát? Đừng rời đi đâu nhé, hãy cùng Luận Văn Việt tìm hiểu sâu về chỉ số CPI qua những chia sẻ bổ ích ngay bên dưới.

hinh-anh-cpi-la-gi-1

Mục lục Ẩn
  • 1. Khái niệm CPI – Chỉ số giá tiêu dùng là gì?
  • 2. Ý nghĩa của chỉ số CPI
  • 3. Cách tính cpi
  • 4. Mối quan hệ giữa cpi và lạm phát

1. Khái niệm CPI – Chỉ số giá tiêu dùng là gì? 

Chỉ số giá tiêu dùng CPI – Consumer Price Index là chỉ số tình theo phần trăm phản ánh mức thay đổi của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Chỉ số này chỉ tương đối, bởi nó chỉ dựa vào một giỏ hàng hóa đại hiện cho toàn bộ hàng tiêu dùng.

Chỉ số CPI được sử dụng phổ biến để đo lường mức giá của sự thay đổi của mức giá chính là lạm phát. Một chỉ số chung để phản ánh mức giá chung nữa là chỉ số giảm phát của tổng sản phẩm trong nước, hay gọi là chỉ số điều chỉnh GDP. 

Trong một số trường hợp, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được xem là một thước đo kiểm tra mức giá bình quân gia quyền của một rổ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, chẳng hạn như giao thông, thực phẩm và chăm sóc y tế. Nó được tính toán bằng cách lấy sự thay đổi giá của từng mặt hàng trong rổ hàng hóa được xác định trước và tính trung bình cho chúng. 

Những thay đổi trong chỉ số CPI được sử dụng để đánh giá những thay đổi về giá cả liên quan đến giá sinh hoạt. Chỉ số CPI là một trong những số liệu thống kê được sử dụng thường xuyên nhất để xác định các giai đoạn lạm phát hoặc giảm phát.

2. Ý nghĩa của chỉ số CPI

Chỉ số tiêu dùng CPI được dùng để theo dõi sự thay đổi chi phí sinh hoạt theo thời gian, do đó đây được xem là một chỉ tiêu tương đối để phản ánh xu thế và mức độ biến động của giá bán trong dịch vụ tiêu dùng và chi phí sinh hoạt của người dân.

Khi bắt đầu tìm hiểu chỉ số CPI là gì, lúc CPI tăng thì cũng đồng nghĩa với mức giá trung bình tăng và ngược lại. Sự biến động của chỉ số CPI có thể gây ra lạm phát hoặc giảm phát và ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Khi giá cả tăng tới mức không thể kiểm soát nổi thì lạm phát sẽ trở thành siêu lạm phát.

Nếu trường hợp những sụt giảm mức giá chung CPI do giảm cầu sẽ gây ra hiện tượng giảm phát và suy thoái kinh tế, kèm theo là thất nghiệp.

Xem ngay: Tổng hợp 50 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán dễ đạt điểm cao

hinh-anh-cpi-la-gi-2

3. Cách tính cpi 

Để tính chỉ số tiêu dùng CPI, chúng ta thực hiện các bước sau:

  1. Cố định mặt hàng: Thông qua quá trình nghiên cứu, điều tra xã hội học để xác định được những mặt hàng tiêu biểu, dịch vụ đặc trưng mà một người tiêu dùng sẽ có nhu cầu mua.
  2. Xác định giá cả: Khâu này giúp thực hiện được việc thống kê giá cả các mặt hàng, dịch vụ trong giỏ hàng hóa cố định tại từng thời điểm khác nhau.
  3. Xác định chi phí giỏ hàng: Bằng cách lấy giá cả thống kê nhân với số lượng từng mặt hàng rồi tính tổng lại với nhau ta sẽ được chi phí giỏ hàng cố định.
  4. Tính chỉ số CPI theo công thức sau, sau khi chọn một thời điểm gốc để so sánh:

Công thức: CPI = 100* ( Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kì t / Chi phí để mua hàng hóa kì cơ sở)

Một vài vấn đề xảy ra khi tính toán chỉ số CPI:

  • Chỉ số CPI có thể ảnh hưởng cao hơn thực tế khi một số trường hợp mặt hàng hoặc dịch vụ được chọn cố định có thể tăng nhanh hơn các mặt hàng mà người tiêu dùng dùng có xu hướng ít tiêu thụ sản phẩm đó hơn, hoặc chuyển sang một mặt hàng hợp lý hơn.
  • Chỉ số CPI sẽ không thể hiện được sự thay đổi của chất lượng hàng hóa trên thị trường khi có sự xuất hiện của nhiều mặt hàng khác, người tiêu dùng sẽ có những lựa chọn đa dạng hơn, giá cả cạnh tranh hơn nhiều.
  • Một thời điểm nào đó chất lượng hàng hóa tăng, kéo theo những mức giá cũng tăng nhưng mức giá đó trong thực tế vẫn không tăng bởi vì chỉ số CPI không thể hiện được hết sự thay đổi của chất lượng hàng hóa.

hinh-anh-cpi-la-gi-3

4. Mối quan hệ giữa cpi và lạm phát 

Chỉ số CPI là một công cụ để đo tỷ lệ lạm phát của mỗi quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ số CPI biến đổi sẽ giúp xác định được tỷ lệ lạm phát là tăng hay giảm. 

Dù lạm phát có tăng hay giảm đều có nhiều tác động tiêu cực đến nền kinh tế của quốc gia đó. Một số trường hợp, tỷ lệ lạm phát giảm sẽ có những tác động tích cực đối với nền kinh tế. 

Ví dụ: 

Khi Internet ngày càng phổ biến, thì cước điện thoại sẽ ngày càng giảm dần và điều này vô cùng có lợi cho người tiêu dùng. Nếu giá internet cứ giảm và không được kiểm soát thì lạm phát tăng dần và trở thành siêu lạm phát thì đồng tiền quốc gia mất giá, nền kinh tế quốc dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Xem thêm:

  • Vốn là gì? Nguồn vốn là gì? Phân loại vốn và nguồn vốn
  • Huy động vốn là gì? Nguồn vốn huy động trong NHTM

Như vậy, qua những chia sẻ mà Luận Văn Việt gửi đến ở trên, hy vọng rằng bạn đã có thêm kiến thức về chỉ số CPI là gì rồi phải không. Hy vọng bài viết này của Luận Văn Việt lại mang đến cho bạn kiến thức bổ ích, bổ trợ cho bạn hành trình chinh phục tri thức phía trước. 

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng chúng tôi trong suốt chặng đường dài vừa qua. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, bạn vui lòng liên hệ với Luận Văn Việt qua số điện thoại: 0915 686 999 hoặc qua email: luanvanviet.group@gmail.com để được giải đáp.

Chúc các bạn gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống!

0/5 (0 Reviews) Lưu Hà Chi( Content Leader )

CEO Helen Lưu Hà Chi – Nhà sáng lập website luanvanviet.com , nơi cung cấp các dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, tốt nghiệp, tiểu luận, essay, Assignment, cùng với các giải pháp chuyên sâu về xử lý số liệu bao gồm SPSS, STATA, EVIEWS, và SmartPLS.

Post Views: 9.603

Từ khóa » Cách Tính Cpi Và Lạm Phát