CPI Tăng Thấp Nhất Trong Vòng 5 Năm - Bộ Công Thương

Nhìn lại chặng đường 5 năm 2016-2021, so sánh CPI bình quân 9 tháng trong các năm cụ thể như sau: Tăng 2,07% năm 2016; 3,79% năm 2017; 3,57% năm 2018; 2,5% năm 2019; 3,85% năm 2020 và mức thấp nhất - tăng 1,82% năm 2021.

Giá các mặt hàng thực phẩm 9 tháng giảm 0,29% và giá thịt gà giảm 0,98% so với cùng kỳ năm trước là hai trong số các nguyên nhân làm giảm CPI 9 tháng. Thêm vào đó, ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến người dân hạn chế đi lại, theo đó giá vé máy bay 9 tháng giảm 20,91% so với cùng kỳ năm trước; giá du lịch trọn gói giảm 2,69%.

Lạm phát cơ bản 9 tháng tăng 0,88%.

Theo Tổng cục Thống kê, giá thuê nhà giảm trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội; học phí năm học 2021-2022 được miễn, giảm tại một số địa phương; giá thực phẩm giảm do nguồn cung bảo đảm; thực hiện Nghị quyết số 83/NQ-CP ngày 31/7/2021 của Chính phủ về phương án hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện đợt 4 cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là các nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2021 giảm 0,62% so với tháng trước, tăng 1,88% so với tháng 12/2020. So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng Chín tăng 2,06%; CPI bình quân quý III/2021 tăng 2,51%.

Tính chung 9 tháng năm 2021, CPI tăng 1,82% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Lạm phát cơ bản 9 tháng tăng 0,88%.

CPI tháng 9/2021 giảm 0,62% so với tháng trước, tăng 1,88% so với tháng 12/2020 và tăng 2,06% so với cùng kỳ năm 2020. Tính chung quý III/2021, CPI tăng 0,93% so với quý trước và tăng 2,51% so với cùng kỳ năm 2020. CPI bình quân 9 tháng năm 2021 tăng 1,82% so với bình quân cùng kỳ năm 2020.

Lạm phát cơ bản tháng 9/2021 giảm 0,26% so với tháng trước, tăng 0,74% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 9 tháng năm 2021 tăng 0,88% so với bình quân cùng kỳ năm 2020.

Chỉ số giá vàng tháng 9/2021 giữ ổn định so với tháng trước; giảm 1,64% so với tháng 12/2020 và giảm 2,7% so với cùng kỳ năm 2020. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 9/2021 giảm 0,48% so với tháng trước; giảm 1,14% so với tháng 12/2020 và giảm 1,35% so với cùng kỳ năm 2020 do nhu cầu mua bán ngoại tệ hạn chế trong điều kiện giãn cách xã hội kéo dài.

Từ khóa » Chỉ Số Trượt Giá Tiêu Dùng Năm 2020