CPU Chip Intel Xeon Là Gì? Ưu điểm Và So Sánh Với CPU Core I7

CPU Chip Intel Xeon là gì? Ưu điểm và so sánh với CPU Core I74.6 (91.43%) 14 votes

Nhiều người nhầm lẫn hoặc không phân biệt được CPU Xeon và CPU Core I7 là gì? Và để giúp bạn thấy được sự khác nhau giữa 2 dòng CHIP CPU này, bài viết dưới đây sẽ đưa ra khái niệm Chip intel Xeon là gì? Ưu điểm của CPU Xeon như thế nào và cách phân biệt giữa CPU Core i7 và Intel Xeon cho bạn đọc tham khảo nhé!

Tìm hiểu CPU Chip Intel Xeon là gì?

Chip Intel Xeon là dòng CPU thuộc hãng Intel – Hãng máy tính nổi tiếng trên thế giới hiện nay. Đa số các dòng CPU được sử dụng trên thế giới đều dùng hãng này.

Các dòng CPU Xeon intel của Bmat

CPU Xeon cũng như các dòng CPU khác, có đầy đủ chức năng và cấu hình cần thiết cho một máy tính thông thường và đặc biệt là cho server hoặc máy trạm. Chip Intel Xeon thường sử dụng cho các loại máy tính cần hiệu năng cao, ngoài ra Intel còn sản xuất các dòng CPU Core i3, i5, i7, i9 khác nữa dành cho những dòng máy phổ thông.

Ưu điểm của Chip Intel Xeon

– Hỗ trợ RAM ECC (Error Checking và Correction): Để phát hiện và sửa lỗi dữ liệu trước khi nó xảy ra. Chính vì thế nó loại bỏ hoàn toàn các nguyên nhân gây ra sự cố hệ thống làm ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc. Chỉ có bộ vi xử lý Chip Intel Xeon mới có RAM ECC này.

– Lõi nhiều CPU: Ứng dụng của bạn cần nhiều lõi CPU thì càng tốt như ứng dụng thiết kế đồ họa, 3Dmax, render video… thì CPU Xeon hoàn toàn đáp ứng được. Bởi bộ vi xử lý CPU Xeon có tối đa tới 56 lõi và sau khi siêu phân luồng là 112.

– Bộ nhớ đệm L3 cache cao: Đa số các bộ vi xử lý Chip Intel Xeon hiện nay đều có khoảng 15 – 30 Mb bộ nhớ cache L3 tùy từng dòng (cao, thường hay tiêu thụ ít – dòng L). Vì vậy, bộ nhớ đệm Xeon gần gấp đôi đối thủ Core I nên nếu công việc của bạn đòi hỏi chạy nhiều ứng dụng cùng một lúc thì nên cân nhắc sử dụng CPU Xeon.

– Độ bền bỉ cao: Bộ vi xử lý Chip Intel Xeon có độ bền bỉ cực kỳ cao, xử lý thông tin nặng qua nhiều ngày. Vì thế, những khách hàng dùng máy trạm hạng nặng có thể lựa chọn CPU Xeon để nâng cao tuổi thọ.

– Sẵn có công nghệ siêu phân luồng tại mức tiền thấp: Tất cả các CPU Xeon đều có siều phân luồng – một quá trình cơ bản tăng gấp đôi các lõi CPU thông qua việc tạo ra các lõi ảo mà bộ vi xử lý Core I không hề có.

Trên đây là những thông tin nổi bật mà dòng CPU Xeon mang lại cho khách hàng lựa chọn và sử dụng. Dưới đây chúng tôi tiếp tục phân tích sự khác nhau giữa dòng CPU Xeon và CPU Core I để bạn lựa chọn sản phẩm thích hợp nhất đối với bản thân mình.

Sự khác biệt giữa CPU Chip Xeon và CPU Core I7

Sự khác biệt giữa CPU Chip Xeon và CPU Core I7

Như đã giới thiệu qua ở trên, CPU Core I và CPU Xeon đều được sản xuất từ hãng Intel nổi tiếng. Chúng đều thích hợp với các phần mềm game, thiết kế đồ họa ở thời điểm hiện tại,… nhưng có sự khác biệt đó chính là:

Khác biệt về thời gian sản xuất

– Core I7: Được ra mắt sớm là bước đột phá cho việc nâng cấp bộ vi xử lý của máy tính bàn, laptop, di động với tính năng là tiết kiệm điện và nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với core i3, i5.

– CPU Xeon: Sản xuất muộn hơn Core I7, với 3 dòng dành cho doanh nghiệp đó là Xeon E3, Xeon E5 và Xeon E7. Đời sau nâng cấp hiện đại và cao cấp hơn dòng trước.

Khác biệt về đối tượng ứng dụng

– Dòng CPU Core I7 thường ứng dụng cho máy tính bàn, laptop không yêu cầu độ ổn định cao như Workstation và Server.

– Còn Chip Intel Xeon hướng tới đối tượng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ cần hiệu năng ổn định cao. Cụ thể, CPU Xeon E3 được dùng cho các máy chủ cỡ nhỏ và thấp và cũng là bộ vi xử lý dựa trên kiến trúc Haswell của Intel.

Khác biệt về đặc tính giữa 2 dòng CPU

– CPU Core i7 không chạy nhiều CPU cùng một lúc mà phải tắt đi 1 cái QPI (QuickPath Interconnect).

Khác biệt về đặc tính giữa 2 dòng CPU intel xeon và core i7

– Còn CPU Xeon cho phép chạy nhiều CPU cùng một lúc hoặc chạy 1 CPU đều được. Với những ai sử dụng loại Xeon nhiều CPU thì giá thành khá cao, nhất là loại Xeon dùng 2 CPU được thiết kế 2 QPI để giao tiếp với RAM server và Mainboard server được dùng chéo với nhau.

Khác biệt về card đồ họa tích hợp

– Dòng CPU Core I có sẵn IGPU (Card đồ họa tích hợp) nên những máy tính đơn giản không cần sử dụng VGA rời hoặc những máy tính có cấu hình game online sử dụng độ phân giải thấp cũng sử dụng dòng CPU này.

– Dòng CPU Xeon không có IGPU (Card đồ họa tích hợp) nên nếu máy tính yêu cầu cấu hình cao thì mua thêm VGA rời để xuất hình. Bởi vì Mainboard có hỗ trợ CPU cũng không thể xuất hình.

Nên lựa chọn CPU Xeon hay Core I7?

– Qua những so sánh ở trên, chắc hẳn bạn đã biết bản thân mình nên sử dụng dòng CPU nào cho hợp lý rồi phải không nào? Nếu bạn sử dụng máy tính văn phòng nhẹ nhàng thì CPU Core i7 chính là sự lựa chọn thích hợp.

– Ngược lại, với những công việc đòi hỏi nhiều phần mềm, ứng dụng, thiết kế đồ họa chuyên nghiệp thì nên sử dụng Chip Intel Xeon vì nó có tích hợp tính năng tự kiểm tra lỗi.

– Giá thành CPU Xeon cao nhưng có nhiều định mức khác nhau cho cá nhân, doanh nghiệp lựa chọn. Cụ thể đó là:

+ CPU Xeon E3 ứng dụng cho máy chủ cấp thấp, cỡ nhỏ với giá thành hợp lý. Phù hợp dành cho đối tượng cá nhân, tư nhân hoặc doanh nghiệp vừa và nhỏ.

+ Còn CPU Xeon E5 hướng tới các máy chủ server tầm trung với số nhân xử lý lên tới 8.

– Kết luận: CPU Xeon thường sử dụng cho máy tính doanh nghiệp, CPU Core i7 thường được sử dụng cho máy tính cá nhân.

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về Chip Intel Xeon hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được các chuyên gia máy tính giải đáp chi tiết nhất. Hoặc cần mua sản phẩm phù hợp với công việc của mình liên hệ với chúng tôi để có chiếc máy tính đa năng nhất.

Tham khảo bài viết: Giới thiệu về Chip Intel HD Graphics 620 và uhd graphics 620

Từ khóa » Dual Xeon Là Gì