CPU Là Gì? Các Loại CPU Máy Tính Phổ Biến Nhất Hiện Nay - BKHOST

Chắc hẳn với những người thường xuyên sử dụng máy tính, tuy nhiên không phải ai cũng biết CPU là gì? Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu kỹ hơn CPU là gì và giới thiệu các loại CPU phổ biến trên thị trường vài năm trở lại đây, cùng theo dõi nhé!

CPU là gì?

CPU là từ viết tắt của Central Prossesing Unit hay được gọi là trung tâm xử lý dữ liệu. Hiểu một cách đơn giản hơn thì CPU chính là bộ não điều khiển đa số các thành phần còn lại bên trong một bộ máy vi tính. Tại đây, mọi thao tác và dữ liệu sẽ được tính toán thật kỹ lưỡng và đưa ra các lệnh điều khiển mọi hoạt động của chiếc laptop. CPU xử lý toàn bộ các lệnh mà nó nhận được từ phần cứng và phần mềm chạy trên chiếc máy tính.

Dưới đây là một ví dụ điển hình về một chiếc CPU Intel Pentium Core i7. Bộ vi xử lý này được đặt và bảo mật vào một chiếc đế cắm CPU (CPU socket) tương thích được tìm trên bo mạch chủ. Bộ xử lý sản sinh ra nhiệt, vì thế chúng được phủ một lớp tản nhiệt để giữ mát và vận hành trơn tru hơn.

CPU la gi? Chiêm ngưỡng hình ảnh của chiếc CPU
Bộ xử lý trung tâm CPU là gì?

Thường thì chip CPU thường có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật. Hơn nữa, CPU còn có 1 góc nhỏ để đặt chip đúng vào chiếc đế cắm. Bên dưới cùng của con chip đó là hàng trăm chân nối được nối tương ứng với mỗi lỗ trong đế cắm CPU. Hiện nay, đa số các loại CPU đều giống với hình ảnh bên trên đây.

Tuy nhiên, AMD và Intel sẽ có khe cắm bộ vi xử lý lớn hơn và trượt vào phía khe bo trên bo mạch chủ. Hơn nữa, trải qua nhiều năm hoạt động đã có hàng chục loại đế cắm khác nhau ở trên bo mạch chủ. Mỗi một đế cắm chỉ hỗ trợ các loại CPU của máy tính cụ thể và mỗi bộ sẽ có các cách bố trí chân riêng.

Kể từ khi ra đời, bộ nhớ CPU chỉ có 1 lõi đơn dẫn tới việc tính toàn chậm và tốn thời gian hơn. Tuy nhiên điều này cũng đủ làm thay đổi thế giới tại thời điểm đó. Sau khi tiến hành đẩy CPU đơn lõi tới giới hạn của nó, những nhà sản xuất bắt đầu tìm kiếm nhiều cách thức mới hơn để cải thiện hiệu suất làm việc. Động thái này dẫn tới việc tạo ra nhiều bộ xử lý đa lõi. Vì vậy, các bạn sẽ thường xuyên nghe thấy các cụm từ như: lõi kép, đa nhân, 4 lõi,…

Cụ thể như một bộ vi xử lý lõi kép thực sự chỉ là 2 CPU riêng biệt trên một con chip đơn. Với cách tăng số lượng lõi, CPU có thể xử lý đồng thời nhiều quy trình khác nhau. Chính điều này đem lại hiệu quả trong việc làm tăng hiệu suất và giảm thời gian xử lý của CPU đi. Những bộ vi xử lý lõi kéo thường sẽ nhường chỗ cho các bộ vi xử lý 4 lõi với 4 CPU hơn. Thậm chí là bộ vi xử lý đa lõi với 8 CPU. Thêm vào đó là công nghệ siêu phân luồng làm cho máy tính của bạn có thể thực hiện nhiều tác vụ như khi chúng có 16 lõi vậy.

Cấu tạo của CPU có những thành phần nào?

Các loại CPU máy tính hiện nay đều được cấu tạo từ 3 thành phần chính đó là:

  • Bộ điều khiển (Control Unit – CU): là các vi xử lý đảm nhiệm việc thông dịch các lệnh của chương trình điều khiển. Chúng được điều tiết bởi các xung nhịp đo của đồng hồ hệ thống. Toàn bộ các yêu cầu và thao tác từ phía người dùng sẽ được biên dịch sang ngôn ngữ máy tính. Sau đó, mọi quá trình điều khiển sẽ được xử lý một cách chính xác nhất.
  • Bộ số học logic (ALU – Arithmetic Logic Unit) có chức năng thực hiện toàn bộ các lệnh của đơn vị điều khiển và xử lý tín hiệu. Theo như tên gọi của nó thì các phép tính số học như cộng, trừ, nhân, chia và những phép tính so sánh như lớn hơn, nhỏ hơn đều được thực hiện một cách kỹ càng. Đồng thời chúng sẽ đưa ra kết quả cho các quá trình xử lý tiếp theo.
  • Thanh ghi (Register) là những bộ nhớ có dung lượng nhỏ nhưng tốc độ truy cập lại rất cao. Chúng nằm ngay trong một số loại CPU để lưu trữ tạm thời các toán hạng, các kết quả tính toán, địa chỉ các ô nhớ hoặc là thông tin điều khiển. Mỗi thanh ghi tương ứng với một chức năng cụ thể. Thanh ghi quan trọng nhất chính là bộ đếm chương trình (PC – Program Counter) sẽ chỉ đến lệnh sẽ thi hành kế tiếp.

Các thông số kỹ thuật của bộ xử lý CPU

Tốc độ xử lý của CPU chính là tần số tính toán và làm việc của thiết bị này đo được bằng đơn vị GHz hoặc MHz. Tốc độ xử lý nhanh hoặc chậm của máy tính phụ thuộc vào chính tốc độ của CPU. Tuy nhiên nó cũng phụ thuộc vào nhiều thành phần khác như: RAM, bộ nhớ trong hoặc bo mạch đồ họa,…) Với các CPU cùng loại tần số càng cao thì tốc độ xử lý của chúng lại càng tăng.

Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ CPU bao gồm:

  • Số nhân xử lý (2, 4, 6, 10,…) càng nhiều thì nhân đó lại càng mạnh.
  • Công nghệ sản xuất (32 nm, 22 nm,14 nm…) càng nhỏ thì càng tiết kiệm điện và hiệu năng làm việc cũng cao hơn.
  • Công nghệ tăng tốc độ xử lý cụ thể như turbo boost, pipeline, siêu phân luồng…
  • Thiết bị bộ nhớ đệm.
  • Công nghệ đồ hoa tích hợp.
  • Công suất thoát nhiệt (TDP).
  • FSB (Front Side Bus): Là tốc độ truyền tải cơ sở dữ liệu ra vào CPU hay hiểu đơn giản là tốc độ dữ liệu chạy qua chân của CPU.
  • Bộ nhớ Cache: Đây là vùng nhớ mà CPU dùng để lưu trữ các phần của chương trình và các tài liệu sắp được sử dụng. Khi cần bộ xử lý CPU sẽ tìm thông tin trên cache trước khi tìm kiếm trên bộ nhớ chính.
  • Công suất làm việc hiện tại CPU usage chính là mức độ hoạt động (ví dụ 5%, 10%). Đối với một số trường hợp bất thường thì CPU 100% thì cần phải xem xét lại hệ thống tản nhiệt bằng cách đo nhiệt độ. Hệ thống quét virus, kiểm tra các chương trình lạ đã và đang được kích hoạt là do lỗi update của hệ điều hành…
Chi tiết cấu tạo của cac loai cpu
Chi tiết cấu tạo của bộ xử lý CPU

Các loại CPU hiện nay là gì?

Hiện tại các nhà sản xuất CPU lớn nhất hiện nay đó là AMD và INTEL. Kể từ giữa năm 2017 với sự trở lại mạnh mẽ của AMD đã giúp khách hàng luôn có được những lựa chọn ổn định và đảm bảo nhất. Sự cạnh tranh tới từ 2 thương hiệu lớn này mang đến cho người dùng thêm nhiều sự lựa chọn hơn nữa.

Các mã socker phổ biến hiện nay có Socket 1150, 1151, 1151V2 và những dòng socket 2011 và 2066 tương ứng với Haswell , skylake, kabylake và mới cũng như phổ thông nhất hiện nay chính là Coffelake chính là những dòng socket của CPU intel.

Bên cạnh đó, AMD hiện tại lại phổ biến với dòng socket AM4 và TR4

Một số dòng CPU Intel phổ biến nhất hiện nay như: Intel Core i3, i5, i7, i9 và Intel Xeon được rất nhiều khách hàng ưu tiên lựa chọn. Với AMD của một số dòng CPU phổ biến như: AMD Ryzen threadripper, AMD Ryzen 5 và AMD Ryzen 7 cũng được rất nhiều khách hàng ưa thích.

Một số loại CPU Inter được ưa chuộng nhất hiện nay như:

CPU Intel Core i9 9900k: https://hoanghapc.vn/intel-core-i9-9900k

CPU Intel Core i7 8700k: https://hoanghapc.vn/cpu-intel-core-i7-8700k

CPU Intel Core i5 9400F: https://hoanghapc.vn/cpu-intel-core-i5-9400f

Một số loại CPU AMD được nhiều khách hàng ưa chuộng hiện nay như:

AMD Ryzen 7 2700X: https://hoanghapc.vn/cpu-amd-ryzen-7-2700x

AMD Ryzen 7 2700: https://hoanghapc.vn/cpu-amd-ryzen-7-2700

AMD Ryzen 7 3700X: https://hoanghapc.vn/cpu-amd-ryzen-7-3700x

phan loai cpu phổ biến trên thị trường hiện nay
Phân loại CPU phổ biến trên thị trường hiện nay

Bộ xử lý trung tâm CPU làm việc như nào?

Trải qua nhiều lần cải tiến thì bộ xử lý CPU vẫn giữ được các chức năng cơ bản và hoạt động thông qua 3 bước đơn giản đó là: Tìm nạp, giải mã và thực thi công việc. Để lý giải rõ hơn về khái niệm CPU là gì và quá trình làm việc của chúng thế nào, hãy theo dõi 3 bước đơn giản sau đây nhé!

Tìm nạp

Giống như những gì bạn mong đợi thì quá trình tìm nạp liên quan tới việc nhận được một lệnh. Câu lệnh này được biểu diễn dưới dạng một chuỗi các số và được di chuyển tới CPU từ bộ nhớ RAM. Mỗi lệnh chỉ là 1 phần nhỏ của bất cứ thao tác nào. Vì thế CPU cần phải biết được lệnh nào sẽ đến tiếp theo. Địa chỉ lệnh hiện tại sẽ được giữ bởi bộ đếm chương trình Program Counter (PC). Lúc này PC và các lệnh sau đó sẽ được đặt vào 1 thanh ghi lệnh Instruction Register (IR). Độ dài của chương trình PC sẽ được tăng lên để tham chiếu tới địa chỉ của lệnh tiếp theo.

Quá trình giải mã

Khi 1 lệnh được tìm nạp và lưu trữ trong thanh ghi IR, bộ xử lý CPU sẽ truyền lệnh đến 1 mạch được gọi là bộ giải mã lệnh. Công việc này chuyển đổi lệnh thành các tín hiệu được chuyển qua những phần khác nhau của CPU để thực hiện hành động tiếp theo.

Thực thi

Đây là bước cuối cùng trong quá trình vận hành của CPU. Toàn bộ các lệnh sẽ được giải mã và gửi tới những bộ phận liên quan của CPU để chúng được thực hiện. Kết quả có được thường được ghi vào 1 CPU register để tham chiếu bằng các lệnh sau đó. Bạn hãy tưởng tượng quá trình này giống như chức năng của bộ nhớ trên một chiếc máy tính.

Tầm quan trọng của bộ xử lý trung tâm CPU

Cho dù CPU không quan trọng đối với hiệu năng làm việc của hệ thống như trước đây. Tuy nhiên nó vẫn đóng vai trò chính trong việc làm cho các thiết bị chạy nhanh hơn. CPU chỉ chịu trách nhiệm thực thi các lệnh trong các chương trình, vì vậy CPU của bạn càng nhanh thì nhiều ứng dụng trong máy tính sẽ chạy càng nhanh hơn.

Qua đây, các bạn có thể thấy CPU nhanh không phải là tất cả, Cho dù bộ xử lý mạnh đến đâu đi chăng nữa thì việc kết xuất các trò chơi 3D mới nhất và lưu trữ thông tin không phải việc dễ dàng. CPU là nơi các thành phần khác như card đồ họa và bộ nhớ phát huy tác dụng.

Tóm lại thì CPU nhanh hơn đồng nghĩa với việc hệ thống hoặc thiết bị của người dùng sẽ chạy nhanh hơn. CPU có nhiều lõi và chủ đề có thể giúp người dùng làm nhiều việc cùng một lúc.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bộ xử lý dữ liệu CPU mà BKHOST chia sẻ đến với các bạn. Hy vọng rằng với những tin tức này, các bạn sẽ hiểu kỹ càng hơn về khái niệm CPU là gì và tầm quan trọng của các loại CPU máy tính hiện nay. Ngoài ra, nếu đến với website của BKHOST các bạn còn có thể mua VPS giá rẻ nhất hiện nay cho hệ thống website mà mình quản lý.

Từ khóa » Các Loại Cpu Máy Tính để Bàn