Creatinin – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 Quá trình thoái biến
  • 2 Chú thích
  • 3 Tham khảo
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Wikimedia Commons
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Creatinin
Danh pháp IUPAC2-amino-1-methyl-5H-imidazol-4-one
Nhận dạng
Số CAS60-27-5
PubChem588
MeSHCreatinine
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES đầy đủ
  • CN1CC(=O)N=C1N

Thuộc tính
Công thức phân tửC4H7N3O
Khối lượng mol113.118
Bề ngoàiSolid
Khối lượng riêng1.09 g/cm³
Điểm nóng chảy300 °C
Điểm sôi
Các nguy hiểm
NFPA 704

1 1 0  
Chỉ dẫn SS24/25
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). Tham khảo hộp thông tin
Bài này không có nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài bằng cách bổ sung các nguồn tham khảo đáng tin cậy. Các nội dung không nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì bạn có thể chép nguồn tham khảo bên đó sang đây. (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này)

Creatinin là một sản phẩm cặn bã được đào thải duy nhất qua thận. Nguồn gốc của nó là từ creatin được tổng hợp ở gan sau đó nó được phosphoryl hóa ở gan thành creatinphosphate và được vận chuyển theo máu đến dự trữ ở cơ và dùng trong quá trình co cơ. Do vậy creatinphosphat có cả ở trong gan và cơ.

Quá trình thoái biến

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự thoái biến creatinphosphate tạo ra creatinin, và creatinin được đào thải qua thận. Có 2 quá trình thoái biến chính để tạo ra creatinin:

  • Trong quá trình co cơ thì ATP được tạo ra một phần nhờ creatinphosphat: Creatinphosphate + ADP -> ATP + Creatin. Sau đó creatin loại nước và đóng vòng tạo ra creatinin.
  • Creatinphosphate còn loại gốc phosphate sau đó đóng vòng mà không cần enzym để tạo thành creatinin. Cuối cùng, creatinin vào máu đến thận và thải qua nước tiểu.

Trong lâm sàng việc xét nghiệm creatinin máu có vai trò quan trọng: nó là giá trị chẩn đoán và tiên lượng bệnh viêm thận mãn tính, xét nghiệm creatinin thường đi kèm với xét nghiệm ure để đánh giá chức năng lọc của thận được chính xác.

Phản ứng giữa arginin và glycin xảy ra ở mô thận, tạo ra ornithin và guanido acetic acid (glycocyamin), sau đó glycocyamin được đưa vào máu rồi chuyển đến gan và được chuyển hóa thành creatin. Sau đó nó được phosphoryl hóa ở gan thành creatinphosphate và được vận chuyển theo máu và được tế bào cơ hấp thụ. Trong quá trình co cơ thì ATP được tạo ra một phần nhờ creatinphosphat: Creatinphosphate + ADP -> ATP + Creatin. Sau đó creatin loại nước và đóng vòng tạo ra creatinin.

Sự tạo thành creatinin phụ thuộc vào khối lượng cơ (đàn ông nhiều hơn phụ nữ). Creatinin được lọc qua cầu thận, không tái hấp thu ở ống thận và được thải ra nước tiểu, vì vậy xét nghiệm creatinin máu có tác dụng đánh giá chức năng lọc của cầu thận và theo dõi tiến triển của chức năng thận (urê máu không đáng lo ngại nếu creatinin máu bình thường; nếu có creatinin máu tăng thì cần thăm dò chức năng thận kỹ hơn).

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Creatinin.
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến y học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Creatinin&oldid=70424504” Thể loại:
  • Sơ khai y học
  • Trao đổi chất
Thể loại ẩn:
  • Hoàn toàn không có nguồn tham khảo
  • Tất cả bài viết sơ khai

Từ khóa » Thuốc Creatinin Là Gì