[CS:GO] Tất Cả Mọi Thứ Tui Biết Về Skin Và Cách để Kiếm Tụi Nó

Counter-Strike (CS), tất cả chúng ta đã quá quen thuộc với tựa game này, TẤT CẢ, yes bro. Dù cho có vài cậu cứ vào chơi một tí là lại chóng mặt, buồn nôn do nó cứ xoay mòng mòng nhưng dẫu vậy, ai cũng biết nó cả.

Từ khi ra mắt, CS cũng có nhiều phiên bản nhưng mà tui hổng có biết rõ, tại tui chỉ biết đơn giản là “dzô bắn CS đi homie”. Đến một lần chánh ngọ ngồi trong công ty phán thẳng vào mặt thằng đồng nghiệp: “đam mê đặt ở đây, ở trong tráy trym” và chuyển khoản cho Rainy Game Store lấy ngay 1 bản Counter-Strike: Global Offensive (CS:GO). Cảm giác hồ hởi chờ đợi như đợi game load thời Internet dial-up, xuất sắc (tui biết vài lão cũng kiểu bị nhạt nhòa phôi phai với cái cảm giác đó do còn nhiều thứ khác phải lo toang, I feel you right there, bro).

[Bài đánh giá CS:GO – Click ngay vào đây!!!]

Game là vậy, nhưng dẫu gì thì dẫu, nó vẫn là một sản phẩm của một doanh nghiệp, và cha đẻ của nó đương nhiên sẽ phải quăng mắm, quăng muối, rất nhiều muối, thậm chí hạt nêm làm từ thịt thăn, xương ống để khai thác triệt để tiềm năng kinh tế của nó.

Ngày 14 tháng 8, 2013 – Arms Deal Update ra mắt, cho phép game thủ sưu tập, mua bán và trao đổi hàng trăm loại vũ khí “đã được trang trí” để sử dụng trong game.

Câu giờ kéo dài bài viết là vậy. Bây giờ mới tới phần chính:

CS:GO Skin là gì ?

Nó là 1 cây súng khác cây súng Valve cho mình lúc mới vào game, vậy thôi! Nó hổng có làm cho chú bắn hay hơn đâu, thiệt.

Skin được chia ra làm các loại theo thứ tự sau:

Consumer grade – Vũ khí tiêu dùng, bán 2 cây có thể mua được 1 cục Cool Air

Industrial grade – Vũ khí công nghiệp, có giá mắc hơn 1 chút, chỉ 1 cây có thể đổi được 1 cục Cool Air (giá sẽ biến động tùy từng skin, giá ở đây là tui nói chung chung thôi)

Mil-Spec grade – Hàng tiêu chuẩn quân đội đàng hoàng, VNXK bao check fake, nếu phát hiện fake đền gấp 3. Nếu đền gấp 3 thì mua được cái card điện thoại 50k

Restricted grade – Hàng cấm, hàng nóng. Xin chúc mừng, bạn đã gia nhập vào giới … “bình dân”. Giá loại này cũng tầm tầm hàng VNXK như trên thôi

Classified grade – Hàng tuyệt mật nha, nhưng hoàn toàn nằm trong tầm giá nếu bạn có đủ tiền mua 3 ly nước cam (loại 10k/ly bao ngọt)

Covert grade – Hàng tuyệt mật + 1, giá dao động, chung quy ra cũng đắt đỏ. Sở hữu 1 cây loại này thôi cũng đủ để khoe khoang với bạn bè.

Không có tên grade (Gold or Melee) – Loại này chỉ bao gồm dao và găng tay, không có rớt ngoài đường mà phải tốn tiền hoặc công sức mới có được. Chất lượng vàng, thực sự! Trong game nó gọi là hiếm lạ thường (Exceedingly rare)

Contraband grade – Loại này là độc nhất vô nhị, được phân riêng ra cho cây M4A4 | Howl. Số lượng có hạn, giá rất điên, dao động trong tầm 1000 USD. Còn tại sao cây này nó lại đặc biệt như vậy thì mời các thầy click vào đây.

Souvernir – Hàng su-vơ-nia, đồ lưu niệm có giá trị cỡ 1 củ khoai, thường đi kèm với sticker của 2 team tham gia ván đấu đó. Có từ việc mở hộp souvernir – hộp đặc biệt không cần chìa, rớt khi xem các giải Major trên kênh của CS:GO hoặc Twitch.

Đó là phân loại skin theo độ hiếm của nó nha, giá trị cũng do đó mà khác nhau. Tiếp đến mỗi 1 skin đều có 1 chỉ số “nát” gọi là wear rate, khi nhận được 1 skin với độ nát A, nó sẽ như vậy hoài không thay đổi, không phải bạn liệng nó vòng vòng trong map thì nó sẽ nát hơn đâu. Số này càng thấp, càng gần đến 0 thì món đó càng hiếm, càng đẹp, không bị trầy xước, giá trị cũng cao hơn, … Độ nát được phân ra làm 5 loại:

  • Factory New – Chỉ số từ 0.00 – 0.07 – Hàng mới xuất xưởng, bao đóng seal, check bảo hành
  • Minimal Wear – Chỉ số từ 0.07 – 0.15 – Hàng like new 99%
  • Field-Tested – Chỉ số từ 0.15 – 0.38 – Hàng này dạng phượt thủ, phong ba tình đời, hơi có chút gió bụi đấng nam nhi
  • Well-worn – Chỉ số từ 0.38 – 0.45 – Loại này như kiểu hình xăm dán, cào cào phát dính lại một nửa, nửa kia tan vào hư không.
  • Battle-Scarred – Chỉ số từ 0.45 – 1.00 – Loại này … à mà thôi …

[Hình Battle-Scarred nát quá kiếm không ra, có thể nghĩ nó là cây MAC-10 giống cây gốc cũng được …Thì tui cũng đã bảo là thôi rồi mà …]

*Ghi chú: Có nhiều nhân tố khác ảnh hưởng đến giá trị 1 skin, tỉ dụ như AWP | Asiimov Battle-Scarred khá nát nhưng do được sử dụng bởi các pro và cái phần sơn tróc đi nhiều làm cho skin có phần ống ngắm màu đen, dân tình gọi là “Black scope” nên giá cũng được khoảng vài chục đến 1 trăm mỹ kim.

Bây giờ đến phần mong chờ nhất – Làm thế nào để kiếm tụi nó !!!!!!

Có 3 cách để kiếm skin:

  1. Trao đổi, mua bán, đặt cược, quay hòm miễn phí: thì là trao đổi, mua bán, đặt cược, quay số, … Do bây giờ CS:GO mới đưa ra 1 quy định là sau khi rớt đồ hoặc trao đổi đồ thì phải đợi 7 ngày mới làm ăn tiếp được nên mình sẽ không nói nhiều về phần này, đặc biệt cũng không khuyến khích các hình thức cờ bạc, thực sự không ăn được nhà cái đâu fren ơi.
  2. Mở hòm (case): Lấy chìa khóa mở hòm, chìa khóa có từ việc ở [mục 1] hoặc mua trực tiếp từ Valve với giá tầm 50k/chìa (cũng không khuyến khích loại hình này trừ khi giàu hoặc được tài trợ hoặc có nguồn chìa theo kiểu của riêng bạn). Hộp souvenir không cần chìa khóa. Lưu ý: skin có StatTrak (đếm số lượng kill của người chơi), dao, và găng tay chỉ có thể rớt khi mở hòm, không rớt trong game như kiểu [số 3] tiếp theo đây
  3. Rớt đồ trong game: Chơi game, bắn [đùn đùn], hết game, có thể sẽ rớt đồ. Đồ này bao gồm:
  • Hòm (Case): để làm trò [số 2] ở trên
  • Graffiti: Dùng để sơn bậy bạ trong game, khi bóc team thì xịt được những 50 lần
  • Skin: YESSSSSSS, rớt ngẫu nhiên trong các loại đã nói ở trên (trừ Gold và Contraband) với độ nát cũng ngẫu nhiên như quay GA trên HSBT. Xác nhận là vẫn có thể rớt đồ Covert tuy nhiên tỉ lệ cũng gần như đang chơi Vietlott. Cụ thể hơn, mời đọc tiếp hệ thống rớt đồ trong CS:GO ngay sau đây

Thống kê về hệ thống rớt đồ trong CS:GO được tổng hợp từ nhiều nguồn:

  • Chơi game, kết thúc ván, rớt đồ (thời lượng thì hết sức ngẫu nhiên)
  • Mỗi tuần có 1 mức limit về rớt đồ, nếu là 3 thì sẽ chỉ nhận được 3 món, 1 lần nữa, số này rất ngẫu nhiên
  • Có thể vào game, troll, bắn đồng đội, lãm nhãm vào micro mà vẫn rớt đồ không ? Có
  • Vào game, bắn được hiệp cuối vẫn có thể nhận được đồ luôn
  • Thắng, thua, số lượng giết, MVP, điểm số không có liên quan gì đến tỉ lệ rớt, nó hoàn toàn ngẫu nhiên.
  • Tất cả các thể loại game đều drop trừ Offline With Bot
  • Server nào cũng được, miễn có người chơi và có VAC Protected là rớt
  • Lên cấp là rớt (có thể sẽ nhận được 2 món 1 lúc, 1 món game rớt, 1 món do lên cấp)
  • Chìa khóa không có rớt à nghe
  • Hàng hiếm không rớt (hiếm nhất là tới Covert grade nhé, tham khảo thông tin ở mục 2)
  • Map nào cũng rớt
  • Đồ rớt tính theo account, không tính theo IP, không nên cố gắng quá mức
  • Operation Pass (1 dạng mùa sự kiện) sẽ có hệ thống rớt riêng
  • Xem game không rớt đồ trừ khi bạn đang xem Livestream 1 giải đấu lớn (Major) ngay bên trong CS:GO hoặc trên Twitch (nếu xem trên Twitch thì phải được link với tài khoản Steam thì mới có cơ hội nhận được đồ)

Đó là toàn bộ nội dung. Câu này được xem là kết bài. Thân chào.

[Chỗ này đúng ra là “nếu có thắc mắc hoặc có góp ý vui lòng comment, hân hạnh được nhận phản hồi của độc giả” nhưng ai cũng biết cả rồi nên sẽ để hình củ khoai tây]

EmpTy, tháng 6, 2018

– – – – – – – – – – – – –

Tham khảo:

  • http://blog.counter-strike.net/armsdeal/faq.php
  • https://steamcommunity.com/sharedfiles/filedetails/?id=170746735
  • http://csgostash.com/
  • http://counterstrike.wikia.com/wiki/Skins
  • https://opskins.com/

Nguồn: Dell AC Adapter, điện 220V từ EVN Hồ Chí Minh.

Từ khóa » độ Bền Skin Súng Csgo