Cứ ăn Xong đau Bụng đi Ngoài – Cẩn Thận Mối Nguy Tiềm ẩn
Có thể bạn quan tâm
Nhiều người thừa nhận mình gặp phiền toái khi cứ ăn xong đau bụng đi ngoài, nhưng lại chưa biết đó là biểu hiện của bệnh gì. Đừng chủ quan! Bởi nếu không được điều trị tốt, triệu chứng lặp lại thường xuyên sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
4.9/5 - (734 bình chọn)- 1. Hiện tượng ăn xong đau bụng đi ngoài
- 2. Cứ ăn xong đau bụng đi ngoài là bệnh gì?
- 2.1. Đại tràng co thắt
- 2.2. Viêm loét dạ dày
- 2.3. Dị ứng thực phẩm hoặc ngộ độc thực phẩm
- 2.4. Viêm đại tràng mạn tính
- 2.5. Viêm ruột thừa
- 2.6. Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
- 2.7. Không dung nạp được đường lactose
- 3. Cẩn trọng “ăn sáng xong hay bị đau bụng đi ngoài”
- Cẩn trọng hội chứng ruột kích thích
- Chú ý có thể mắc bệnh viêm tuỵ
- Triệu chứng của bệnh Celiac
- 4. Cứ ăn xong đau bụng đi ngoài có nguy hiểm không?
- 5. Khi nào cần gặp bác sĩ?
- 6. Điều trị chứng ăn xong đau bụng đi ngoài
- 6.1. Điều trị Tây y
- 6.2. Mẹo giảm nhanh đau bụng đi ngoài sau ăn
- 6.3. Áp dụng bài thuốc dân gian
- Giảm đau bụng đi ngoài sau ăn với lá ổi
- Trị đau bụng tiêu chảy bằng gừng
- Lá mơ cải thiện đau bụng đi ngoài
- Sử dụng chè xanh
- Giảm đau bụng tiêu chảy bằng rau sam
- 6.4. Sử dụng lợi khuẩn hoặc chất trợ sinh ổn định tiêu hóa
- 7. Phòng tránh tình trạng đau bụng đi ngoài sau khi ăn
- HỎI: Ăn xong đi ngoài dùng được TPBVSK Đại tràng Tâm Bình không?
- Cải tiến công thức tăng hỗ trợ giảm đau bụng đi ngoài sau ăn
1. Hiện tượng ăn xong đau bụng đi ngoài
Việc đi ngoài sau khi ăn là tình trạng thường gặp ở nhiều đối tượng, có thể là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể. Theo đồng hồ sinh học, khoảng thời gian từ 5-7 giờ sáng là thời điểm ruột già thải độc. Do vậy bạn ngủ dậy đi ngoài hết sức bình thường.
Mặt khác, sau khi ăn xong, hệ tiêu hóa được dồn máu để tiêu hóa thức ăn, hoạt động nhu động ruột tăng khiến đại tràng co bóp, đẩy chất cặn bã trong ruột già ra ngoài, dẫn tới hiện tượng muốn đi ngoài. Vì vậy nhiều người có thói quen đi ngoài sau khi ăn với hình dạng phân bình thường, đi đại tiện không quá 2 lần/ngày. Đây cũng là nhịp sinh học của cơ thể, không có gì đáng ngại.
Tuy nhiên nếu tình trạng muốn đi đại tiện nhiều hơn 2 lần/ngày kèm theo kết cấu phân không ổn định, có thể táo bón hoặc tiêu chảy hoặc có những cơn đau bụng quặn thắt, dấu hiệu buồn nôn, nôn… thì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý cần quan tâm.
2. Cứ ăn xong đau bụng đi ngoài là bệnh gì?
Ăn xong hay bị đau bụng đi ngoài thường xuyên có thể là triệu chứng cảnh báo các bệnh lý đường ruột.
2.1. Đại tràng co thắt
Bệnh xảy ra các triệu chứng ăn vào là đau bụng đi ngoài. Tình trạng này xuất phát từ sự co thắt bất thường của đại tràng: co bóp nhiều hơn, mạnh hơn, kéo dài hơn so với người khác, khiến cho thức ăn trong dạ dày vừa được tiêu hóa xong đã đẩy ra ngoài (tiêu chảy), ngược lại có lúc đại tràng co bóp rất chậm, khiến thức ăn ứ đọng lâu dẫn đến táo bón.
TÌM HIỂU THÊM:
5 cách cầm tiêu chảy cấp tốc bạn cần nằm lòng để tự cứu mình
Viêm đại tràng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
2.2. Viêm loét dạ dày
Ăn cơm xong bị đau bụng đi ngoài kèm theo những cơn đau âm ỉ, thường xuyên cả khi no và khi đói có thể là nguyên nhân của viêm loét dạ dày. Ngoài ra người bệnh còn có biểu hiện buồn nôn, ợ hơi, ợ nóng, chán ăn, sụt cân…
2.3. Dị ứng thực phẩm hoặc ngộ độc thực phẩm
Đối với dị ứng thực phẩm, ngay sau khi ăn người bệnh có dấu hiện đau bụng đi ngoài kèm theo các triệu chứng như mẩn đỏ, ngứa khắp người, người sưng tấy thậm chí khó thở.
Ngộ độc thực phẩm cũng là nguyên nhân dẫn đến đau bụng đi ngoài sau ăn do cơ chế phản ứng lại của cơ thể với thức ăn lạ. Người bệnh thường đau bụng dữ dội, buồn nôn, đi ngoài kèm sốt cao, nôn mửa. Nghiêm trọng hơn có thể đi ngoài phân lỏng nhiều lần, mất nước, kiệt sức.
2.4. Viêm đại tràng mạn tính
Viêm đại tràng mạn tính làm ảnh hưởng đến thói quen đi ngoài của người bệnh. Người mắc có thể gặp phải tình trạng táo bón, tiêu chảy, cùng với đó là các cơn đau bụng, cảm giác mót rặn, hay thường xuyên muốn đi vệ sinh ngay sau khi ăn hoặc vừa mới đi vệ sinh xong.
2.5. Viêm ruột thừa
Hay bị đau bụng đi ngoài sau khi ăn cũng có thể cảnh báo bạn bị viêm ruột thừa. Người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, chán ăn, buồn nôn, đặc biệt là những cơn đau âm ỉ quanh rốn, lan dần xuống bụng dưới. Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời có khả năng bị vỡ ruột thừa.
2.6. Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
Nguyên nhân dẫn tới nhiễm khuẩn đường tiêu hóa do sự xâm nhập của virus, vi khuẩn, kí sinh trùng hoặc tác dụng phụ của thuốc, làm tổn thương tới lớp niêm mạc ruột khiến khả năng hấp thụ thức ăn kém, gây nên triệu chứng đi ngoài, ăn vào đau bụng.
2.7. Không dung nạp được đường lactose
Loại đường này có nhiều trong mật ong, sữa và các chế phẩm từ sữa… Đối với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm, sau khi sử dụng những thực phẩm này sẽ bị phản ứng, dẫn đến hiện tượng đau bụng, đi ngoài.
Cơ thể không dung nạp được đường lactose cũng sinh ra hiện tượng ăn xong bị đi ngoài, bụng đau âm ỉ.
Khi xuất hiện tình trạng ăn xong đau bụng đi ngoài liên tục kèm theo các triệu chứng bất thường bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị thích hợp. Nhất là đối với các trường hợp ăn sáng xong hay bị đau bụng đi ngoài.
3. Cẩn trọng “ăn sáng xong hay bị đau bụng đi ngoài”
Trong số các trường hợp đi ngoài sau ăn, ăn sáng xong đau bụng đi ngoài là tình trạng thường gặp hơn cả. Tình trạng này có thể là thói quen bình thường nhưng cũng thường gợi ý đến một số bệnh lý như:
Cẩn trọng hội chứng ruột kích thích
Hay viêm đại tràng co thắt. Một số thực phẩm trong bữa sáng như sữa, đồ ăn nhiều chất béo có thể khiến các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, ngay khi ăn sáng xong người bệnh sẽ cảm thấy đau bụng và muốn đi ngoài.
>> Xem chi tiết: Hội chứng ruột kích thích: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Chú ý có thể mắc bệnh viêm tuỵ
Viêm tuỵ có thể xuất hiện các cơn đau ở bụng trên. Những cơn đau này thường có xu hướng nặng hơn sau khi ăn, nhất là ăn sáng. Người bệnh sẽ xuất hiện thêm một số triệu chứng như: buồn nôn, phát sốt.
Triệu chứng của bệnh Celiac
Celiac là một rối loạn tự miễn dịch mạn tính ở ruột non. Người bệnh có thể xuất hiện tình trạng ăn sáng xong bị tiêu chảy khi nạp quá nhiều ngũ cốc hoặc các thực phẩm từ lúa mì. Bệnh kèm theo một số triệu chứng khác như:
- Đầy hơi
- Thiếu máu
- Chán ăn
- Kém hấp thu dinh dưỡng
Bệnh thường gặp ở trẻ em nhưng cũng có thể phát triển ở mọi lứa tuổi. Ở người trưởng thành, bệnh có thể liên quan đến các bệnh tự miễn khác như viêm tuyến giáp, đái tháo đường.
Ngoài ra những người bị viêm ruột, nhiễm virus dạ dày hoặc mất nước cũng có thể xuất hiện triệu chứng ăn sáng xong đau bụng đi ngoài.
4. Cứ ăn xong đau bụng đi ngoài có nguy hiểm không?
Thường xuyên đau bụng đi ngoài sau ăn nếu xuất phát từ các vấn đề tiêu hóa mà không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
– Mất nước và mất điện giải: Đi ngoài liên tục khiến cơ thể mất nước và các chất điện giải như natri, kali, canxi… Điều này có thể gây ra các triệu chứng như khô miệng, khát nước, đau đầu, chóng mặt, suy nhược, co giật cơ… Nếu không được bổ sung kịp thời, bạn có thể bị suy kiệt hoặc sốc mất nước.
– Với các trường hợp ăn xong đau bụng đi ngoài do viêm nhiễm đường tiêu hóa không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa, nhiễm trùng máu, suy gan…
– Khi bị ăn xong đau bụng đi ngoài do các rối loạn tiêu hóa như đại tràng co thắt, viêm loét dạ dày, không dung nạp lactose… có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa mạn tính. Về lâu dài khiến người bệnh suy dinh dưỡng, thiếu máu, sụt cân… Thậm chí xuất hiện biến chứng nguy hiểm như ung thư đại tràng, ung thư dạ dày…
5. Khi nào cần gặp bác sĩ?
Bạn cần gặp bác sĩ khi bị đi ngoài sau ăn và xuất hiện kèm một số triệu chứng:
- Đau bụng đi ngoài kéo dài liên tục nhiều hơn 3 tuần.
- Cứ ăn xong là tiêu chảy liên tục trong 3 ngày.
- Tiêu chảy kèm sốt cao trên 38 độ.
- Bụng đau dữ dội, xuất hiện cơn đau ở trực tràng.
- Phân đổi màu sang đen, lẫn máu.
- Cảm thấy rất khát nước, chuột rút.
- Buồn nôn hoặc nôn, mê sảng, không tỉnh táo
Tuỳ vào tình trạng, triệu chứng biểu hiện mà bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra cho bạn phương pháp điều trị hợp lý. Bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp như siêu âm bụng, nội soi tiêu hóa, xét nghiệm máu, phân… để chẩn đoán chính xác tình trạng.
6. Điều trị chứng ăn xong đau bụng đi ngoài
Ăn xong đau bụng đi ngoài có thể tự khỏi hoặc phải điều trị bằng thuốc giảm triệu chứng, một số mẹo dân gian cũng sẽ hữu ích trong trường hợp này. Dưới đây là một số gợi ý chữa ăn xong đau bụng đi ngoài bạn có thể tham khảo:
6.1. Điều trị Tây y
Đau bụng đi ngoài là triệu chứng thường gặp khi hệ tiêu hóa bị tổn thương. Nếu tình trạng này kéo dài, có thể bạn đang mắc phải bệnh lý về đường ruột. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến hiện nay như: thuốc giảm đau và chống co thắt, thuốc trị tiêu chảy, kháng sinh…
Trường hợp bị tiêu chảy cấp, mất nhiều nước, rối loạn điện giải. Việc đầu tiên người bệnh cần thực hiện là bù nước và chất điện giải. Có thể dùng nước đun sôi để nguội hoặc sử dụng dung dịch Oresol theo đúng hướng dẫn.
*Lưu ý: Thuốc tây có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng đau bụng, đi ngoài tuy nhiên bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng bởi quá lạm dụng sẽ có thể gặp nhiều tác dụng phụ như: hoa mắt, buồn nôn, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và có thể đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm.
6.2. Mẹo giảm nhanh đau bụng đi ngoài sau ăn
Bạn có thể áp dụng một số biện pháp nhằm giảm tình trạng ăn xong đau bụng đi ngoài, gồm:
– Chườm ấm: Bạn có thể chườm một túi nước nóng hoặc một miếng gừng lên vùng bụng đau khoảng 15-20 phút để giảm cơn co thắt và kích thích tuần hoàn máu.
– Uống trà để thư giãn tinh thần: Bạn có thể uống một tách trà nóng (trà hoa cúc, trà chanh hay trà gừng…) sau mỗi bữa ăn để giúp cho tinh thần được thư giãn và kích thích tiêu hóa.
– Uống mật ong cho ấm bụng: Bạn có thể khuấy 10-15ml mật ong với nước ấm rồi uống sau mỗi bữa ăn để giúp ấm bụng và giảm đau.
– Ăn chuối: Chuối là một loại trái cây giàu chất xơ và kali, có tác dụng làm dịu niêm mạc dạ dày, giúp phục hồi cơ chế tiêu hóa và điều hoà phân. Từ đó, giảm tình trạng cứ ăn xong đau bụng đi ngoài.
– Chú ý từ khâu chọn thực phẩm: Nên ăn các thực phẩm giàu protein, ít chất béo, dễ tiêu hóa. Ví dụ như cơm, khoai tây giàu tinh bột; tránh các thực phẩm giàu chất sơ như rau sống, hẹ, giá…; tránh các thực phẩm gây đầy hơi hoặc kích thích như nước ngọt có ga, bia, quá chua hoặc quá cay.
Đại tràng Extra Tâm Bình – Hỗ trợ giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa
Phù hợp: Đau bụng đi ngoài sau ăn, tiêu chảy liên tục, chướng bụng đầy hơi
Tìm hiểu thêmMua ngay
6.3. Áp dụng bài thuốc dân gian
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc tây theo đơn của bác sĩ, người bệnh có thể áp dụng một số cách chữa đau bụng đi ngoài sau khi ăn bằng các bài thuốc “cây nhà lá vườn” sau đây:
Giảm đau bụng đi ngoài sau ăn với lá ổi
Lấy 5-7 lá ổi non, rửa sạch, nhai với muối trắng, ngày 2-3 lần. Hoặc dùng 10g lá ổi sắc với 2 bát nước, mỗi lần uống 1 chén nhỏ, có tác dụng cầm đi ngoài rất tốt.
Trị đau bụng tiêu chảy bằng gừng
100g gừng tươi, 5g chè khô, hai thứ này đun chung với 800ml nước cho tới khi còn 2/3 số nước. Tiếp theo, cho 15ml giấm gạo vào, chia thành 3 phần, uống trong ngày.
Lá mơ cải thiện đau bụng đi ngoài
100g lá mơ tía, rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng 5 phút rồi vớt ra. Sau đó, giã lá mơ thật nhỏ rồi cho vào bát, đập 1 quả trứng gà, thêm chút muối, trộn đều, hấp chín. Ăn 2 lần/ngày.
Sử dụng chè xanh
Chè xanh là loại thức uống giàu chất chống oxy hóa, có tác dụng làm sạch ruột, giúp bạn giảm đau bụng và tiêu chảy. Bạn có thể pha một ít chè xanh với nước sôi để uống hàng ngày giúp cải thiện chứng đau bụng, tiêu chảy sau khi ăn.
Giảm đau bụng tiêu chảy bằng rau sam
Rau sam là loại rau có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, giúp bạn giảm đau bụng và tiêu chảy. Bạn có thể sắc 30 gram rau sam với 500 ml nước cho đến khi còn lại khoảng 200 ml. Bạn uống nước thuốc này trong ngày, chia làm 3 – 4 lần.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng kết hợp gừng tươi và vỏ quất; rau diếp cá và muối; lá ổi và muối… để làm giảm viêm nhiễm và kích thích tiêu hóa.
Đi tìm phác đồ điều trị viêm đại tràng hiệu quả
6.4. Sử dụng lợi khuẩn hoặc chất trợ sinh ổn định tiêu hóa
Bổ sung lợi khuẩn:
Bạn có thể uống các sản phẩm có chứa lợi khuẩn như sữa chua hoặc men vi sinh để cân bằng hệ vi sinh đường ruột và giúp tiêu hóa tốt hơn.
Bổ sung chất trợ sinh miễn dịch:
Các chất trợ sinh miễn dịch có thành phần từ vi khuẩn và nấm men có lợi giúp ổn định hệ vi sinh đường ruột, tăng cường chức năng tiêu hóa. Nhờ vậy, cải thiện tình trạng đau bụng đi ngoài sau khi ăn.
Phát triển từ các nghiên cứu khoa học của Nga và Hoa Kỳ, Viện thực phẩm chức năng (VIDS) đã cho ra đời Immunecanmix – chất trợ sinh miễn dịch thế hệ mới mang nhiều đặc tính vượt trội.
Với cấu tạo từ thành vách vi khuẩn và nấm men, Immunecammix tạo ra hỗn hợp các acid amin thiết yếu, bổ sung dưỡng chất cho lớp lông nhung trong ruột già và ruột non. Từ đó, tạo điều kiện cho sự phát triển của các vi khuẩn có ích trong đường ruột, phòng ngừa rối loạn tiêu hóa hiệu quả, đặc biệt là tình trạng đau bụng, tiêu chảy sau khi ăn.
Hiện nay, Immunecanmix trở thành xu hướng được ưa chuộng và ứng dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh lý về tiêu hóa.
7. Phòng tránh tình trạng đau bụng đi ngoài sau khi ăn
Để phòng tránh tình trạng ăn xong đau bụng đi ngoài, bạn hãy lưu ý thực hiện chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh để bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi những tác nhân có hại.
Cụ thể:
- Bổ sung nhiều nước, tránh tình trạng mất nước, đặc biệt vào mùa hè.
- Hạn chế ăn rau sống, giá đỗ, đồ tanh sống hoặc thức ăn lạ.
- Thực hiện ăn chín uống sôi, ăn chậm nhai kĩ, sử dụng thực phẩm an toàn.
- Sử dụng sữa chua trong thực đơn để cải thiện hệ tiêu hóa.
- Đối với những người đau dạ dày và hội chứng ruột kích thích nên ăn đồ mềm, lỏng, dễ tiêu hóa và chia nhỏ các bữa ăn. Kiêng những thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ uống có ga và chất kích thích.
- Khi đau bụng có thể massage bụng theo chiều kim đồng hồ để kích thích cảm giác đi đại tiện.
- Tập thể dục thể thao vừa sức, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Giữ tâm lý thoải mái, nghỉ ngơi hợp lý tránh stress khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Trên đây là nguyên nhân và cách điều trị ăn xong đau bụng đi ngoài, ai cũng nên biết để phòng thân. Nếu tình trạng này kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
HỎI: Ăn xong đi ngoài dùng được TPBVSK Đại tràng Tâm Bình không?
Như chúng ta đã biết, TPBVSK Đại tràng Tâm Bình có công dụng hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, đại tràng co thắt, rối loạn tiêu hóa. Trong đó bao gồm các triệu chứng như: Đau bụng, đi ngoài, đầy hơi, ăn không tiêu,…
Chính vì vậy, bạn có thể dùng Đại tràng Tâm Bình trong trường hợp ăn xong đau bụng đi ngoài do một trong các nguyên nhân sau:
- Rối loạn tiêu hóa.
- Viêm đại tràng.
- Đại tràng co thắt.
Để được tư vấn cụ thể hơn trường hợp của mình có dùng Đại tràng Tâm Bình được không, bạn có thể liên hệ Zalo 0865.344.349 hoặc Hotline 0343.44.66.99 đội ngũ dược sĩ sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc.
Cải tiến công thức tăng hỗ trợ giảm đau bụng đi ngoài sau ăn
Phát huy thế mạnh của sản phẩm Đại tràng Tâm Bình truyền thống, Đại tràng Extra Tâm Bình chứa các vị thảo dược như Bạch Truật, Bạch Linh, Đảng Sâm, Cam thảo, Hoàng Liên… Bổ sung 2 tinh chất hiện đại là Immunecanmix và Nanocurcumin mang đến cơ chế tác dụng kép hỗ trợ:
- Giảm các triệu chứng đau bụng, đi ngoài sau ăn, ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng…
- Bảo vệ niêm mạc đại tràng
- Kích thích tiêu hóa
Với sự kết hợp của các vị thảo dược quý và tinh chất hiện đại, TPBVSK Đại tràng Extra Tâm Bình là giải pháp hỗ trợ phù hợp cho người viêm đại tràng, đại tràng co thắt, rối loạn tiêu hóa. Hoặc người muốn dự phòng các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
Sản phẩm đạt chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao, Top 1 hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành toàn quốc.
XEM THÊM:
- Tiêu chảy (Ỉa chảy) là gì? Nguyên nhân – Triệu chứng – Điều trị
- Đau bụng bên trái là dấu hiệu của bệnh gì? Có nguy hiểm không?
- {VẠCH MẶT} Đau bụng trên rốn tiềm ẩn nguy cơ gì?
Từ khóa » đi Ra Luôn
-
Đi Ngoài Ngay Sau Mỗi Bữa ăn Có Phải Là Bệnh? - Tràng Phục Linh
-
Cứ ăn Xong Bị đi Ngoài Là Bệnh Gì? - Vinmec
-
Rồi Tới Luôn - Nal (MV Audio Lyric Official ) - YouTube
-
RỒI TỚI LUÔN - NAL | DI DI Ft D2N COVER - YouTube
-
Cẩn Trọng Với Cơn đau Bụng đi Ngoài Sau Khi ăn - Báo Thanh Hóa
-
3 Cách Xem, Nghe Nhạc YouTube Tắt Màn Hình Trên điện Thoại Android
-
Quan Hệ Xong đi Tiểu Và đi Rửa Luôn Có Thai Không? - Sức Khỏe 24 Giờ
-
Đi Ngoài Nhiều Lần Trong Ngày Và Những Thắc Mắc Thường Gặp
-
Tại Sao ăn Vào Là đau Bụng Tiêu Chảy? - Dược Phẩm Vinh Gia
-
Cách Khắc Phục Tình Trạng Vào ứng Dụng Bị Thoát Ra Trên Android
-
Sao Anh Ra Đi - Cẩm Ly