Cú Bẻ Lái Phiên Chiều Kéo Chứng Khoán Tiếp đà Tụt Dốc; Khối Ngoại ...
Có thể bạn quan tâm
- HSC biểu quyết thông qua kế hoạch chào bán gần 360 triệu cổ phiếu
- Cổ phiếu TDH “bốc hơi” quá nửa, Chủ tịch Thuduc House muốn thoái 18% vốn
- Loạt cổ phiếu ngành thép lao dốc
- TTC AgriS chuẩn bị phát hành 74 triệu cổ phiếu chia cổ tức tỷ lệ 10%
- Thị giá VTP tiếp đà tăng sau thông tin vận hành Công viên Logistics Lạng Sơn
- Vicostone chia cổ tức 320 tỷ đồng
- Báo cáo Quốc hội nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp
- Cơ sở thực thi tham vọng lợi nhuận ngất ngưởng của các ngân hàng
VN-Index rời khỏi ngưỡng hỗ trợ mạnh 1.420 điểm, rơi về mức thấp nhất hơn 4 tháng |
Tụt dốc, ngưỡng tâm lý hỗ trợ 1.420 - 1.430 bị phá vỡ
Nhịp hồi phục phiên sáng diễn ra chóng vánh, ba chỉ số chứng khoán đồng loạt lao dốc từ phiên chiều.
VN-Index đóng cửa ở mức thấp nhất trong phiên - 1.406 điểm, giảm 26,15 điểm (-1,83%) so với phiên hôm qua. Quan trọng hơn, ngưỡng tâm lý hỗ trợ 1.420 - 1.430 đã không còn được giữ vững. Đây cũng là mức thấp nhất của chỉ số sàn HoSE trong hơn 4 tháng qua.
HNX-Index tiếp tục giảm sâu phiên thứ hai liên tiếp khi bốc hơi 2,59%. Lần đầu tiên, chỉ số này đóng cửa dưới mức 410 điểm kể từ 25/10/2021. UPCoM-Index giảm 1,72% xuống 108,32 điểm.
Diễn biến chỉ số VN-Index trong 6 tháng gần đây - Nguồn: VNTradingView
Cổ phiếu nào đã khiến VN-Index tụt dốc chóng vánh như vậy? VN30-Index giảm 1,88%, sâu hơn mức giảm chỉ số chung. Tuy vậy, hai chỉ số đại diện nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ là VNMid-Index và VNSML-Index thậm chí còn giảm mạnh hơn, lần lượt 2,64% và 3,12%.
Có gần 73% cổ phiếu trên sàn HOSE giảm giá, bao gồm 207 mã giảm và 98 giảm kịch biên độ. Ở chiều ngược lại, sắc xanh hiếm hoi với 77 mã tăng và vỏn vẹn 5 mã tăng trần.
Nhiều cổ phiếu bất động sản từng qua giai đoạn tăng nóng hay gặp biến cố chưa có dấu hiệu lộ đáy. Như "họ cổ phiếu FLC" đã giảm hơn 30% từ cuối tháng 3/2022, sau lệnh khởi tố Chủ tịch HĐQT FLC về tội thao túng thị trường chứng khoán. Ba cổ phiếu FLC, ROS và HAI cũng đã bị HOSE đưa vào danh sách không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ do chậm công bố thông tin báo cáo tài chính năm 2021 kiểm toán. Áp lực bán giải chấp đã rất lớn ở nhóm các cổ phiếu này.
Ngoài ra, còn các trường hợp có thể bị "vạ lây" trong trường hợp các cổ phiếu thuộc nhóm bị bán giải chấp không bán được hoặc đã bán, nhưng chưa thể thu hồi đủ lượng tiền cần thiết. Áp lực bán giải chấp càng gia tăng mạnh hơn khi thanh khoản co hẹp do sự dè dặt của dòng tiền. Điều này càng khiến hiệu ứng domino lan tỏa rộng hơn, tác động tiêu cực đến thị trường chung.
Tội đồ cổ phiếu ông lớn ngân hàng, bất động sản
Xét trên từng cổ phiếu, các "ông lớn" vốn hóa vẫn là các “tội đồ” đưa VN-Index “về nơi xa”.
Dẫn đầu lại là hai cổ phiếu doanh nghiệp sản xuất. Cổ phiếu GVR và MSN giảm 4,89% và 2,82%, đều góp tới trên 1,7 điểm giảm vào cú rơi của chỉ số chung.
Tương tự phiên điều chỉnh mạnh hôm qua, loạt cổ phiếu lớn ngành ngân hàng và bất động sản đều là các tội đồ kéo VN-Index giảm sâu như TCB, VHM, VPB, MBB, SHB.
Trừ VCB và BID đứng giá tham chiếu, các cổ phiếu ngân hàng đều giảm mạnh, đứng đầu là LPB giảm sàn, SHB giảm 6,68%...
Nhóm cổ phiếu rơi sâu nhất trong cả hai phiên gần đây là dòng chứng khoán. Quá nửa cổ phiếu các doanh nghiệp chứng khoán niêm yết không thể giảm thêm do tới hạn biên độ. Đà lao dốc kéo dài trên diện rộng của thị trường có thể tác động trực tiếp đến nguồn thu từ hoạt động tự doanh. Trong khi, đây cũng là nguồn thu lớn của nhiều công ty chứng khoán.
Toàn thị trường chỉ có vài điểm xanh hiếm hoi. HPG tăng 1,5%, là cổ phiếu góp nhiều điểm tăng nhất cho VN-Index, bên cạnh VJC, DGC, DPM, FRT… Đây cũng là cổ phiếu duy nhất ngành thép đóng cửa tăng giá, khi NKG giảm sâu 7%, SMC giảm 6,3%, HSG giảm 2,6%...
Trên sàn HNX, các cổ phiếu tác động tích cực đến thị trường là VCS (+3,6%), SCG (+2,17%) hay cổ phiếu ngành phân bón LAS tăng 6,35%. Tuy vậy, mức tăng trên không bù lại được sự lao dốc của loạt cổ phiếu vốn hóa lớn sàn này như THD, IPA, BAB, HUT, PVI…
Khối ngoại ngược dòng giải ngân
Giá trị giao dịch thu hẹp trong phiên hôm nay khi chỉ có 855,7 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, tương đương giá trị gần 26.470 tỷ đồng. Thanh khoản trên ba sàn giảm 12% so với phiên hôm qua.
Trong khi nhà đầu tư nội thận trọng, khối ngoại lại đẩy mạnh giao dịch ở cả hai chiều. Trên sàn HOSE, các nhà đầu tư nước ngoài giải ngân thêm tới 2.256 tỷ đồng, trong khi bán ra 1.978 tỷ đồng. Giá trị mua ròng riêng sàn HOSE đạt gần 278 tỷ đồng. Trên cả ba sàn, khối ngoại mua ròng tổng cộng 276 tỷ đồng.
Cổ phiếu được giải ngân ròng nhiều nhất là DPM với giá trị mua ròng 93,6 tỷ đồng. Cổ phiếu của Đạm Phú Mỹ là một trong các hiện tượng đi ngược dòng bất chấp những bất ổn của thị trường thời gian qua. Dù giá cổ phiếu có nhiều nhịp lên xuống, DPM kết phiên 19/4 ở mức 75.100 đồng - giá đóng cửa cao nhất trong lịch sử giao dịch cổ phiếu này.
Một cổ phiếu ngành phân bón khác là DCM cũng được mua ròng 51,4 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, khối ngoại bán ròng cổ phiếu DGC thu về 135,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, các nhà đầu tư ngoại đã giải ngân nghìn tỷ đồng mua cổ phiếu này, trong đó phần nhiều từ Dragon Capital.
Kế hoạch kinh doanh “giảm nhiệt” ở nhiều công ty chứng khoán Trái ngược với con số tăng trưởng mạnh mẽ năm 2021, nhiều công ty chứng khoán trình cổ đông kế hoạch năm 2022 có phần giảm nhiệt. #chứng khoán lao dốc # VN Index giảm # chứng khoán # VCB # GVR # MSN # khối ngoại mua ròng # DPM # DCM # HPG Bình luận bài viết này Xem thêm trên Báo Đầu Tư- HSC biểu quyết thông qua kế hoạch chào bán gần 360 triệu cổ phiếu
- VN-Index mất hơn 9 điểm, xuống sát 1.240 điểm
- Cổ phiếu nào sắp bị loại khỏi FTSE ETF và VNM ETF?
- Cổ phiếu TDH “bốc hơi” quá nửa, Chủ tịch Thuduc House muốn thoái 18% vốn
- Loạt cổ phiếu ngành thép lao dốc
- TTC AgriS chuẩn bị phát hành 74 triệu cổ phiếu chia cổ tức tỷ lệ 10%
- Thị giá VTP tiếp đà tăng sau thông tin vận hành Công viên Logistics Lạng Sơn
- Vicostone chia cổ tức 320 tỷ đồng
- VN-Index mất mốc 1.250 điểm, nhóm bảo hiểm và dược hút dòng tiền
- Cảnh báo mạo danh Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam để lừa đảo
- Diễn biến trái chiều của khối ngoại trên HNX và UPCoM
- 1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 4/12
- 2 Diễn biến mới tại Dự án cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo trị giá 13.952 tỷ đồng
- 3 Giá bất động sản Việt Nam tăng nhanh hơn cả Mỹ, Úc, Nhật Bản
- 4 Lãi suất tiết kiệm tăng, tiền nhàn rỗi vào ngân hàng kỷ lục
- 5 Fintech - ngân hàng không còn nỗi lo “cướp khách” của nhau
- M&A Forum 2024: Nhộn nhịp thương vụ
- 500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc
- Việt Nam sẵn sàng đón dòng vốn dịch chuyển
- Quy hoạch tổng thể quốc gia - Quy hoạch tỉnh, thành
- Lợi nhuận hấp dẫn, giới đầu tư "săn" căn hộ cho thuê
- Vietnam Airlines mời chào giá Gói dịch vụ Sửa chữa và đại tu động cơ phụ APU 131-9A
- Agribank thông báo thời gian giao dịch ngoài giờ hành chính cập nhật thông tin sinh trắc học và giấy tờ tùy thân
- Chung tay chăm sóc trẻ em vùng cao cùng mỹ phẩm Cocoon và UNESCO-CEP
- Bà Rịa - Vũng Tàu tinh gọn để phát triển
- Giọng hát hay Hà Nội, sức hút của một biểu tượng âm nhạc Thủ đô
Từ khóa » Flc Tụt Dốc
-
Ôm Trái đắng Sau Cú "đánh úp" Của ông Chủ FLC Trịnh Văn Quyết
-
Cổ Phiếu FLC Rớt Sàn Xuống Dưới Mệnh Giá - Báo Thanh Niên
-
Đại Hội Bất Thành, Toàn Bộ Cổ Phiếu FLC Lao Dốc - Tiền Phong
-
Cổ Phiếu Nhà FLC Tụt Dốc Không Phanh Sau Tin Trịnh Văn Quyết ...
-
Hơn 160 Triệu Cổ Phiếu 'họ FLC' Bị Dư Bán Sàn, Nhiều ... - Báo Tuổi Trẻ
-
Chứng Khoán Vượt Qua Cú Sốc FLC - Tuổi Trẻ Online
-
Nhà đầu Tư Khóc Ròng, Lo Mất Tết Sau “lùm Xùm” FLC Và Tân Hoàng ...
-
Cổ Phiếu FLC Lao Dốc, Mất Hơn 2.000 Tỉ - PLO
-
Cổ Phiếu FLC Khiến Dân Tình Lao đao Vì Xuống Dốc - Chứng Khoán 12h
-
More Content - Facebook
-
Nhóm Cổ Phiếu FLC Quay đầu Giảm, VN-Index Mất ... - VnEconomy
-
Cổ Phiếu Flc Tụt Dốc - Big Đầu Tư
-
Các Kỹ Năng để Có Một Tính Cách Mạnh Mẽ Trong Sự Nghiệp
-
Ngược Dòng Trong Bão Lửa, Cổ Phiếu Họ FLC Tạo Nên Bất Ngờ Lớn