Củ Cải Trắng: Công Dụng Và Cách Dùng - Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Tên thường gọi: Củ cải trắng, cải củ
Tên gọi khác: La bặc, rau lú bú
Tên nước ngoài: Garden radish
Tên khoa học: Raphanus sativus L.
Họ: Cải (Brassicaceae)
Tổng quan
Tìm hiểu chung về cây củ cải trắng
Cây nhỏ, sống một năm hay hai năm, cao khoảng 15-45 cm. Rễ phình to thành củ hình trụ dài, hình trứng hay hình cầu, màu trắng, không phân nhánh. Thân rất ngắn, chỉ khi ra hoa mới vượt lên. Lá mọc so le, hình bầu dục hay hình mác, mép lá có răng cưa tù hoặc chia thùy không đều, uốn lượn, gân hình mạng nổi rõ ở mặt dưới lá.
Cụm hoa mọc thành chùm trên một cán dài phân nhánh, mỗi nhánh mang nhiều hoa trắng, đôi khi pha tím nhạt. Quả cải, thắt từng quãng, đầu nhọn dài, hạt nhiều, nhỏ, có màu vàng nhạt hoặc nâu đen.
Mùa hoa quả khoảng từ tháng 1-5. Cây củ cải trắng được trồng ở khắp nơi để lấy rễ củ ăn, lá dùng làm dưa, hạt có thể dùng làm thuốc.
Bộ phận dùng
Có thể dùng nhiều bộ phận của cây cải củ, gồm:
- Rễ củ thu hái vào mùa đông, loại bỏ thân, lá rồi phơi khô.
- Hạt chín phơi khô, có thể sao trước khi dùng.
- Lá phơi hay sấy khô.
Thành phần hóa học của củ cải trắng
Rễ có chứa raphanin, glucose, saccharose. Ngoài ra còn có axit coumaric, axit cafeic, axit ferulic, nhiều loại axit amin khác nhau,… Rễ tươi có chứa vitamin C.
Hạt chứa dầu béo, tinh dầu, còn có raphanin với tác dụng kháng khuẩn.
Tác dụng, công dụng
Tác dụng, công dụng của củ cải trắng là gì?
Củ, lá, hoa và hạt cây cải củ đều có hoạt tính kháng khuẩn trên những vi khuẩn gram dương. Những chế phẩm từ loài cây này có thể làm tăng sự dung nạp carbohydrat của cơ thể.
Theo Đông y, hạt cải củ (la bặc tử) có vị cay ngọt, mùi thơm, tính bình, quy vào các kinh phế, tỳ vị và có tác dụng hạ khí, tiêu đờm, trừ hen suyễn, tiêu thức ăn. Còn củ cải củ (la bặc căn) có vị ngọt, hơi cay đắng, tình bình, có tác dụng mạnh tỳ vị, lợi tiểu, long đờm, tiêu thức ăn, giải độc.
Hạt cải củ được dùng để chữa ăn không tiêu, sốt, ho nhiều đờm, hen suyễn, ngực bụng đầy trướng, nôn mửa.
Củ cải củ hoặc lá cải củ phơi hay sấy khô được dùng dưới dạng thuốc sắc để làm thuốc thông tiểu tiện, chữa phù thũng. Củ cải trắng còn được dùng chữa nhức đau và thiên đầu thống, chữa tiêu chảy (luộc ăn hàng ngày).
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, nước ép củ cải còn dùng làm thuốc tăng cường tiêu hóa, làm mạnh dạ dày, lợi mật trong bệnh sỏi mật, long đờm, lợi tiểu. Rượu ngâm hạt và củ cải củ dùng ngoài có thể chữa nốt tàn nhang.
Trong y học cổ truyền Ấn Độ thì củ cải trắng được xem là vị thuốc làm khỏe khoắn và giúp lọc máu. Các chế phẩm từ củ có tác dụng tốt đối với rối loạn chức năng gan và túi mật. Củ cải cũng được coi là tốt cho những bệnh tiết niệu, trĩ và đau dạ dày.
Ngoài việc dùng làm thuốc, củ cải còn làm rau ăn bằng cách nấu chín, hoặc có thể ăn sống. Nhờ nhiều công dụng hỗ trợ tăng cường sức khỏe, chữa bệnh mà củ cải trắng còn được ví như “nhân sâm mùa đông”.
Liều dùng
Liều dùng thông thường của cải củ là bao nhiêu?
Hạt thường dùng 10-15 g/ngày, uống ở dạng thuốc sắc.
Củ hoặc lá phơi hay sấy khô thường dùng với liều hàng ngày là 10-15 g, dưới dạng thuốc sắc.
Khi dùng nước ép củ cải trắng để uống thường là 50-90 g mỗi lần.
Một số bài thuốc có cây củ cải trắng
Dược liệu cải củ được sử dụng trong những bài thuốc dân gian nào?
1. Chữa ho nhiều đờm, hen suyễn, khó thở, tức ngực
Hạt cải củ 10 g, hạt tía tô 10 g, hạt cải trắng (bạch giới tử) 3 g. Tất cả đem sao, tán nhỏ cho vào túi vải, thêm 500 ml nước sắc còn 200 ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.
2. Chữa đờm suyễn kéo lên, ngực căng thở gấp
Hạt cải củ sao, hạt bồ kết đốt tồn tính, 2 vị lượng bằng nhau. Đem tán bột viên với mật ong, uống mỗi lần 4 g, ngày uống 2-3 lần.
3. Chữa ngạt do khói than
Củ hay lá cây cải củ đem giã nhỏ, vắt lấy nước cốt rồi đổ vào miệng.
4. Chữa bỏng
Củ cải trắng giã nát, đắp vào chỗ bỏng.
Lưu ý, thận trọng khi dùng cải củ
Cây củ cải trắng làm thuốc có gây ra tác dụng phụ gì không?
Tùy từng trường hợp, các vị thuốc trong bài thuốc có thể cần gia giảm cho phù hợp. Do đó, tốt nhất bạn không nên tự ý phối hợp các loại dược liệu. Trong quá trình sử dụng, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy tạm ngưng dùng và thông báo ngay cho bác sĩ.
Mức độ an toàn của dược liệu củ cải trắng
Người bị khí hư không nên dùng hạt cải củ. Các đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai hay đang cho con bú cũng cần tham khảo ý kiến thầy thuốc nếu muốn sử dụng vị thuốc này.
Để đảm bảo an toàn, bạn nên trao đổi với thầy thuốc trước khi muốn sử dụng loại cây này làm thuốc.
Tương tác có thể xảy ra với củ cải trắng
Dược liệu cũng có thể tương tác với một số thuốc, thực phẩm chức năng hay dược liệu khác mà bạn đang sử dụng.
Một số vấn đề sức khỏe cũng có thể không phù hợp khi sử dụng vị thuốc từ cây củ cải trắng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ và thầy thuốc trước khi muốn dùng bất kỳ loại dược liệu hay thuốc từ dược liệu nào.
[embed-health-tool-bmi]
Từ khóa » Cây Củ Cải Có Rễ Gì
-
Cây Cải Thuộc Rễ Chùm Hay Cọc Hay Là Cái Gì Câu Hỏi 75196
-
Tìm Hiểu Về Cây Cải Củ - Cây Trồng Vật Nuôi
-
Bài 43. Rễ Cây - 123doc
-
Củ Cải Trắng Là Phần Rễ Hay Phần Thân?
-
Tìm điểm Giống Nhau Và Khác Nhau Giữa Rễ Cây Rau Cải Và ... - Tech12h
-
Cải Củ - Đặc điểm, Công Dụng, Cách Trồng Và Chăm Sóc
-
[Sách Giải] Bài 19: Rễ Cây Có đặc điểm Gì?
-
Cải Củ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Củ Cải Trắng: Loài Rau Quen Thuộc Với Công Dụng Bất Ngờ
-
Cải Củ Và Những Công Dụng Trị Bệnh Cực Tốt Cho Sức Khỏe
-
Kể Tên Một Số Cây Có Rễ Củ, Rễ Móc, Rễ Thở Và Rễ Giác
-
Cải Củ: Vị Thuốc Tăng Cường Tiêu Hóa, Long đờm, Lợi Tiểu
-
Rễ Củ – Wikipedia Tiếng Việt