Củ đậu | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
Có thể bạn quan tâm
Củ đậu (củ sắn nước) có vị ngọt, tính mát, thường được dùng ăn sống để giải khát. Ngoài ra củ sắn còn được dùng để chữa ngộ độc rượu, lở loét, ghẻ ngứa ngoài da và làm mờ vết thâm, tàn nhang trên da mặt.
Củ đậu thường được dùng để nấu xào, cuốn hoặc dùng ăn trực tiếp
-
Tên gọi khác: Sắn nước
-
Tên khoa học: Pachyrhizus erosus
-
Họ: Cánh bướm (danh pháp khoa học: Fabaceae)
Mô tả dược liệu
1. Đặc điểm cây củ đậu
Củ đậu là loài thực vật dây leo, rễ phát triển thành củ có hình dạng như con quay lớn. Lá kép gồm có 3 lá chét, phiến lá mỏng và có màu xanh lục.
Quả có vỏ màu vàng nâu nhạt, rộng từ 4 – 12cm, dài từ 4 – 8cm. Hoa mọc ở kẽ lá tạo thành chùm, hoa có màu tím nhạt. Quả không có cuống, bề ngoài hơi có lông, rộng 12mm, dài 12cm. Bên trong quả có khoảng 9 hạt, hình thấu kính, đường kính khoảng 6mm.
2. Bộ phận dùng
Rễ củ (củ đậu) được dùng để làm thuốc hoặc dùng để xào nấu, chăm sóc da, ăn sống như một loại trái cây,…
3. Phân bố
Cây củ sắn được trồng ở nhiều nơi, đặc biệt là các địa phương ở miền Nam.
4. Thu hái – sơ chế
Sau khi hái về đem rửa sạch, gọt bỏ vỏ, được dùng ăn trực tiếp hoặc chế biến thành món gỏi, xào nấu,…
5. Bảo quản
Nơi thoáng mát.
6. Thành phần hóa học
Củ đậu chứa nhiều thành phần hóa học, trong đó gồm có tinh bột, nước, protide, chất vô cơ,… Hạt củ đậu chứa chất béo, đường, tinh bột, độ ẩm, tannin, protide.
Hình ảnh của cây củ đậu
Lá củ đậu gồm có 3 lá chét, phiền lá mỏng và có màu xanh lục
Quả của cây củ đậu có 7 – 9 hạt, không cuống hoặc cuống ngắn, bên ngoài hơi có lông
Hình ảnh rễ củ đậu
Vị thuốc củ đậu
1. Tính vị
Vị ngọt thanh, tính mát.
2. Quy kinh
Quy vào kinh Phế, Vị.
3. Tác dụng của củ đậu
– Tác dụng của củ đậu theo Đông Y:
-
Công dụng: Chỉ khát, tinh tân, giải độc rượu.
-
Chủ trị: Ngộ độc rượu, lở loét da.
-
Hạt của cây được nhân dân Trung Hoa sử dụng để trị rầy bông, sâu hại rau,…
– Tác dụng của củ đậu theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
-
Củ đậu không có độc, lá có thể gây độc cho trâu bò và cá.
-
Hàm lượng nước và vitamin trong củ đậu có tác dụng nuôi dưỡng làn da, làm mờ vết tàn nhang và thâm đen do mụn.
-
Kali và phốt pho trong củ đậu có tác dụng duy trì sự chắc khỏe cho răng và xương.
-
Củ đậu chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, có tác dụng cải thiện chức năng đường ruột, ổn định đường huyết và chỉ số men gan. Ăn củ đậu thường xuyên còn ngăn ngừa chứng khó đại tiện, táo bón,…
-
Thảo dược chứa phytoestrogen có tác dụng tương tự hormone estrogen được cơ thể sản sinh. Vì vậy bổ sung củ đậu thường xuyên có thể làm giảm mức độ ảnh hưởng của tiền mãn kinh.
-
Hàm lượng nước và khoáng chất trong củ đậu có tác dụng kiềm hóa dịch vị, làm dịu vết sưng loét ở dạ dày. Do đó bổ sung củ đậu thường xuyên có thể kiểm soát triệu chứng và hạn chế tình trạng viêm loét dạ dày lan rộng.
-
Với 90% là nước, 2.4% tinh bột và 4.5% đường, củ đậy có tác dụng thanh nhiệt, giải khát và hỗ trợ quá trình bài tiết độc tố trong cơ thể.
-
Nhiều nghiên cứu mới nhất cho thấy, hàm lượng vitamin C và chất xơ trong củ đậu có thể tiêu trừ gốc tự do và làm giảm cholesterol. Do đó sử dụng củ đậu thường xuyên có thể bảo vệ sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm.
-
Với hàm lượng vitamin C và khoáng chất dồi dào, củ đậu có thể nâng cao hệ miễn dịch. Ngoài ra một số hoạt chất chống oxy hóa trong thảo dược này còn có tác dụng cải thiện triệu chứng của bệnh hen phế quản.
4. Cách dùng – liều lượng
Rễ củ đậu không có độc nên có thể dùng với liều lượng lớn. Bạn có thể dùng ở dạng xào nấu hoặc dùng ăn trực tiếp.
Một số cách chữa bệnh từ cây củ đậu
Dùng củ sắn nước trộn với đường ăn trực tiếp có thể trị chứng ngộ độc rượu
1. Bài thuốc chữa lở loét và ghẻ ngoài da
-
Chuẩn bị: Hạt củ đậu.
-
Thực hiện: Giã cho nát và nấu với dầu vừng, sau đó dùng thoa hằng ngày lên vùng da cần điều trị. Nếu bị nặng, có thể dùng đồng thời với hạt máu chó và quả bồ hòn.
2. Cách chữa bệnh ghẻ nước
-
Chuẩn bị: Lá củ đậu.
-
Thực hiện: Rửa sạch, để ráo và xát vào chỗ da bị ngứa.
3. Bài thuốc giải độc rượu
-
Chuẩn bị: Củ đậu tươi và đường cát.
-
Thực hiện: Cắt nhỏ củ đậu và trộn với đường cát, dùng ăn trực tiếp.
4. Cách giảm vết thâm và mờ tàn nhang
-
Chuẩn bị: Củ đậu tươi.
-
Thực hiện: Giã lấy nước, sau đó làm sạch mặt và thoa hỗn hợp lên da. Massage trong 10 phút và rửa lại với nước lạnh.
Những lưu ý khi dùng cây củ đậu
Lá và hạt của cây chứa tephrosin và rotenone có thể gây ngộ độc. Nếu ăn phải sẽ có triệu chứng đau bụng dữ dội, co giật, hạ đường huyết, nôn mửa liên tục, mê man bất tỉnh, rối loạn nhịp tim và suy hô hấp dẫn đến tử vong. Trong trường hợp này phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được hỗ trợ hô hấp, sục rửa dạ dày và điều trị triệu chứng.
Củ sắn nước đem lại nhiều công dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên nếu quá nhiều, bạn có thể bị đầy bụng, ợ hơi và khó tiêu. Vì vậy chỉ nên bổ sung loại củ này với liều lượng thích hợp để tăng cường sức khỏe và hạn chế các tác dụng phụ.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
BÀI VIẾT KHÁC
Cây củ liền là cây gì? Nghiên cứu: cây đỉnh tùng có hoạt tính sinh học mạnh, tác động lên các tế bào có hại cho con người. Công dụng bạch sâm Trái lý Những loại cao nào thường gặp trong Đông y ? XEM NHIỀU NHẤT Thông báo chiêu sinh Chương trình thực hành đối với chức danh Bác sĩ y khoa và Điều dưỡng năm 2024 ✴️ Mở thêm dịch vụ dành cho khách hàng: gói khám định kỳ được quản lý, tư vấn ✅ Thẩm mỹ nội khoa là gì? Dùng những kỹ thuật gì? ✡️ Thẩm mỹ ngoại khoa là gì? ✴️ GlobeDr và Payoo đồng hành cùng BV Nguyễn Tri Phương để chăm sóc khách hàng tốt hơn Năng lực Bệnh viện Nguyễn Tri PhươngChuồi có tác dụng trị rụng tóc không?
✴️ Beclate Aquanase (Beclometason dipropionat) - Thuốc chữa hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
✴️ Bệnh trĩ có nguy hiểm không? viêm nhiễm hậu môn
✴️ Các phương tiện dùng trong tiếp cận chẩn đoán khối u buồng trứng
✴️ Phẫu thuật cắt lách nội soi
✴️ Bệnh tăng nhãn áp là gì?
Nhiều công dụng không ngờ của cà phê
✴️ Hướng dẫn sử dụng Ergotamine
Từ khóa » Cây Củ đậu Bay
-
Cây Củ đậu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Kỹ Thuật Trồng Củ đậu Cho Củ To Ngọt Vị Thanh Mát - .vn
-
Cây Củ đậu (sắn Nước) | Cây Cảnh - Hoa Cảnh - Bonsai - Hòn Non Bộ
-
Củ đậu: Loại Thực Phẩm Có Nhiều Tác Dụng Chữa Bệnh
-
Phương Pháp Trồng Và Chăm Sóc Cây Củ đậu Trong Thùng Xốp
-
Kỹ Thuật Trồng Củ đậu Ngọt Mát, Vỏ Mịn, Màu Nâu Sáng đẹp Mắt
-
Cách Trồng Củ đậu Không Quá Khó Như Bạn Nghĩ - VOH
-
Thử Trồng Củ Sắn (Củ Đậu) Trong Chậu Kiểng Và Kết Quả Bất Ngờ
-
Tác Dụng Của Củ đậu Và Những Lưu ý Khi ăn Quá Nhiều
-
Cách Trồng Củ đậu Và Kinh Nghiệm Trồng Củ Sắn - Tin Đẹp
-
Kỹ Thuật Trồng Củ đậu Bằng Chậu Tại Nhà đơn Giản, ăn Giải Nhiệt Và ...
-
Củ đậu ăn Có Tốt Không? - Vinmec
-
Cách Trồng Củ Sắn - Trung Tâm Gia Sư Tâm Tài Đức