Củ đinh Lăng Có Tác Dụng Gì, Ngâm Rượu Có Tốt Không? Cách Dùng Và ...
Có thể bạn quan tâm
Đinh lăng là một loại thảo dược quen thuộc với người dân Việt Nam. thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ về những công dụng của nó với sức khỏe, đặc biệt là phần củ của loại cây này. Bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số thông tin thú vị xoay xung quanh loài cây này nhé!
Tóm tắt nội dung:
- Đinh lăng có tác dụng gì?
- Tác dụng của cây đinh lăng với sức khỏe
- Tác hại của cây đinh lăng
- Đinh lăng có mấy loại?
- Đinh lăng lá nhỏ
- Đinh lăng lá tròn
- Đinh lăng nếp
- Đinh lăng đĩa
- Đinh lăng lá nhuyễn
- Đinh lăng lá kim
- Cách sử dụng đinh lăng
- Trà đinh lăng
- Trà gừng đinh lăng
- Đinh lăng ngâm rượu
- Huyết áp cao có uống được lá đinh lăng không?
- Giá trị của cây đinh lăng
Đinh lăng có tác dụng gì?
Đinh lăng từ lâu đã được người Việt ta sử dụng dưới nhiều hình thức như cây cảnh, dược liệu và thực phẩm. Loại cây này có danh pháp khoa học là Polyscias fruticosa, tất cả các bộ phận của nó, từ lá đến thân và rễ đều có thể sử dụng với mục đích phục vụ sức khỏe con người. Thậm chí, cây đinh lăng còn được với danh xưng “nhân sâm bình dân” vì những lợi ích tuyệt vời mà nó đem đến.
Loài cây này là một nguồn cung cấp dồi dào các khoáng chất, vitamin và nước. Những khoáng chất trong đinh lăng là: Carbohydrate, chất béo, canxi, sắt, magie, mangan, photpho, natri, kali, kẽm. Các loại vitamin: Thiamine, riboflavin, niacin, pantothenate, B6, B9, flavonoid, saponin và tanin. Củ đinh lăng được mệnh danh là thần dược điều trị các bệnh xương khớp như thoái hóa cột sống, đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp,…
Tác dụng của cây đinh lăng với sức khỏe
- Carbohydrate trong đinh lăng rất dễ dàng được cơ thể con người hấp thu và chuyển hóa thành năng lượng phục vụ cho các hoạt động hàng ngày.
- Tăng cường tuần hoàn máu, kích thích cơ thể sản xuất huyết sắc tố để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.
- Cải thiện hệ thống miễn dịch và xây dựng sức đề kháng, giúp cơ thể có đủ khả năng chống lại các vi khuẩn, virus gây hại.
Bên cạnh đinh lăng, kỷ tử cũng là một loại thảo dược có khả năng tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch vô cùng hiệu quả.
- Hàm lượng khoáng chất của đinh lăng củng cố độ bền chắc của xương và răng, ngăn ngừa nguy cơ loãng xương hoặc giòn xương do tuổi già.
- Các protein trong loại cây này giúp tăng cường trí nhớ, chống đau đầu và hiện tượng lú lẫn ở người cao tuổi.
- Giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru đồng thời hỗ trợ cải thiện cho những người bị rối loạn tiêu hóa.
Giống như đinh lăng, chuối rừng hột cũng là một “thần dược” trong việc điều trị các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa đấy!
- Dưỡng ẩm cho làn da, ngăn ngừa tình trạng lão hóa da.
- Đối với phụ nữ: Hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng dưới trong kỳ kinh và tốt cho sự phát triển của thai nhi.
Tác hại của cây đinh lăng
Dù rằng loài cây này sở hữu rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe thế nhưng nếu bạn lạm dụng nó có thể sẽ gây ra một số vấn đề sau:
- Sử dụng rễ cây đinh lăng liên tục trong một thời gian dài dễ khiến cơ thể phát sinh các tác dụng phụ như hồi hộp, thay đổi huyết áp, buồn nôn và nôn mửa thường xuyên, bức bối trong người.
- Nếu dùng trước khi đi ngủ có thể gây khó ngủ hoặc mất ngủ.
- Nó có thể gây dị ứng với những người có làn da nhạy cảm, nhất là khi họ tiếp xúc trực tiếp với lá cây.
Đinh lăng có mấy loại?
Loài thực vật này được chia làm khá nhiều loại, phụ thuộc vào hình dang lá cây để phân biệt. Dưới đây là một số loại đinh lăng phổ biến nhất:
Đinh lăng lá nhỏ
Đinh lăng lá nhỏ là loại được trồng ở nhiều nơi nhất trong cả nước. Chiều cao của cây có thể trải dài theo phổ từ 80cm đến hơn 2m. Giống như tên gọi, lá của loài cây này chỉ có chiều dài tầm 2cm đến 4cm, bề ngang là 0,5cm. Hình dạng giống như lông vũ và có nhiều rèm răng cưa.
Đinh lăng lá tròn
Đinh lăng lá tròn không được trồng phổ biến như đinh lăng lá nhỏ nên nhiều người có lẽ chưa bao giờ được nhìn tận mắt hình dáng của cây. Loại này có thể cao đến hơn 3m, thân trơn nhẵn màu lục. Lá của cây trông giống lá sen, có màu xanh đậm, gân nổi rõ, bên ngoài phiến lá phủ một lớp màu trắng trông rất đẹp mắt.
Đinh lăng nếp
Đinh lăng nếp hay còn gọi là đinh lăng lá to, đây cũng là loại được trồng phổ biến tại nước ta. Về cơ bản, loại cây này khá giống với đinh lăng lá nhỏ về hình dạng của phiến lá. Lá hình lông vũ, màu xanh hơi ngả vàng nâu, có răng cửa. Kích thước của lá khoảng 5cm, bề ngang 1cm.
Đinh lăng đĩa
Đinh lăng đĩa có vẻ ngoài khác hoàn toàn với các loài khác cùng họ. Nó là cây thân gỗ, chiều cao khi trưởng thành rơi vào khoảng 1m đến 1,5m. Lá giống như lá mồng tơi nhưng kích thước lớn hơn, rộng bằng lòng bàn tay người lớn. Lá có màu xanh lục non mỡ, viền răng cưa và sống lá rất dày.
Đinh lăng lá nhuyễn
Đinh lăng lá nhuyễn là loại sinh trưởng rất kém, vì vậy nó đòi hỏi người chăm sóc tốn nhiều công sức. Loại cây này có nhiều nhánh nhỏ, lá mọc xum xuê. Hình dạng của lá khá giống với đinh lăng lá nhỏ nhưng kích thích nhỏ hơn rất nhiều, chỉ rơi vào tầm 1cm đến 1,5cm về chiều dài.
Đinh lăng lá kim
Trên thực tế đinh lăng lá kim chính là tên gọi khác của đinh lăng lá nhuyễn. Nhiều người thường nhầm lẫn và cho rằng đây là hai loại khác nhau. Đinh lăng lá kim không có giá trị về dược liệu hay cây cảnh nên ít được trồng hơn các loại khác.
Cách sử dụng đinh lăng
Như đã nói ở trên, đinh lăng có khá nhiều hình thức sử dụng. Tuy nhiên, bài viết xin giới thiệu chủ yếu về hai cách sử dụng đinh lăng phổ biến nhất là làm thực phẩm và làm thuốc.
Trà đinh lăng
Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị: Lá đinh lăng 200g (dùng loại lá nhỏ hoặc nếp) , nước lọc dùng 2 lít.
Cách thực hiện:
- Lá đinh lăng đem rửa sạch, để ráo nước.
- Cho đinh lăng vào ấm hoặc bình giữ nhiệt, thêm vào 2 lít nước đun sôi và ủ trà trong khoảng 5 phút.
- Bạn có thể sử dụng trà đinh lăng thay nước uống hàng ngày. Đây là loại trà có thể giúp bù nước và hồi sức nhanh chóng sau khi vận động mạnh hoặc làm việc ngoài trời.
Trà gừng đinh lăng
Nguyên liệu cần có: Rễ cây đinh lăng lá nhỏ đã phơi khô 30g và một củ gừng tươi.
Các bước tiến hành như sau:
- Rễ cây đinh lăng đem rửa sạch, để cho ráo nước. Gừng đem đập dập hoặc thái thành từng lát mỏng.
- Bạn cho cả rễ đinh lăng và gừng tươi vào cốc sứ, thêm vào 500ml nước sôi, đậy nắp và ủ trà trong 5 phút đến 10 phút.
- Trà gừng đinh lăng an toàn và bổ dưỡng, thích hợp dùng với người mới ốm dậy hoặc phụ nữ bị tắc tia sữa.
Đinh lăng ngâm rượu
Riêng với đinh lăng ngâm rượu, bạn có thể thực hiện theo hai công thức dưới đây:
Rượu đinh lăng từ củ tươi
Nguyên liệu: Rễ cây đinh lăng tươi dùng từ 1 đến 2 củ, rượu nếp cái hoa vàng loại tốt dùng 2 lít.
Cách thực hiện như sau: Rễ đinh lăng tươi để rửa sạch bùn đất, không cạo vỏ để giữ nguyên hàm lượng dinh dưỡng. Bạn có thể cắt thành từng khúc hoặc để nguyên cả củ to (tùy vào kích thước bình rượu), sau đó xếp rễ vào bình và đổ rượu nếp vào.
Rượu đinh lăng củ khô
Cách thực hiện của bài rượu thuốc này giống với công thức trên, điểm khác biệt duy nhất là thay vì sử dụng rễ đinh lăng tươi, bạn chuẩn bị loại củ rễ đinh lăng đã sấy khô. Bạn có thể tìm mua dễ dàng tại các tiệm thuốc bắc.
Huyết áp cao có uống được lá đinh lăng không?
Lá đinh lăng vốn có nhiều công dụng tốt với sức khỏe, thế nhưng vẫn có không ít người băn khoăn không biết rằng liệu cao huyết áp có uống được loại lá này hay không.
Theo các bác sĩ, lá đinh lăng có tác dụng rất tốt với những người bị huyết áp cao ở mức độ nhẹ. Trong y học cổ truyền, lá có tính mát, vị đắng nhẹ, thích hợp dùng trong các trường hợp khí huyết suy giảm và tắc nghẽn. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý là không nên lạm dụng loại lá này để làm giảm huyết áp. Bởi vì trong đinh lăng có chứa hoạt chất saponin dễ khiến máu khó đông.
Với những người cao huyết áp muốn sử dụng lá đinh lăng cần xin ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi dùng.
Giá trị của cây đinh lăng
Hiện nay trên thị trường, đinh đăng được mua bán dưới nhiều hình thức, ví dụ như cây cảnh, vị thuốc (rễ cây, lá cây, thân cây) và thực phẩm. Bài viết dưới đây xin chỉ đề cập đến giá cả của đinh lăng khi được mua bán dưới dạng cây cảnh và vị thuốc đề bạn đọc cùng tham khảo.
- Đinh lăng bonsai: Đinh lăng dạng bonsai thường có giá trị rất cao, phụ thuộc vào tạo hình cũng như số năm tuổi của cây. Theo một số trang bán hàng trực tuyến uy tín về cây cảnh, hiện nay đinh lăng bonsai có giá dao động trên 400.000 VNĐ cho một chậu.
- Củ đinh lăng làm thuốc: Củ của đinh lăng được định giá dựa vào trọng lượng. Thông thường một củ đinh lăng có cân năng dao động trong khoảng từ 2kg đến trên 30kg, giá cả theo đó cũng rơi vào 350.000 VNĐ đến 2 triệu VNĐ.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đến bạn đọc nhiều kiến thức bổ ích về cây đinh lăng. Đây là một loài cây không chỉ có rất nhiều những giá trị đáng quý với sức khỏe mà còn có giá thành bình dân, phù hợp với tất cả mọi người.
Lương Đức ChươngBác sĩ Lương Đức Chương sinh ngày 02/2/1954, ông nguyên là Thượng tá – Bác sỹ của Học viện Quân Y. Hiện nay, bác sĩ Chương đang làm việc và công tác tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường
Bài viết liên quan:
Tỏi đen là gì? Giá tiền, tác dụng, cách dùng và địa chỉ bán Nụ hoa tam thất có tác dụng gì, giá bao nhiêu? Địa chỉ mua và cách sử dụng Hà thủ ô có tác dụng gì, giá bao nhiêu? Cách dùng và nơi bán Sâm đương quy có tác dụng gì, giá bao nhiêu? Cách dùng và nơi bán Cây bạch thược có tác dụng gì? Phân nhóm, giá tiền và cách sử dụngTừ khóa » Cây đinh Lăng Lá Nhuyễn Có Tác Dụng Gì
-
Cây Đinh Lăng: Vị Thuốc Bổ đầy Quý Hiếm Mà Có Thể Bạn Chưa Biết
-
TÁC DỤNG CỦA CÂY ĐINH LĂNG - TRẠM Y TẾ XÃ ĐÔNG THẠNH
-
Đinh Lăng - Vị Thuốc Có Nhiều Công Năng Trị Bệnh
-
15 Tác Dụng Của Cây đinh Lăng Chữa Bách Bệnh, Số 9 Thần Kì Nhất
-
Tác Dụng Của Cây đinh Lăng Và Cách Trồng Cây đinh Lăng Trong Chậu ...
-
Bất Ngờ Với 7 Tác Dụng Cây đinh Lăng Mang Lại Cho Sức Khỏe
-
Nhân Sâm Của Người Nghèo: Lá đinh Lăng Có Tác Dụng Gì? • Hello ...
-
Cách Phân Biệt Các Loại Cây đinh Lăng Lá To, Lá Nhỏ, Lá Kim
-
Bất Ngờ 7 Công Dụng Chữa Bệnh Của Lá đinh Lăng Và Những Tác Dụng ...
-
Công Dụng Và Cách Sử Dụng Cây đinh Lăng Cho Hiệu Quả Cao
-
Đinh Lăng Nếp - Vị Thuốc Quý Chữa Bách Bệnh Và Các Sử Dụng đúng
-
Lá Cây đinh Lăng Nấu Nước Uống Chữa Bệnh Gì? - Thuốc Dân Tộc
-
CÂY ĐINH LĂNG CÓ THỂ CHỮA BỆNH GÌ? - Dược Liệu Pù Mát
-
Cây đinh Lăng Và Các Công Dụng Chữa Bệnh Thần Kỳ