Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO2 + H2O

Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO2 + H2OCu HNO3 đặcBài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO2 + H2O là phản ứng oxi hóa khử, được VnDoc biên soạn, phương trình này sẽ xuất hiện trong nội dung các bài học: Cân bằng phản ứng oxi hóa khử Hóa học 10, Hóa 11 cũng như các dạng bài tập. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Cu HNO3 đặc: Cu HNO3 Cu(NO3)2 NO2 H2O

  • 1. Phương trình phản ứng Cu tác dụng HNO3 đặc
    • Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2↑ + 2H2O  
  • 2. Điều kiện phản ứng Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc
  • 3. Cân bằng phản ứng Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO2 + H2O 
  • 4. Cách tiến hành phản ứng cho Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc
  • 5. Cu tác dụng với HNO3 đặc hiện tượng
  • 6. Phương trình phản ứng hóa học liên quan
  • 7. Các bước cân bằng phương trình bằng phương pháp thăng bằng electron
  • 8. Bài tập vận dụng liên quan

1. Phương trình phản ứng Cu tác dụng HNO3 đặc

Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2↑ + 2H2O 

2. Điều kiện phản ứng Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc

Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc ở nhiệt độ thường

3. Cân bằng phản ứng Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO2 + H2O 

Bước 1. Xác định số oxi hóa thay đổi thế nào.

Cu0 + HN+5O3 → Cu+2(NO3)2 + N+4O2 + H2O

Bước 2. Lập thăng bằng electron.

1x

2x

Cu  → Cu+2 + 2e

N+5 + 1e → N+4

Bước 3. Đặt các hệ số tìm được vào phương trình phản ứng và tính các hệ số còn lại.

Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2↑ + 2H2O

4. Cách tiến hành phản ứng cho Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc

Cho vào ống nghiệm 1,2 lá đồng, nhỏ từ từ vừa đủ dung dịch HNO3 loãng

5. Cu tác dụng với HNO3 đặc hiện tượng

Lá đồng màu đỏ Đồng (Cu) tan dần trong dung dịch axit HNO3đặc và sinh ra khí nito đioxit NO2 nâu đỏ.

Mở rộng: Axit nitric HNO3 oxi hoá được hầu hết các kim loại, kể cả kim loại có tính khử yếu như Cu. Khi đó, kim loại bị oxi hoá đến mức oxi hoá cao và tạo ra muối nitrat.

Thông thường, nếu dùng dung dịch HNO3 đặc thì sản phẩm là NO2, còn dung dịch loãng thì tạo thành NO.

6. Phương trình phản ứng hóa học liên quan

  • Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + N2O + H2O
  • Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO+ H2O
  • Cu+ H2SO4 → CuSO4 + SO2 + H2O
  • Cu + AgNO3 → Cu(NO3)2 + Ag
  • CuO + HCl → CuCl2 + H2O
  • CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
  • CuO + H2 → Cu + H2O
  • CuO + HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O
  • CuSO4 + NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4
  • Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + H2O

7. Các bước cân bằng phương trình bằng phương pháp thăng bằng electron

Các bước cân bằng phương trình hóa học bằng phương pháp thăng bằng electron bao gồm:

Bước 1: Xác định các chất tham gia và chất sản phẩm trong phản ứng hóa học.

Bước 2: Xác định số oxi hóa (số oxi hóa) của từng nguyên tố trong các chất tham gia và chất sản phẩm.

Bước 3: Viết phương trình phản ứng ban đầu, chỉ tập trung vào sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.

Bước 4: Cân bằng số electron bằng cách thêm các hệ số trước các chất chứa nguyên tố bị thay đổi số oxi hóa.

Bước 5: Cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố khác trong phản ứng bằng cách điều chỉnh hệ số trước các chất tham gia và chất sản phẩm.

Bước 6: Kiểm tra lại phản ứng để đảm bảo số nguyên tử của các nguyên tố và số oxi hóa đã được cân bằng trên cả hai vế của phương trình.

Bước 7: Kiểm tra lại phản ứng để đảm bảo tính chất vật lý và hóa học của chất không thay đổi trong quá trình cân bằng.

Bước 8: Ghi lại phương trình cân bằng cuối cùng.

8. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1. Phát biểu nào sau đây không chính xác?

A. Cu phản ứng với HNO3 loãng giải phóng N2.

B. Cu phản ứng với oxi (ở 800 – 1000oC) tạo ra Cu2O.

C. Khi có mặt oxi, Cu phản ứng được với dung dịch HCl.

D. CuCl2 phản ứng với khí hiđro sulfua tạo kết tủa màu đen CuS.

Xem đáp ánĐáp án A

A. Đồng phản ứng với HNO3 loãng giải phóng nitơ.

3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O

B. Cu phản ứng với oxi (ở 800 – 1000oC) tạo ra Cu2O => đúng

2Cu + O2 → 2CuO

C. Khi có mặt oxi, Cu phản ứng được với dung dịch HCl => đúng

2Cu + 4HCl + O2 → 2CuCl2 + 2H2O.

D. CuCl2 phản ứng với khí hiđro sulfua tạo kết tủa màu đen CuS => đúng

CuCl2 + H2S → CuS↓ + HCl

Câu 2. Để nhận biết ion nitrat, thường dùng Cu và dung dịch axit sulfuric loãng đun nóng là vì

A. Phản ứng tạo ra kết tủa màu vàng và dung dịch có màu xanh.

B. Phản ứng tạo ra dung dịch có màu xanh và khí không mùi làm xanh giấy quỳ ẩm.

C. Phản ứng tạo ra kết tủa màu xanh.

D. Phản ứng tạo dung dịch có màu xanh và khí không màu hóa nâu trong không khí.

Xem đáp ánĐáp án D

Để nhận biết ion nitrat, thường dùng Cu và dung dịch axit sunfuric loãng đun nóng là vì phản ứng tạo dung dịch có màu xanh và khí không màu hóa nâu trong không khí.

3Cu + 8H+ + 2NO3– → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

Dung dịch Cu2+ có màu xanh; khí NO không màu nhưng hóa nâu trong không khí.

Câu 3. Nhiệt phân hoàn toàn 34,65 gam hỗn hợp gồm KNO3 và Cu(NO3)2, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với khí hiđro bằng 18,8. Khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là

A. 9,40 gam.

B. 11,28 gam.

C. 8,60 gam.

D. 47,00 gam.

Xem đáp ánĐáp án A

Phương trình phản ứng

2KNO3 → 2KNO2 + O2

x → 0,5x

2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + O2

y → 2y → 0,5y

MX = 18,8.2 = 37,6 = 46.2y + 32.(0,5x + 0,5y)/(0,5x + 2,5y)

=> 2,8x- 14y =0 (1)

mmuối = 101x + 188y= 34,65 (2)

=> x= 0,25, y= 0,05

=> mCu(NO3) = 188.0,05 = 9,4 gam

Câu 4. Cho các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch (NH4)2SO4

(b) Cho Cu dư vào dung dịch hỗn hợp KNO3 và HCl

(c) Cho dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3 dư

(d) Cho kim loại Ba vào dung dịch H2SO4 loãng dư

(e) Cho FeS vào dung dịch HCl

(f) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl loãng

(g) Cho đinh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng

Số thí nghiệm thu được chất khí la

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

Xem đáp ánĐáp án C

(a) tạo khí NH3 : Ba(OH)2 + (NH4)2SO4 → BaSO4↓ + NH3↑ + H2O

(b) tạo khí NO : 3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 4H2O + 2NO

(c) không tạo khí: 3NH3 + AlCl3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl

(d) tạo khí do Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2↑

(e) tạo khi H2S: FeS + HCl → FeCl2 + H2S↑

(f) tạo khí NO do 3Fe2+ + NO3- + 4H+ → 3Fe3+ + 2H2O + NO

(g) tạo khí H2: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑

Số thí nghiệm thu được chất khí là 6

Câu 5. Cho các hợp chất: CuS, CuO, Cu2O, CuCO3, Cu2S lần lượt phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư. Số phản ứng oxi hóa khử xảy ra là

A. 4

B. 5

C. 2

D. 3

Xem đáp ánĐáp án D

Các chất tác dụng với H2SO4 đặc nóng xảy ra phản ứng oxi hóa khử là: CuS, Cu2O, Cu2S.

Phương trình phản ứng minh họa

CuS + 4H2SO4 → CuSO4 + 4SO2 + 4H2O

Cu2O + 3H2SO4 → 2CuSO4 + 3H2O + SO2

Cu2S + 6H2SO4 → 2CuSO4 + 5SO2 + 6H2O

Câu 6. Trong các kim loại sau: Mg, Al, Zn, Cu. Số kim loại đều tan trong dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 đặc nguội là:

A. 3.

B. 4.

C. 2.

D. 5.

Xem đáp ánĐáp án C

Cu không tan trong dung dịch HCl

Al không tan trong dung dịch H2SO4 đặc nguội

=> Số kim loại đều tan trong dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 đặc nguội là: Mg, Zn

Phương trình phản ứng minh họa

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

Mg + 2H2SO4 → MgSO4 + SO2 + 2H2O

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

Câu 7. Nhúng một thanh Cu vào dung dịch AgNO3, sau một thời gian lấy ra, rửa sạch, sấy khô, đem cân thì khối lượng thanh đồng thay đổi thế nào ?

A. Tăng.

B. Giảm.

C. Không thay đổi.

D. không xác định được.

Xem đáp ánĐáp án A

Gọi khối lượng thanh đồng ban đầu là a

Cu + 2AgNO3→ Cu(NO3)2+ 2Ag

x mol → 2x mol

Khối lượng thanh đồng sau phản ứng là

a + mAg- aCu phản ứng =  a + 2x.108 - 64x = a + 152 x (gam)

Tức là khối lượng thanh đồng tăng.

Câu 8. Cho m gam hỗn hợp A gồm Al, Cu vào dung dịch HCl (dư), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 1,68 lít khí (ở đktc). Nếu cho a gam hỗn hợp R trên vào một lượng dư axit nitric (đặc, nguội), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 3,36 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của a là:

A. 10,5

B. 11,5

C. 12,3

D. 6,15

Xem đáp ánĐáp án D

X + HCl => chỉ có Al phản ứng

nH2 = 0,125 mol

Bảo toàn electron:

3nAl = 2nH2 => nAl = 2.0,125 / 3 = 0,05 mol

X + HNO­3 đặc nguội => chỉ có Cu phản ứng

nNO2 = 0,315 mol

Bảo toàn e: 2nCu = nNO2 => nCu = 0,125/2 = 0,075 mol

=> m = mAl + mCu = 0,05.27 + 0,125.64 = 6,15 gam

Câu 9. Tổng hệ số là các số nguyên, tối giản của tất cả các chất trong phương trình phản ứng giữa Cu với dung dịch HNO3 đặc, nóng là

A. 8.

B. 10.

C. 11.

D. 9.

Xem đáp ánĐáp án B

Tổng hệ số là các số nguyên, tối giản của tất cả các chất trong phương trình phản ứng giữa Cu với dung dịch HNO3 đặc, nóng là 10.

Phương trình phản ứng minh họa

Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2↑ + 2H2O

Câu 10. Phát biểu nào không đúng?

A. đồng phản ứng với HNO3 loãng giải phóng N2

B. đồng phản ứng với oxi (800-10000C) tạo ra Cu2O.

C. Khi có mặt oxi, Cu phản ứng với dung dịch HCl.

D. Cu phản ứng với lưu huỳnh tạo CuS.

Xem đáp ánĐáp án A

Phương trình phản ứng Cu tác dụng HNO3 loãng sinh ra khí NO

Phương trình phản ứng minh họa

3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O

Câu 11. Trong phân tử HNO3 có các loại liên kết là

A. liên kết cộng hoá trị và liên kết ion.

B. liên kết ion và liên kết phối trí.

C. liên kết phối trí và liên kết cộng hoá trị.

D. liên kết cộng hoá trị và liên kết

Xem đáp ánĐáp án C

Trong phân tử HNO3 có các loại liên kết là liên kết phối trí và liên kết cộng hoá trị.

Câu 12. Hoà tan hoàn toàn m gam Cu trong dung dịch HNO3 thu được 1,12 lít hỗn hợp khí NO và NO2 (đktc) có tỉ khối hơi đối với H2 là 16,6. Giá trị của m là

A. 8,32.

B. 3,90.

C. 4,16.

D. 6,40.

Xem đáp ánĐáp án C

M (trung bình NO và NO2) = 16,6.2 = 33.2 gam.

n (NO và NO2) = 0.05 (mol)

Gọi x = số mol NO, y = số mol NO2.

Ta có hệ phương trình:

x + y = 0.05

( 30x + 46y )/ (x + y) = 33.2

Giải hệ phương trình => x = 0.04, y = 0.01

Cu0 →Cu+2 + 2e

x         →           2x

N+5 + 3e → N +2 (NO)

0,12   0,04

N+5 + 1e → N+4 (NO2)

0,01   0,01

Bảo toàn e => 2x= 0,13 => x = 0,065 => mCu = m= 0,065.64 = 4,16 gam

Câu 13. HNO3 chỉ thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với các chất thuộc dãy nào dưới đây?

A. Mg, H2S, S, Fe3O4, Fe(OH)2.

B. Al, FeCO3, HI, CaO, FeO.

C. Cu, C, Fe2O3, Fe(OH)2, SO2.

D. Na2SO3, P, CuO, CaCO3, Ag.

Xem đáp ánĐáp án A

A. Mg, H2S, S, Fe3O4, Fe(OH)2.

Phương trình phản ứng xảy ra

3Mg + 8HNO3 → 3Mg(NO3)2 + 2NO + 4H2O

H2S + 8HNO3 → H2SO4 + 8NO2 + 4H2O

S + 6HNO3 → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O

3Fe3O4 + 28HNO3 → 9Fe(NO3)3 + NO↑ + 14H2O

3Fe(OH)2 + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 8H2O

D loại CuO, CaCO3

B loại CaO

C loại Fe2O3

Câu 14. Axit nitric tinh khiết là chất lỏng không màu nhưng lọ Axit nitric đặc trong phòng thí nghiệm có màu nâu vàng hoặc nâu là do.

A. HNO3 oxi hóa bụi bẩn trong không khí tạo hợp chất có màu

B. HNO3 tự oxi hóa thành hợp chất có màu

C. HNO3 bị phân hủy 1 ít tạo NO2 tan lại trong HNO3 lỏng

D. HNO3 hút nước mạnh tạo dung dịch có màu.

Xem đáp ánĐáp án C:

Axit nitric tinh khiết là chất lỏng không màu nhưng lọ Axit nitric đặc trong phòng thí nghiệm có màu nâu vàng hoặc nâu là do: HNO3 bị phân hủy 1 ít tạo NO2 tan lại trong HNO3 lỏng

Câu 15. Cho các phản ứng sau : (1) nhiệt phân Cu(NO3)2; (2) nhiệt phân NH4NO2; (3) NH3 + O2 (t0, xt); (4) NH3 + Cl2; (5) nhiệt phân NH4Cl; (6) NH3 + CuO. Các phản ứng tạo ra được N2 là

A. (3), (5), (6)

B. (1), (3), (4)

C. (1), (2), (5)

D. (2), (4), (6)

Xem đáp ánĐáp án D

Phương trình thể hiện phản ứng

1) 2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + O2

(2) NH4NO2 → N2 + 2H2O

(3) 2NH3 + 5/2O2 → 2NO + 3H2O

(4) 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl

(5) NH4Cl → NH3 + HCl

(6) 2NH3 + 3CuO → N2 + 3Cu + 3H2O

Câu 16. Trong phòng thí nghiệm HNO3 được điều chế theo phản ứng sau:

NaNO3 (rắn) + H2SO4 (đặc) → HNO3 + NaHSO4

Phản ứng trên xảy ra là vì:

A. Axit H2SO4 có tính axit mạnh hơn HNO3.

B. HNO3 dễ bay hơi hơn.

C. H2SO4 có tính oxi hoá mạnh hơn HNO3.

D. Một nguyên nhân khác.

Xem đáp ánĐáp án B

Vì HNO3 dễ bay hơi => làm giảm lượng HNO3 trong bình => phản ứng làm tăng lượng HNO3 (chiều thuận)

Câu 17. Cho các chất: NaOH, Cu, HCl, HNO3, AgNO3, Mg. Số chất phản ứng được với dung dịch Fe(NO3)2 là:

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Xem đáp ánĐáp án 

Các chất phản ứng được với dung dịch Fe(NO3)2 là: NaOH, HCl, HNO3, AgNO3, Mg.

Các phương trình hóa học xảy ra:

Fe(NO3)2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaNO3

3 Fe(NO3)2 + 4 HNO3 → 2 H2O + NO + 3 Fe(NO3)3

Fe(NO3)2 + AgNO3 → Ag↓ + Fe(NO3)3

2Mg + Fe(NO3)2 → 2MgNO3 + Fe

Vậy có tất cả 5 chất tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2.

Câu 18. Chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử?

A. H2S.

B. O3.

C. SO2.

D. H2SO4.

Xem đáp ánĐáp án C

Oxi có số oxi hóa là 0 và -2

S có số oxi hóa là -2, 0, +4, +6 => S0 và S+4 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử

=> Trong 4 đáp án có SO2 (S+4) thỏa mãn

--------------------------------------------

Từ khóa » Cu Hno3 đặc Oxi Hoá Khử