Củ Hoa Huệ Tây Cánh Kép - Cây Cảnh Hà Nội
Có thể bạn quan tâm
Củ hoa huệ tây cánh kép hay cây huệ tây cánh kép là loài cây có hoa đẹp làm đắm say biết bao người. Loài hoa này có rất nhiều màu khác nhau thường rất được ưa chuộng trồng làm hoa cây cảnh trang trí trong nhà.
- Thông tin chung về củ hoa huệ tây cánh kép
- Hình ảnh củ hoa huệ tây cánh kép đẹp
- Đặc điểm củ hoa huệ tây
- Củ hoa huệ tây có mấy loại?
- Ý nghĩa của cây Hoa Huệ Tây
- Ý nghĩa hoa huệ tây theo văn hóa
- Ý nghĩa của củ hoa huệ tây cánh kép thể hiện qua màu sắc
- Công dụng của của hoa phong huệ tây
- Cách trồng và chăm sóc cây hoa lan huệ Tây
- Cách trồng củ hoa huệ tây cánh kép
- Cách chăm sóc củ hoa huệ tây
- Mua hoa lan huệ ở đâu? Giá bao nhiêu?
Thông tin chung về củ hoa huệ tây cánh kép
- Tên thường gọi: Củ hoa huệ tây cánh kép, củ hoa huệ tây kép, cây hoa huệ tây, củ huệ tây, củ lan huệ tây cánh kép, cây lan huệ tây, Cây hoa Lan huệ, cây hoa Huệ đất, cây huệ tứ diện
- Tên khoa học: Hippeastrum spp.
- Họ thực vật: Amaryllidaceae ( họ Thủy tiên)
- Nguồn gốc: bắt nguồn từ Nhật Bản, được du nhập vào nước ta những năm 1945 trở đi và dần dần thích nghi với khí hậu ở nước ta.
- Hiện nay, ngoài cây huệ đá, cây huệ đất, cây huệ nước (huệ mưa) thì Cây Hoa Huệ Tây cũng được nhiều người trồng và khá phổ biến để làm cây cảnh trang trí, cây trồng trong nhà.
Hình ảnh củ hoa huệ tây cánh kép đẹp
Đặc điểm củ hoa huệ tây
Củ Hoa Huệ Tây thường hay dễ bị nhầm lẫn với 1 số củ hoa khác như củ Hoa ly, củ hoa huệ ta thế nhưng chúng không hề giống 1 chút nào. Cây hoa huệ tây có những đặc điểm nổi bật như:
Thân cây chính của cây lan huệ Tây mọc ra từ phần củ, củ là nguồn giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho hoa.
Rễ của cây có 2 phần, đó là rễ thân và rễ gốc, rễ thân là rễ mọc ra từ phân thân nằm bên dưới mặt đất, có tác dụng hút chất dinh dưỡng và nâng đỡ cho hoa, còn rễ gốc là loại rễ được sinh ra từ phần củ hoa, có kích thước lớn, chắc khỏe, hút chất dinh dưỡng và nước là chủ yếu.
Thân của cây vốn là do mầm dinh dưỡng của hoa co lại. Thân của hoa được phân thành nhiều đốt nhỏ, chiều cao của hoa phụ thuộc vào số lượng đốt và số lượng lá hình thành.
Lá Hoa Huệ Tây có hình dạng thuôn dài, đầu lá hơi nhọn cuống ngắn hoặc không có cuống, lá thường có chiều dài từ 8-15cm, có bề rộng 2-3cm, màu xanh nhạt và có số lượng khá nhiều trên cây hoa.
Hoa Huệ Tây khi nở thường hơi nghiêng so với phương nằm ngang 1 khoảng nhất định. Hoa có rất nhiều màu, tuy nhiên màu trắng là phổ biến nhất. Cánh hoa hơi cong, chiều rộng từ 5-7cm, chiều dài từ 15-20cm. Bầu hoa có hình trụ, bên trong nhụy chia làm 3 thùy, tỏa ra mùi hương thơm nhẹ nhàng, quyến rũ. Hoa huệ Tây là hoa ngắn ngày, chỉ 5-7 ngày là bắt đầu tàn. Hoa có khả năng tạo quả, quả của cây có hình tròn, bên trong chứa nhiều hạt.
Củ hoa huệ tây có mấy loại?
Hoa huệ tây có 2 loại: Hoa huệ tây ta và lan huệ tây kép. Hoa lan huệ đơn sẽ có 6 cánh hoa xếp thành 2 lớp so le nhau, mỗi lớp có 3 cánh xếp thành hình tam giác, còn hoa lan huệ kép sẽ có nhiều cánh hoa hơn, xếp từ 3 lớp cánh trở lên.
Ý nghĩa của cây Hoa Huệ Tây
Cây hoa huệ tây cánh kép mang đến nhiều ý nghĩa cả về văn hóa lẫn phong thủy thông qua các màu sắc hoa.
Ý nghĩa hoa huệ tây theo văn hóa
Tại Pháp, cây hoa huệ tây còn là loài hoa biểu tượng của hoàng gia, đại diện cho hoàng tôn quý tộc. Nhắc đến hoa huệ tây là nhắc đến hoàng tộc, sự vương giả và giàu sang.
Hoa huệ tây chứa đựng những ý nghĩa riêng biệt khi đặt trong các nền văn hóa khác nhau. Chẳng hạn như:
Trong Kito giáo, cây hoa huệ tây có ý nghĩa rất quan trọng, cây là biểu trưng cho sự trinh trắng và đức hạnh. Vì vậy mà hoa huệ tây còn để trang trí như muốn thể hiện sự trong trắng, thanh khiết cho không gian trưng bày.
Đối với người La Mã và Hy Lạp cổ đại, hoa huệ tây là tượng trưng cho sự tinh khiết. Còn đối với đạo Thiên chúa giáo thì hoa huệ tây cánh kép được sử dụng nhiều trong trang trí và mang ý nghĩa biểu tượng chính trị cho nhiều các tổ chức, vương triều.
Ý nghĩa của củ hoa huệ tây cánh kép thể hiện qua màu sắc
- Hoa lan huệ tây màu trắng: Đại diện cho nét đẹp tinh khiết, thanh cao nhưng không kém phần kiêu sa của người con gái. Hoa Huệ Tây trắng còn mang ý nghĩa tượng trưng cho tình cảm thuần khiết, ngây thơ và giản đơn của những đôi nam nữ yêu nhau.
- Củ hoa huệ tây đỏ (cây huệ đỏ): tượng trưng cho sự may mắn và thịnh vượng, đồng thời câu còn đại diện cho cảm xúc chân thành.
- Củ hoa huệ tây vàng: đại diện cho sự biết ơn, lòng thành kính và niềm hạnh phúc. Hơn nữa, Hoa Huệ Tây vàng còn là biểu tượng cho người đàn ông lịch sang trọng, lịch lãm và vô cùng ga lăng. Họ luôn sẵn sàng giúp đỡ những người khó khăn, và yếu hơn mình.
- Củ hoa huệ tây cam: mang ý nghĩa tích cực như những sắc màu khác mà đại diện cho nỗi căm hờn, oán trách và đố kỵ.
Công dụng của của hoa phong huệ tây
Củ hoa huệ tây cánh kép có hình dáng đẹp cùng nhiều màu sắc bắt mắt nên chúng luôn nhận được sự yêu thích của mọi người, cây thường được dùng để trang trí, đô điểm cho không gian thêm phần sinh động hơn. Đồng thời việc trồng vài cây hoa huệ tây sẽ giúp ngôi nhà trở nên rực rỡ, sang trọng và tạo điểm nhấn ấn tượng hơn.
Hơn nữa cây hoa huệ tây còn giúp có không gian sống và làm việc thêm phần trong lành cùng hương thơm thoang thoảng sẽ giúp bạn có những phút giây thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng.
Ngoài ra, cây hoa huệ tây còn giúp ích cho y học, các sản phẩm từ hoa lan huệ có thể sử dụng để chữa các bệnh như nhiễm trùng, cầm máu, sưng tấy,…
Cách trồng và chăm sóc cây hoa lan huệ Tây
Để lan huệ tây được phát triển và sinh trưởng một cách tốt nhất thì cần nắm bắt cơ bản về cách trồng và cách chăm sóc.
Cách trồng củ hoa huệ tây cánh kép
Đầu tiên nên chọn giống cây huệ tây mẹ để tách cây con ra. Đây là bước quan trọng nhất, chọn củ lan huệ không bệnh, cây khỏe mạnh, củ không bị thối và có sự sinh trưởng tốt. Việc làm này ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển, ra hoa và nở hoa sau này của cây huệ tây con.
- Đất trồng củ huệ tây: nên chọn loại đất tơi xốp, có độ pH cao, nhiều chất dinh dưỡng, đất thoát nước tốt và có độ ẩm trung bình, không nên chọn loại đất không thoát nước tốt vì điều đó sẽ làm củ lan huệ bị úng và hư thối.
- Chọn chậu để trồng: Chậu trồng có độ rộng phù hợp với củ, để khi củ phát triển có thể phát triển tối đa bộ rễ từ đó phát triển thân lá một cách thuận tiện nhất. Hơn nữa chậu trồng cây phải có lỗ thoát nước.
- Tiến hành trồng củ huệ tây: Đặt củ huệ vào chậu, trong chậu có hỗn hợp của đất, tro trấu và phân hữu cơ sau đấy lấp đất nhẹ lên trên, lưu ý khi lấp phải để củ lộ lên một khoảng 1/3 củ.
Sau khi trồng nên đặt cây ở nơi thoáng mát và không cần tưới quá nhiều nước. Chúng ta có thể 1 tuần tưới 1 lần. Quan sát quá trình mọc của củ. khoảng 16 đến 20 ngày củ bắt đầu xuất hiện mọc nhú đầu lá nhỏ, khi ấy mới bổ sung thêm phân bón cho cây. Sau đấy chuyển cây đến vị trí có nắng để cây bắt đầu cho quá trình phát triển thân lá và ra hoa.
Cách chăm sóc củ hoa huệ tây
Để củ hoa huệ tây sinh trưởng và phát triển tốt nhất, khi chăm sóc cây cần quan tâm đến một số yếu tốt sau:
- Nước tưới và độ ẩm: Hoa Huệ Tây ưa nước và độ ẩm có yêu cầu khá lớn, vây nên bạn phải tưới thường xuyên cho chúng, ít nhất là 2 ngày/1 lần vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Nếu mùa mưa hoặc khi cây chuẩn bị ra hoa thì bạn nên giảm lượng nước xuống thấp nhất để tránh làm chết cây, rụng hoa. Độ ẩm thích hợp 60 đến 80%
- Ánh Sáng: Cây Lan Huệ tây là cây ưa sáng, và có thể sống được trong môi trường bán râm, ánh sáng ảnh hưởng đến hình thái của hoa, nếu ánh sáng nhiều sẽ có vòi hoa và lá ngắn, ngược lại nếu cây lan huệ sống trong môi trường bóng râm hoa và lá sẽ dài hơn. Nếu cây trồng trong nhà nên thường xuyên phơi nắng cho cây một tuần 2 đến 3 lần mỗi lần khoảng 3 đến 4 giờ. Khoảng thời gian tốt nhất để phơi nắng là vào buổi sáng, nắng ánh sáng buổi sáng rất tốt và phù hợp cho lan huệ tây.
- Phân bón: Nếu như đất trồng ban đầu chưa có phân bón, thì nên bón lót 1 chút phân bón hữu cơ hoặc NPK, có thể thêm 1 ít xơ dừa để làm cải thiện đất trồng. Sau này khi củ hoa đã phát triển từ 3-4 tuần trở lên mới tiến hành bón thúc cho cây hoa. Cứ bón cách nhau khoảng 3 tuần/1 lần đối với phân NPK để tăng vi lượng cho cây, giúp cây hoa mau phát triển và nở rộ.
Mua hoa lan huệ ở đâu? Giá bao nhiêu?
Mua củ hoa huệ trắng ở đâu? Mua củ hoa huệ đỏ ở đâu? Mua củ lan huệ kép ở đâu… Bạn có thể tìm mua củ giống hoa huệ tây ở các cửa hàng bán giống cây trồng nơi bạn sinh sống, bạn nên chọn những cửa hàng uy tín để đảm bảo cây mình có giống tốt nhé! Ngoài ra bạn có thể đặt trên các trang web bán giống cây uy tín để mua.
Còn nếu bạn đang ở Hà Nội muốn tìm mua củ hoa huệ tây cánh kép nhưng không biết mua ở đâu, thì có thể ghé ngay các cửa hàng của Cây Cảnh Hà Nội. Tại đây có bán các giống hoa huệ tây cánh kép đẹp với giá thành vô cùng hợp lý nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm.
Về giá cây hoa huệ tây trên thì trường thì tùy vào từng loại hoa lan huệ màu sắc khác nhau mà giá thành của từng loại khác nhau, nhưng cơ bản giá củ lan huệ tây cảnh kép dao động từ 120.000 – 350.000 đồng/ củ tùy theo từng thời điểm trong năm.
Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn khi mua. Cây Cảnh Hà Nội hân hạnh được phục vụ bạn!.
Cây Cảnh Hà Nội – caycanhhanoi.vn
0/5(0 Reviews)Từ khóa » Hoa Huệ Tây Nở Vào Mùa Nào
-
Cây Hoa Huệ Ta
-
Đặc điểm, ý Nghĩa, Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Huệ đỏ (huệ Tây) Nở ...
-
Kỹ Thuật Chăm Sóc Hoa Huệ đỏ( Huệ Tây) Ra Hoa đúng Dịp Tết.
-
Hoa Huệ Tây: Nguồn Gốc, đặc điểm, ý Nghĩa Và Cách Trồng Tốt Nhất
-
Hướng Dẫn Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Lan Huệ
-
Hoa Huệ Tây | Đặc Điểm Và Ý Nghĩa
-
Hoa Loa Kèn đỏ (Huệ đỏ, Huệ Nhung) | Cây Cảnh
-
Hoa Loa Kèn Nở Vào Tháng Mấy? Ý Nghĩa, Cách Cắm đẹp ...
-
Huệ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cây Hoa Huệ
-
Hoa Lan Huệ Nở Rộ Trong Tiết Trời Tháng 4
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Lan Huệ Ra Hoa đúng Tết đơn Giản Và đẹp
-
Hoa Loa Kèn Tinh Khôi Gọi Mùa Hạ Mỗi Góc Phố Hà Nội