Cù Lao Câu Bình Thuận: Cẩm Nang Check-in Từ A-Z - HaloTravel
Có thể bạn quan tâm
Bạn có muốn đi phượt gần Sài Gòn vào cuối tuần? Du lịch Vũng Tàu, Phan Thiết đã quá quen thuộc với bạn thì nên đi đâu đổi gió nhỉ? Vậy sao không làm một chuyến đi phượt Cù Lao Câu? Hòn đảo nhỏ hoang sơ, nhưng không kém phần “ngỡ ngàng” này sẽ tuyệt lắm đấy. Nhanh cùng Halo “du hí qua màn hình” trước xem sao nhé!
Nội dung chính
- 1. Giới thiệu về Cù Lao Câu
- 2. Nên khám phá Cù Lao Câu vào thời gian nào?
- 3. Hướng dẫn di chuyển đến đảo Cù Lao Câu
- 3.1 Từ Sài Gòn đến Cù Lao Câu
- 3.2 Di chuyển đến đảo Cù Lao Câu
- 4. Chơi gì ở Cù Lao Câu?
- 4.1 Hang Ba Hòn
- 4.2 Hang Yến
- 4.3 Đền thờ thần Nam Hải
- 4.4 Lặn ngắm san hô hòn Cau
- 5. Ăn gì ở Cù Lao Cau?
- 5.1 Ốc vú nàng
- 5.2 Cua mặt trăng
- 5.3 Cùi sò Cù Lao Câu
- 6. Một số lưu ý khi đi du lịch
1. Giới thiệu về Cù Lao Câu
Cù Lao Câu hay còn được gọi là Cù Lao Cau. Là một hòn đảo nhỏ của huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, địa điểm du lịch này tuy mới nhưng thu hút nhiều khách du lịch thời gian gần đây. Nơi đây cách thành phố Phan Thiết khoảng 110km về hướng Đông Bắc.
Ảnh: @lebaonguyenlbn
Ảnh: @thangcuoi.93
- Hướng dẫn chỉ đường đi Cù Lao Câu trên google maps
Vì là một điểm đến khá mới nên khung cảnh thiên nhiên có phần hoang sơ. Nhưng điều đó không hề làm giảm đi vẻ đẹp hùng vĩ, phong cảnh thiên nhiên hữu tình nơi đây. Nước biển xanh ngắt, trong veo, quá tuyệt để giải nhiệt mùa hè Sài Gòn. Đặc biệt, nơi đây chính là “thủ phủ” của rau chân vịt đó!
Được bao bọc bởi nhiều khối đá đa màu sắc và hình dạng, màu sắc của đá còn có thể thay đổi tùy vào ánh sáng mỗi ngày.
Ảnh: @jasmia.bui
2. Nên khám phá Cù Lao Câu vào thời gian nào?
Cù Lao Câu được chia thành 2 mùa: mùa gió nam và gió bấc. Từ tháng 1 đến tháng 6 âm lịch chính là thời gian của mùa gió nam. Lúc này, biển êm sóng lặng, nên nhiều tàu thuyền qua lại, khí hậu mát mẻ.
Ảnh: Sưu tầm
Từ tháng 7 đến tháng 12 âm lịch là thời gian của mùa gió bấc. Biển lúc này động dữ dội, cây cối thiên nhiên xung quanh mang vẻ khô cằn, gió ngược, sóng lớn. Chính vì vậy, Halo khuyên bạn nên check-in Cù Lao Câu vào tháng 4 đến tháng 7 âm lịch nhé!
- Tham khảo: Kinh nghiệm du lịch mũi Kê Gà
3. Hướng dẫn di chuyển đến đảo Cù Lao Câu
3.1 Từ Sài Gòn đến Cù Lao Câu
Từ Sài Gòn đến Cù Lao Câu bạn có thể chọn hãng xe để tiện di chuyển nhất. Để thuận lợi nhất cho chuyến đi, bạn nên mua vé của những nhà xe đi Phan Rang (Ninh Thuận) hoặc các nhà xe đi Liên Hương (Bình Thuận).
- Giá vé: Khoảng 150.000VNĐ
Với những phượt thủ muốn trải nghiệm hành trình bằng chính tay lái của mình, bạn hoàn toàn có thể di chuyển bằng xe máy. Xuất phát từ Sài Gòn đi đường quốc lộ 51, đến Bà Rịa – Vũng Tàu. Tiếp sức cho chuyến đi, bạn nghỉ ngơi một vài tiếng tại Lagi – Kê Gà – Phan Thiết – đường ven biển – Bầu Trắng (cung đường phượt đẹp nhất Việt Nam). Đi tiếp đến Phan Rí và dừng chân tại Tuy Phong.
3.2 Di chuyển đến đảo Cù Lao Câu
Từ Phan Thiết, để đến được đảo Cù Lao Câu có nhiều điểm xuất phát cho bạn lựa chọn: Thị trấn Cà Ná, cảng cá Phước Thể, hay thị trấn Liên Hương… Ngay sau khi đến cảng, các bạn sẽ phải mua vé tàu để phượt Cù Lao Câu. Giá vé tàu cũng rất hợp lý, không hề đắt đỏ.
- Giá tàu: khoảng 200.000VNĐ – 250.000VNĐ
4. Chơi gì ở Cù Lao Câu?
Vì Cù Lao Câu là hòn đảo nhỏ, nên các bạn có thể khám phá nơi này trong 1 ngày rồi quay lại bờ. Nhưng nếu muốn nghỉ lại 1 đêm sẽ phải có sự đồng ý của bộ đội biên phòng. Vậy khi đến đảo Cù Lao Câu, chúng mình sẽ làm gì?
4.1 Hang Ba Hòn
Hang Ba Hòn là hang thiên nhiên, được tạo ra bởi “bàn tay của đá”. Đúng như cái tên của nó, ba hòn chính là 3 hòn đá lớn dựng đứng tạo nên. Hình dáng rất kỳ lạ, nhưng sẽ là một địa điểm sống ảo Cù Lao Câu được nhiều người thích thú.
Ảnh: @mr.dtthuan
4.2 Hang Yến
Khi nghe tên hang Yến người ta sẽ nghĩ đến ngay đây chính là chiếc tổ ấm của loài chim yến. Quả đúng là như tên, hang Yến có hàng trăm con chim yến làm tổ. Đây chính là nơi ngư dân biển Cù Lao Câu hoặc dân khai thác yến đến lấy trứng và tổ yến. Nhờ có doanh trại bảo vệ của bộ đội biên phòng nên hệ sinh sản chim yến ở đây cũng tốt hơn. Cũng chính vì thế mà hòn đảo này càng thêm vẻ hoang sơ, đẹp tự nhiên.
Ảnh: @si.nguyen
4.3 Đền thờ thần Nam Hải
Ở mỗi vùng biển sẽ đều có phong tục, tín ngưỡng riêng và đặc biệt là nơi sinh sống của ngư dân. Đền thờ thần Nam Hải chính là nơi cầu sự bình an, may mắn đến cho ngư dân vùng đảo Cù Lao Câu. Được biết, hằng năm vào ngày rằm tháng 4, ở đây sẽ tổ chức lễ hội lớn.
4.4 Lặn ngắm san hô hòn Cau
Với lợi thế đa dạng về sinh học, nơi đây có các vùng rạn san hô, đá ngầm, thảm cỏ biển và nền đáy cát đẹp. Nếu là người ưa chinh phục, thích khám phá, tò mò xung quanh. Đây chính là cơ hội để các bạn hiểu thêm về hệ sinh thái biển. Quần thể san hô dài hơn 2km gồm 234 loại khác nhau.
Ảnh: @khet_maknae
Nhất định không được bỏ qua những bãi san hồ sắc màu, hình dáng kỳ thú, đa dạng thể loại này nhé! Làm gì thì làm những phải bảo vệ và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên. Càng vui hơn khi lặn ngắm san hô tại đây hoàn toàn không mất phí. Nhưng bạn sẽ phải tự trang bị đồ lặn cho mình.
- Xem thêm: Hướng dẫn đi cáp treo Tà Cú
5. Ăn gì ở Cù Lao Cau?
5.1 Ốc vú nàng
Nếu ai đã từng đến Cù Lao Chàm, chắc hẳn không còn lạ lẫm với loài ốc này. Ốc vú nàng có vỏ dày, cứng như đá, hình chóp lệch. Ốc vú nàng khi hấp, nướng thêm vị cay ăn rất “đã”. Chỉ khoáng 50.000VNĐ/kg ốc vú nàng sống tươi. Rất rẻ phải không nào?
Ảnh: Sưu tầm
5.2 Cua mặt trăng
Loài cua này có tên hay ghê. Để nhận biết loài cua này vô cùng dễ nhớ. Trên mai cua có những đốm tròn trắng lạ mắt. Được nhiều người review cho hay, cua mặt trăng ăn khá giống với cua huỳnh đế nhưng giá cả đặc biệt rẻ hơn rất nhiều. Nhìn em nó xinh quá, nhất định phải thử khi ghé đảo nha!
5.3 Cùi sò Cù Lao Câu
Một trong những đặc sản Cù Lao Câu mà ai cũng nên biết để thưởng thức là cùi sò. Món cùi sò này khá là hiếm, không nhiều vùng biển nào có. Cùi sò được chế biến thơm ngon, khi ăn kèm với lạc rang vụn thơm bùi. Nghe thôi đã thèm lắm rồi!
Ảnh: Sưu tầm
6. Một số lưu ý khi đi du lịch
- Để có chuyến du lịch an toàn. Bạn nên chú ý đến thời tiết, hỏi người dân địa phương trước khi đến đảo để tránh biển động mạnh
- Nên chuẩn bị áo phao mang theo khi đi thuyền thúng
- Xin phép bộ đội biên phòng khi muốn qua đêm trên đảo
- Hết sức lưu ý kinh nghiệm du lịch Cù Lao Câu an toàn. Trên đảo có rất nhiều rắn độc, vì vậy nên hạn chế đi vào đường mòn, bụi rậm. Nếu ở lại đêm cắm trại, hãy chọn vị trí thoáng, đốt lửa để tránh rắn.
- Giữ gìn vệ sinh chung, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên
Có thể nói, Cù Lao Câu chính là một địa điểm vui chơi cuối tuần mới cho người Sài Gòn. Bạn có thể sắp xếp cho mình 3 ngày 2 đêm cuối tuần hoặc 1 ngày ở đây. Hít hà gió biển, ăn đặc sản hòn Cau thì còn gì bằng. Đừng quên tham khảo các địa điểm du lịch gần Sài Gòn khác từ Halo nhé!
Bài viết có thể bạn quan tâm:
- 16 địa điểm du lịch Phan Thiết hot
- Tháp nước Phan Thiết 90 năm tuổi
Từ khóa » Cù Lao Câu Nhiều Rắn
-
Du Lịch Cù Lao Câu: Cẩm Nang Từ A đến Z
-
Đảo Cù Lao Câu - Báo Thanh Niên
-
Kinh Nghiệm Du Lịch Cù Lao Câu: Cách đi, ăn Uống, Lưu ý
-
Cù Lao Câu Hoang Sơ Mời Gọi - VnExpress Du Lịch
-
Đá Và Rắn ở Cù Lao Câu - Du Lịch, GO!
-
Review Chi Tiết Cù Lao Câu: Thiên đường Biển đảo Của Bình Thuận
-
REVIEW CÙ LAO CÂU MỚI NHẤT 2019 - Du Lịch Puolotrip
-
Kinh Nghiệm Du Lịch Cù Lao Câu - Bình Thuận, Tự Túc, Tiết Kiệm
-
Kinh Nghiệm đi đảo Cù Lao Câu Tự Túc Mới Nhất 2022 - Vietrek Travel
-
Một Lần đến Cù Lao Câu để Biết Phượt Trên Hoang đảo Là Có Thật
-
Cù Lao Câu - Du Lịch Bình Thuận
-
Cù Lao Câu – Viên Ngọc Quý Giữa Biển Trời Bình Thuận
-
Đảo Ngọc Cù Lao Câu Bình Thuận – Review Tất Tần Tật - 52Hz