Cù Lao Chàm – Wikipedia Tiếng Việt

Cù lao Chàm
Quang cảnh Cù Lao Chàm
Cù lao Chàm trên bản đồ Việt NamCù lao ChàmCù lao Chàm Vị trí của Cù lao Chàm
Địa lý
Vị tríCù lao Chàm
Tọa độ15°57′4″B 108°31′23″Đ / 15,95111°B 108,52306°Đ / 15.95111; 108.52306 (Cù laoChàm)
Tổng số đảo8 đảo
Đảo chínhHòn Cù Lao
Diện tích13,82 km2 (533,6 mi2)
Độ cao tương đối lớn nhất517 m (1.696 ft)
Hành chính
Việt Nam
TỉnhQuảng Nam
Thành phốHội An
Tân Hiệp
Nhân khẩu học
Dân số3.000 người

Cù lao Chàm là một cụm đảo thuộc xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam.

Địa hình

[sửa | sửa mã nguồn]

Cù lao Chàm nằm cách bờ biển Cửa Đại 18 km và đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.[1][2]

Cù lao Chàm bao gồm 8 đảo (hòn): Hòn Lao (còn gọi là hòn Cù Lao, lớn nhất), Hòn Khô Mẹ, Hòn Khô Con, Hòn Lá, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Tai, Hòn Ông. Dân số trên các hòn đảo này gồm khoảng 3.000 người.

Đảo Hòn Lao (cũng gọi là Cù Lao Chàm) có diện tích lớn nhất (13,82 km²) và đỉnh cao nhất (517m). Tính phân bậc địa hình khá rõ, nhất là trên sườn TN của đảo, với các bậc: 10-20m; 20-30m; 40-60m; 80-120m; 180-220m; 300-350m; 400-500m. Các bề mặt cao trên 80m được xác định là các mặt san bằng, có tuổi từ Miocen muộn đến Pleistocen, bản chất là các pedimen và pediplen. Đặc điểm nổi bật của địa hình Cù Lao Chàm là tính bất đối xứng: đảo định hướng TB-ĐN với sườn ĐB hẹp và dốc đứng, sườn TN rộng và thoải hơn. Từ đó tạo ra sự phân dị rõ rệt của các quá trình tạo bờ biển. Bờ ĐB là các vách đứng trơ đá gốc, cao đến 100m, đang chịu công phá mãnh liệt của biển, với quá trình đổ lở khối tảng lớn, thuộc bờ mài mòn phá hủy trọng lực. Còn bờ TN gồm các đoạn cong lõm xen các mỏm nhô tạo các vụng nhỏ, với tích tụ cát lấp đầy đáy lõm, thuộc bờ tích tụ-mài mòn.[3]

Địa chất

[sửa | sửa mã nguồn]

Cụm đảo Cù Lao Chàm là phần kéo dài và thấp dần về phía ĐN của khối đá granit Bạch Mã - Hải Vân - Sơn Trà của phức hệ Hải Vân, tuổi Trias sớm, đặc trưng cho giai đoạn xâm nhập granit đồng va chạm nguồn gốc vỏ gồm hai pha xâm nhập và pha đá mạch., chủ yếu gồm các đá granit biotit, granit hai mica, ít granodiorit biotit có muscovit; cũng gặp các khoáng vật cao nhôm như cordierit, sillimanit, granat. Các đá tại phần rìa khối bị biến dạng với các khoáng vật thường được sắp xếp theo phương TB-ĐN, trùng với phương biến dạng của dải Trường Sơn. Đá có kiến trúc hạt trung đến thô, có nơi gặp kiến trúc dạng porphyr với ban tinh felspat. Ngoài ra, trên đảo còn gặp các khối sót thể tù lộ ra của các đá biến chất sau hàng nhiều triệu năm bóc mòn, mà chính các đá này đã bị khối granit xuyên qua và cuốn theo: đó là các đá phiến gneis, đá phiến biotit, granitogneis.... Các mỏm đá sót này lộ ra trên bãi biển ở Bãi Bìm, Bãi Hương với nhiều vân hoa độc đáo, được tạo nên bởi quá trình biến chất nhiệt, là dấu ấn đặc biệt quan trọng để nhận biết về lịch sử hình thành của dải đất trên thềm lục địa này. Các trầm tích Đệ Tứ tuy phát triển hạn chế, nhưng cũng khá đa dạng về nguồn gốc, bao gồm các thành tạo sườn tích, lở tích, lũ tích, aluvi và biển, có tuổi từ Pleistocen giữa đến hiện đại. Trầm tích bao gồm chủ yếu là cát, sạn sỏi thạch anh, các mảnh vụn san hô, vỏ sò ốc và cuội đá granit kích thước rất khác nhau.[3]

Cù lao Chàm là một di tích văn hoá lịch sử gắn với sự hình thành và phát triển của đô thị thương cảng Hội An. Bản đồ Tây-phương xưa thường ghi Cù lao Chàm với tên "Champello" lấy từ tiếng Nam-Ấn (Autronesian) "Pulau Champa". Cù lao Chàm còn có các tên gọi khác như Chiêm Dự (thời vua Tự Đức), Puliciam, Chiêm Bất Lao, Tiên Bích La.[4] Tại đây còn nhiều di tích thuộc các nền văn hóa Sa Huỳnh, Chăm Pa, Đại Việt, với các công trình kiến trúc cổ của người Chăm và người Việt có niên đại vài trăm năm.

Đây còn là một địa điểm du lịch có khí hậu quanh năm mát mẻ, hệ động thực vật phong phú, đặc biệt là nguồn hải sản và nguồn tài nguyên yến sào. Các rạn san hô ở khu vực biển cù lao Chàm cũng được các nhà khoa học đánh giá cao và đưa vào danh sách bảo vệ.

Tháng 10 năm 2003, Khu Bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm được thành lập để giữ gìn sinh vật hoang dã trên đảo, là một trong 15 khu Bảo tồn biển của Việt Nam vào thời điểm năm 2007.

Ngày 29 tháng 5 năm 2009, với hệ động thực vật phong phú và những di tích lịch sử hàng trăm năm trước, Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới trong phiên họp thứ 21 của Ủy ban Điều phối quốc tế chương trình con người và sinh quyển diễn ra tại đảo Jeju (Hàn Quốc). [5][6]

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cầu cảng vào đảo Cầu cảng vào đảo
  • Khu bảo tồn thiên nhiên Khu bảo tồn thiên nhiên
  • Cách phơi mực của cư dân trên đảo Cách phơi mực của cư dân trên đảo
  • Ngôi chùa 400 năm Ngôi chùa 400 năm
  • Hiện vật vớt tại con tàu đắm gần Cù Lao Chàm Hiện vật vớt tại con tàu đắm gần Cù Lao Chàm

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tập bản đồ hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2013.
  2. ^ Bản đồ tỷ lệ 1:50.000 tờ D-49- 1B & 2A. Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, 2013.
  3. ^ a b Trần Đức Thạnh; Lê Đức An; Nguyễn Hữu Cử; Trần Đình Lân; Tạ Hoà Phương; Nguyễn Văn Quân (2012). Biển đảo Việt Nam - Tài nguyên vị thế và những kỳ quan địa chất, sinh thái tiêu biểu (Vietnamese sea and islands – position resources, and typical geological and ecological wonders). Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. Hà Nội. doi:10.13140/rg.2.1.3586.8403.
  4. ^ Việt Nam Văn hóa và Du lịch, trang 770
  5. ^ Lao Cham Nature Reserve (Bảo tồn thiên nhiên ở Cù lao Chàm) (tập tin PDF, tiếng Anh)
  6. ^ Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Cù lao Chàm - Biển xanh, cát trắng, nắng vàng, 8/5/2007

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikivoyage có cẩm nang du lịch về Cù lao Chàm.
  • Cù Lao Chàm trở thành Khu dự trữ sinh quyển thế giới[liên kết hỏng]
  • Thăm khu bảo tồn sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm[liên kết hỏng]
  • Cù lao Chàm giữ đảo xanh, biển sạch đón du khách[liên kết hỏng]
  • Sơn Trà Travel - công ty tổ chức tour chuyên nghiệp tại miền Trung
  • x
  • t
  • s
Khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam
Miền Bắc
  • Châu thổ sông Hồng
  • Quần đảo Cát Bà
Miền Trung
  • Tây Nghệ An
  • Cù lao Chàm
  • Langbiang
  • Núi Chúa
  • Cao nguyên Kon Hà Nừng
Miền Nam
  • Rừng ngập mặn Cần Giờ
  • Biển đảo Kiên Giang
  • Mũi Cà Mau
  • Đồng Nai
  • x
  • t
  • s
Du lịch Việt Nam
8 Di sản thế giớitại Việt Nam
  • Vịnh Hạ Long
  • Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng
  • Thành nhà Hồ
  • Hoàng thành Thăng Long
  • Quần thể di tích Cố đô Huế
  • Phố cổ Hội An
  • Thánh địa Mỹ Sơn
  • Quần thể danh thắng Tràng An
70 Khu du lịchcấp quốc gia
  • Sa Pa
  • Đền Hùng
  • Trà Cổ
  • Tam Đảo
  • Mũi Né
  • Tuyền Lâm
  • Núi Sam
  • Mộc Châu
  • Côn Đảo
  • Đồng Văn
  • Ô Quy Hồ
  • Điện Biên Phủ – Pá Khoang
  • Hồ Sơn La
  • Sìn Hồ
  • Thác Bà
  • Mù Cang Chải
  • Hồ Hòa Bình
  • Công viên Cao Bằng
  • Ba Bể
  • Tân Trào
  • Na Hang – Lâm Bình
  • Mẫu Sơn
  • Hồ Núi Cốc
  • Xuân Sơn
  • Ba Vì
  • Hương Sơn
  • Hoàn Kiếm & phố cổ
  • Cát Bà
  • Vân Đồn – Cô Tô
  • Yên Tử
  • Hồ Đại Lải
  • Côn Sơn – Kiếp Bạc
  • Tràng An
  • Kênh Gà – Vân Trình
  • Tam Chúc
  • Sầm Sơn – Hải Tiến
  • Kim Liên
  • Vinh–Diễn Châu
  • Thiên Cầm
  • Phong Nha – Kẻ Bàng
  • Cửa Việt – Cửa Tùng – Cồn Cỏ
  • Lăng Cô – Cảnh Dương
  • Sơn Trà
  • Bà Nà
  • Cù lao Chàm
  • Lý Sơn
  • Mỹ Khê
  • Phương Mai
  • Vịnh Xuân Đài
  • Vịnh Cam Ranh
  • Vịnh Vân Phong
  • Ninh Chử
  • Măng Đen
  • Biển Hồ
  • Chư Đăng Ya
  • Yok Đôn
  • Hồ Tà Đùng
  • Đankia – Suối Vàng
  • Cần Giờ
  • Long Hải – Bình Châu
  • Hồ Trị An
  • Núi Bà Đen
  • Bà Rá – Thác Mơ
  • Ninh Kiều
  • Thới Sơn
  • Măng Thít
  • Lung Ngọc Hoàng
  • Tràm Chim
  • Hà Tiên
  • Nhà Mát
  • Mũi Cà Mau
3 cực tăng trưởng10 trung tâm du lịch
  • Hà Nội
  • Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đà Nẵng
  • Hạ Long
  • Hoa Lư
  • Huế
  • Hội An
  • Quy Nhơn
  • Nha Trang
  • Đà Lạt
  • Vũng Tàu
  • Cần Thơ
  • Phú Quốc
8 khu vực động lựcphát triển du lịch
  • Hà Nội–Hải Phòng–Quảng Ninh–Ninh Bình
  • Thanh Hóa–Nghệ An–Hà Tĩnh
  • Quảng Bình–Quảng Trị–Thừa Thiên Huế–Đà Nẵng–Quảng Nam
  • Khánh Hòa–Lâm Đồng–Ninh Thuận–Bình Thuận
  • Thành phố Hồ Chí Minh–Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Cần Thơ–Kiên Giang–Cà Mau
  • Sơn La–Điện Biên (sau 2030)
  • Hòa Bình–Lào Cai–Hà Giang (sau 2030)
6 Vùng du lịch
  • Trung du và miền núi phía Bắc
  • Vùng đồng bằng sông Hồng
  • Bắc Trung Bộ – Duyên hải Nam Trung Bộ
  • Tây Nguyên
  • Đông Nam Bộ
  • Tây Nam Bộ

An Giang • Bà Rịa – Vũng Tàu • Bạc Liêu • Bắc Giang • Bắc Kạn • Bắc Ninh • Bến Tre • Bình Dương • Bình Định • Bình Phước • Bình Thuận • Cà Mau • Cần Thơ • Cao Bằng • Đà Nẵng • Đắk Lắk • Đắk Nông • Điện Biên • Đồng Nai • Đồng Tháp • Gia Lai • Hà Giang • Hà Nam • Hà Nội • Hà Tĩnh • Hải Dương • Hải Phòng • Hậu Giang • Hòa Bình • Thành phố Hồ Chí Minh • Hưng Yên • Khánh Hòa • Kiên Giang • Kon Tum • Lai Châu • Lạng Sơn • Lào Cai • Lâm Đồng • Long An • Nam Định • Nghệ An • Ninh Bình • Ninh Thuận • Phú Thọ • Phú Yên • Quảng Bình • Quảng Nam • Quảng Ngãi • Quảng Ninh • Quảng Trị • Sóc Trăng • Sơn La • Tây Ninh • Thái Bình • Thái Nguyên • Thanh Hóa • Thừa Thiên Huế • Tiền Giang • Trà Vinh • Tuyên Quang • Vĩnh Long • Vĩnh Phúc • Yên Bái

Từ khóa » Cù Lao Chàm được Unesco Công Nhận