Cù Lao Phú Tân điểm Du Lịch Mới Của An Giang
Có thể bạn quan tâm
Huyện Phú Tân – Tỉnh An Giang là một trong những vùng đất trù phú, cây cối xanh tươi với nhiều địa điểm du lịch đầy tiềm năng. Bốn phía Phú Tân được bao bọc bởi các con sông. Sông Tiền ở phía Đông, kênh Vĩnh An (nối sông Tiền với sông Hậu) ở phía Bắc và Tây Bắc, nhánh sông Vàm Nao (nối sông Tiền với sông Hậu) ở phía Nam và Tây Nam. Vì thế, Phú Tân có những đặc điểm chung của vùng đồng bằng, vừa có tính chất riêng của vùng cù lao.
Phú Tân là nơi sinh sống hòa hợp của các dân tộc Kinh, Hoa, Chăm mang đặc trưng văn hóa riêng, vừa có sự giao thoa tạo nên một bức khảm văn hóa đa sắc màu. Nơi đây chưa chịu tác động nhiều của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên bảo lưu được nhiều cảnh quan thiên nhiên, hình thái tổ chức cộng đồng, tín ngưỡng, phong tục và lối sống của xã hội truyền thống.
Phú Tân có đủ điều kiện để trở thành điểm đến hấp dẫn trong bản đồ du lịch An Giang với vùng sinh thái tự nhiên, hoang sơ, mộc mạc và các làng nghề truyền thống, đền thờ, lễ hội, cơ sở tôn giáo tâm linh bản địa giàu bản sắc. Đặc biệt, sự hiếu khách của người dân địa phương để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách.
Một số điểm nổi bậc có thể nhắc đến cho bạn bè gần xa khi du lịch An Giang đến với mảnh đất cù lao – Phú Tân.
Vàm Nao – Lòng Hồ Tân Trung
Lòng Hồ Tân Trung là điểm du lịch sinh thái mới được khai thác với các sản phẩm ẩm thực vùng ngập nước và các loại hoa màu. Du khách đến với du lịch Lòng hồ Tân Trung sẽ được dạo quanh Lòng Hồ ngắm cảnh thiên nhiên còn rất hoang sơ, trải nghiệm cuộc sống đời thường của những người nông dân thật thà, chất phác những chiếc áo Bà Ba, khăn choàng cổ đặc biệt là những chiếc nón lá tre mộc mạc mang đậm tình Miền Tây.
Khách tham quan sẽ được trở thành những nông dân chèo xuồng hái ấu, hái bông điên điển, bắt ốc… Sau chuyến tham quan sông nước quý khách sẽ được thưởng thức một số món ăn dân dã gắng liền với sông nước: Lẩu cua với rau và bông bí , Cá linh chiên bông điên điển, cá He chiên tươi chắm với nước mắm gừng……đặc biệt là được giao lưu với nghệ nhân đờn ca tài tử.
Chùa Giồng Thành
Chùa Giồng Thành thuộc xã Long Sơn, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Chùa là một trong những di tích ở An Giang được Nhà nước công nhận xếp hạng Quốc gia vào năm 1986. Chùa được hòa thượng Trần Minh Lý xây dựng lần đầu vào năm 1875. Chùa Giồng Thành có lối kiến trúc hài hòa kết hợp phong cách Ấn Độ.
Vào những năm đầu thập niên 20 của thế kỷ 20, đây là nơi cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh – truyền bá chủ nghĩa yêu nước chân chính cho đồng bào (1928 – 1929). Trong những năm tháng chống Mỹ hào hùng, chùa Giồng Thành tiếp tục là cơ sở hoạt động an toàn cho nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng như: Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt…
Tổ đình phật giáo hòa hảo
Khi nhắc đến Phú Tân người ta nghĩ ngay đến nơi đây là tâm điểm của Phật giáo Hòa Hảo – tôn giáo bản địa của vùng An Giang nói riêng và Nam Bộ nói chung. Vùng đất này mặc nhiên trở thành “thánh địa” của những tín đồ Phật giáo Hòa Hảo hành hương, thu hút trên hàng nghìn lượt khách từ các nơi đến tham dự hàng năm vào những dịp lễ đạo. Tổ đình là ngôi nhà tổ do Đức ông Huỳnh Công Bộ và Đức bà Lê Thị Nhậm thân sinh Đức Thầy, tục danh Huỳnh Phú Sổ, xây dựng tại thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Đây vừa là nơi sinh trưởng cũng vừa là nơi Đức Thầy khai sáng đạo Phật giáo Hòa Hảo, tông phái Phật giáo do chính Đức Thầy khai sáng vào năm 1939.
An Hòa Tự
An Hòa Tự chùa chánh, mang di tích lịch sử của đạo Phật Giáo Hòa Hảo, tọa lạc tại thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang, mà tín đồ trong đạo thường gọi là Chùa Thầy. Chùa được xây dựng trong một khuôn viên rộng 16.000 m2, cặp tỉnh lộ 954, cách bến phà Thuận Giang khoảng 800m. Kiến trúc theo lối chân phương truyền thống, 4 nóc mái; Chánh điện chính giữa cao, phần trước, sau thấp nhỏ hình chữ cơn, hậu tự một nóc hai mái xuôi nối liền chánh điện, cột gỗ, nền gạch, tường vôi, mái ngói, chiếm diện tích khoảng 300 m2, uy nghiêm hướng cửa về phía Nam.
Dinh Chánh Quản Cơ Trần Văn Thành
Dinh quan cựu Chánh Quản cơ Trần Văn Thành (xã Bình Thạnh Đông, Phú Tân) xưa là miếu thờ Trăm Quan cựu được các bô lão trong làng lập ra. Năm 1949, miếu được cất lại bằng cây săng, lập nên Dinh, lợp lá ngang 1,5m, dài 2m, dân chúng đến cúng bái đông đảo và lập thêm một Võ ca phía trước để ngồi họp hội, bàn bạc, ôn lại lịch sử xưa.
Dinh Chánh Quản Cơ Trần Văn Thành ở xã Phú Bình
Tại xã Phú Bình (Phú Tân) cũng có Dinh Chánh Quản cơ Trần Văn Thành, vừa là nơi ghi dấu Đức Chánh Quản cơ sinh trưởng, vừa là căn cứ ngày xưa nuôi quân, nghe ngóng tin tức, báo hiệu cho chốt của bà Cố ở bên sông. Dinh tọa lạc trên bãi đất trống do Nhân dân hiến hàng ngàn mét vuông đất để mở rộng, tạo điều kiện cho bà con thập phương đến cúng bái thuận tiện.
Làng nghề bánh phồng Phú Mỹ
Phú Tân có nhiều di sản văn hóa mang đậm dấu ấn địa phương như các làng nghề truyền thống: Làng bánh phồng, làng rèn Phú Mỹ, làng chổi bông sậy Phú Bình, làng cà ràng Phú Thọ…Trong đó nổi tiếng nhất là Làng nghề bánh phồng Phú Mỹ.
Làng nghề bánh phồng Phú Mỹ
Làng nghề bánh phồng Phú Mỹ hình thành, tồn tại và phát triển gần 70 năm nay, có 49 cơ sở sản xuất, thu hút khoảng 300 lao động. Trong đó, các gia đình nổi tiếng có truyền thống làm bánh như gia đình cụ Lê Minh Dơn, Ngô Thị Dờn, Trần Văn Tâm…
Bánh phồng Phú Mỹ nhỏ bằng cái dĩa nhưng nướng chín phồng to hơn cái quạt nan. Bánh vừa xốp, vừa mềm, cắn vào nghe “phao” miệng bởi vị béo của nếp, vị ngọt của đường, mùi thơm của sữa, mè, đậu nành, đậu phộng… tạo nên hương vị đặc trưng và không thể thiếu trong các dịp đám tiệc, cưới hỏi. Thời gian qua, bánh phồng Phú Mỹ được người tiêu dùng ưa chuộng nên làng nghề phát triển mạnh và sản xuất quanh năm.
Vườn dâu tằm Ngọc Thái
Với những người thích khám phá các loại hình du lịch sinh thái, thì vườn dâu tằm Ngọc Thái (xã Phú Hưng, Phú Tân) là điểm đến không xa lạ….Không chỉ hấp dẫn nhờ không gian thiên nhiên xanh mát, khi đến vườn dâu tằm Ngọc Thái vào mùa dâu chín, du khách còn được thỏa sức ngắm sắc dâu chín đỏ và thưởng thức những trái dâu tươi vừa mới hái hay ly nước dâu, siro dâu thơm ngon.
Vườn dâu có hơn 500 gốc, do chị Lê Thị Thảo làm chủ, vừa phục vụ du khách tham quan, vừa thu hoạch trái chế biến thức uống giải khát. Dâu trong vườn được trồng theo phương pháp hữu cơ, đã được chứng nhận an toàn thực phẩm, bạn hoàn toàn yên tâm. Ngoài dâu tằm, vườn Ngọc Thái còn phát triển hoa Atiso đỏ (giống Đà Lạt), sử dụng hoa tươi nấu nước cốt và làm siro.
Cánh đồng hoa dừa cạn
Tại các xã: Phú Hưng, Phú Thạnh, Bình Thạnh Đông, Tân Hòa huyện Phú Tân, người dân trồng dừa cạn để làm thuốc nam trên diện tích lớn tọa thành một cánh đồng dừa cạn đẹp không kém các vườn hoa ở Đà Lạt.
Từ một “vùng đất mới” chưa được các doanh nghiệp lữ hành quan tâm và khai thác du lịch, đến nay các hoạt động tham quan, trải nghiệm của du khách hướng về Phú Tân đã có chuyển biến tích cực. Về Phú Tân, bạn sẽ có những khám phá mới mẻ và trải nghiệm khó quên về huyện cù lao chứa nhiều điều thú vị này.
Từ khóa » Chợ Phú Bình Phú Tân An Giang
-
Phú Bình, Phú Tân (An Giang) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bản đồ Xã Phú Bình, Huyện Phú Tân, Tỉnh An Giang
-
Xã Phú Bình, Huyện Phú Tân, Tỉnh An Giang
-
Phú Bình, Phú Tân (An Giang) - Wikiwand
-
Xã Phú Bình - Phú Tân - Trang Cá Nhân Của Trịnh Đình Linh
-
UBND Xã Phú Bình - Chuyên Trang Phường Xã Tỉnh An Giang
-
Chợ Bình Tây Phú Tân An Giang Đông Vui Thân Thiện - YouTube
-
Chợ Cổ Hiếm Hoi ở Chợ Vàm -Phú Tân An Giang - YouTube
-
Bán đất Tại Xã Phú Bình, Huyện Phú Tân, An Giang Mới Nhất 2022
-
Chợ Khu Dân Cư - Xa Phu Binh (Shopping Mall) - Helpmecovid
-
Thế Giới Di động Ấp Trung 3, TT. Phú Mỹ, H. Phú Tân, T. An Giang
-
DANH SÁCH ĐỊA ĐIỂM TẠI HUYỆN PHÚ TÂN, TỈNH AN GIANG
-
Chợ Đình, ấp Trung Thạnh, Thị Trấn Phú Mỹ, Huyện Phú Tân, An ...