Củ Lùn, Món ăn Tuổi Thơ Và Những Công Dụng đối Với Sức Khỏe
Có thể bạn quan tâm
Lúc còn nhỏ, mỗi lần có hội chợ, rạp hát hay gánh xiếc ghé lại xóm tôi là chiều hôm đó, bọn con nít sẽ chạy nhốn nháo lên, đứa này hí hửng rủ đứa kia về nhà xin tiền để kéo nhau đi cưỡi ngựa, chơi chuột bọ, lô tô, ném vòng trúng thưởng…
Đặc biệt, những chỗ hội ấy luôn có bán những món ăn trẻ con rất thích như cá chả chiên, trứng cút luộc và củ khoai lùn.
Cá chả chiên, trứng cút luộc thì lúc nào cũng có nhưng củ lùn thì mỗi năm chỉ có một lần. Cho nên, thấy sề khoai lùn bốc khói ngun ngút thơm thoảng lên là chúng tôi sà vào ngay, mỗi đứa mua một mọc rồi vừa ăn vừa tung tăng xem “chỗ này có cái hay hay”.
Dễ thương tên gọi “khoai lùn”
Củ lùn tròn tròn, nhỏ như cục đá mà tụi con nít hay lụm để thảy đá, chơi ô ăn quan… Nhìn bề ngoài, nó giống như khoai nhưng lại cụt ngủn cụt ngẳn cho nên gọi là “khoai lùn”, “củ lùn”.
Trông cái củ có vỏ vàng vàng, sần sần mấu rễ như thế nhưng nấu lên thì lại dễ lột vô cùng và ăn vào thì vừa ngọt nước, vừa thơm. Củ lùn không bùi bột như khoai lang, cho nên, mấy đứa con nít phàm ăn, lỡ có ăn nhiều cũng không mắc nghẹn.
Kể cũng lạ, cây khoai lùn như cây nghệ, mọc thành bụi và chịu hạn tốt cả những nơi đất đá khô khốc, vậy mà chất thịt của nó lại nhiều nước và ăn vào cứ dậy lên hương thơm của đồng nước Nam Bộ mênh mông. Dù không mọc dưới nước phèn, nước mặn như củ năn nhưng củ lùn cũng giòn sừng sực như vậy, cho nên có nơi người ta gọi nó là củ năn tàu.
Mấy năm trở lại đây, các gánh hội chợ hầu như tan rã hết, bọn con nít không còn cái cảnh nhốn nháo mỗi khi thấy cái ghe to tướng chở đầy giàn rạp và đạo cụ ghé lại bến sông. Không còn những cảnh vui chơi, bán buôn, ca hát về đêm và cả những “bà bóng” xổ lô tô nữa.
Hương khoai lùn ngày xưa
Muốn ăn củ lùn luộc, bạn phải đợi đến mùa rồi chạy dọc theo các con đường đi Hậu Giang, Cần Thơ, Đồng Nai, Tây Ninh… Lúc này, nhìn hai bên đường, bạn sẽ thấy những sạp khoai, đống khoai đổ lan, mỗi nơi có một hương vị riêng do chất đất.
Tôi thích nhất là đang chạy xe trên đường rồi ghé ngang sạp khoai vừa đổ, xin cái bọc rồi cứ thế hốt đầy, không cần lựa vì củ nào cũng tròn tròn xinh xắn như nhau.
Mua xong, đem về rửa sạch rồi luộc như khoai.
Muốn ngon ngọt hơn, bỏ tí muối vào. Muốn thơm hương hơn, bỏ thêm lá dứa.
Nấu củ lùn tiện một điều là không sợ chín rục rã như khoai lang (nên các cô nàng vụng về nhất cũng dễ dàng nấu được). Chỉ cần bạn đổ nước ngập hết các củ, nấu cho nước sôi rồi để sôi 30 phút là mùi thơm bốc lên thơm tràn đến mũi. Lúc này, giở nắp vung ra thì củ đã chín hết rồi, một vài củ còn tróc luôn vỏ.
Đổ ra cho ráo nước nào!
Rồi thì ăn, cái này không ai phải dạy ai và tụi con nít thì có đủ cách. Đứa tỉ mỉ, nó lấy dao gọt một đầu rồi lột vỏ từ từ vì sợ phạm tới lớp thịt trắng trong. Đứa ăn vội, cầm luôn củ, cắn một chỗ rồi kéo vỏ. Cái đứa dè sẻn, bạn nhìn là biết ngay: nó nhin nhín bỏ riêng ra chén, có khi còn gói vài củ vào tấm giấy rồi đem lên trường. Còn cái đứa ham chơi, “không kịp rồi”, bóc một nắm bỏ vào túi áo hay túi quần cái đã! Ô kìa, củ lùn nóng hổi, nó vừa đứng vừa nhảy tưng tưng!
Củ lùn ăn hoài không ngán, càng ăn càng ngon nên nếu nấu vào buổi chiều, bày một rổ ra rồi mở ti vi lên xem thì chưa hết tập phim đã sạch cả rổ! Niềm vui từ những món ăn đồng quê, dẫu đơn giản nhưng không hề rẻ rúng vì có tiền cũng chưa chắc đã mua được.
Công dụng của củ khoai lùn
Ăn củ lùn nhiều năm, thỉnh thoảng có khi người ta tự hỏi: củ này có tác dụng gì không ta? Ngoài việc ăn no, ăn ngon, ăn chơi… củ lùn còn có thể mang lại lợi ích nào khác?
Thật ra, điểm đầu tiên khi nói về củ lùn chính là tác dụng thanh nhiệt, giải khát. Điều này rất dễ hiểu vì củ chứa nhiều nước, qua quá trình nấu lại tích giữ thêm nước nữa.
Điểm thứ hai khi nói đến củ lùn chính là món ăn giúp lợi tiểu và làm mát phổi, mát gan. Cho nên, ăn củ không sợ nóng trong người sinh mụn nhọt, cũng không sợ da xấu, sần sùi vì nó làm mát da, giúp da tươi tắn.
Điểm thứ ba mà ai cũng thích khi nói về củ lùn chính là ăn không sợ mập (vì nó ít năng lượng). Ngược lại, củ tươi chứa nhiều kali nên rất tốt cho sức khỏe tim mạch của chúng ta (1).
Thông tin thêm
Cây khoai lùn (củ lùn) có tên khoa học là Calathea allouia (có khi ghi là Calathea allovia) (2).
Những năm gần đây, củ lùn được mở rộng diện tích trồng trọt ở nhiều nơi vì mang lại lợi nhuận khá cao. Ở Tây Ninh, người dân còn trồng cây này xen cùng các cây công nghiệp lâu năm để tăng thêm thu nhập.
▼ Nguồn tham khảo
- Củ lùn: Loại củ ngọt giòn, giúp làm mát cơ thể trong những ngày nắng nóng, https://voh.com.vn/dinh-duong/cu-lun-loai-cu-ngot-gion-tuoi-mat-co-the-cho-ngay-nong-388176.html, ngày truy cập: 14/ 04/ 2021.
- Calathea allouia, https://vi.wikipedia.org/wiki/Calathea_allouia, ngày truy cập: 14/ 04/ 2021
Từ khóa » Cây Củ Lùn Là Cây Gì
-
Củ Lùn Và Những Công Dụng Tuyệt Vời đối Với Sức Khỏe
-
Cây Củ Lùn Là Gì Củ Lùn ăn Có Tác Dụng Gì - Itrithuc
-
Thu Hoạch Củ Lùn, Giống Cây Gắn Bó Với Cuộc Sống Người Dân Miền ...
-
Củ Lùn: Món ăn Bổ Dưỡng Dân Dã Quê Nhà
-
Trồng Củ Lùn-1 Loài Sâm Lạ, Nông Dân Đắk Nông đào Hàng Trăm Tấn ...
-
Calathea Allouia – Wikipedia Tiếng Việt
-
Khoai Lùn - Trồng Chơi Nhưng ăn Thiệt - Báo Hậu Giang
-
Ăn Củ Lùn Luộc Có Tác Dụng Gì? Các Món ăn Từ Củ Lùn |Món Miền Trung
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Củ Lùn
-
Đặc Sản Củ Lùn Tân Phú - Báo Đồng Nai điện Tử
-
♂️Cây CỦ LÙN LÀ CÂY Gì???... - Củ Lùn Nhà Shin - Facebook
-
Cà Mau: Đào Củ Lùn Trông Như Trứng Gà So, Thương Lái Khuân Sạch