Củ Mài: Tác Dụng, Các Bài Thuốc Và Lưu ý Khi Sử Dụng

Mô tả chi tiết các bộ phận cây củ mài

Củ mài

Củ mài

Đặt lịch

Củ mài là một loại củ mọc hoang nhưng được ứng dụng rất nhiều trong đời sống hằng ngày như chế biến món ăn hay làm thuốc. Thông thường nó được dùng để làm thuốc bổ ngũ tạng, chữa suy nhược cơ thể, các bệnh về xương khớp…

Cây củ mài có tên khoa học là Dioscorea hamiltonii
Cây củ mài có tên khoa học là Dioscorea hamiltonii

1. Tên gọi, chủng loại

  • Tên gọi khác: Củ chụp, khoai mài, hoài sơn…
  • Tên khoa học: Dioscorea hamiltonii.
  • Họ: Cây thuộc họ Củ nâu có pháp danh khoa học là Dioscoreaceae.

2. Đặc điểm sinh thái

Mô tả

Củ mài là một loại cây dây leo có thân cây nhẵn, hơi góc cạnh thường có màu đỏ hồng. Trên thân cây thường có những củ ngắn, nhỏ nằm ở kẽ lá được gọi lá dái ma (thiên hoài).

Mỗi cây thường có 1 – 2 củ mập hình trụ dẹt dài từ 30 – 50cm, có củ ăn sâu xuống đất tới 1m. Mặt ngoài của củ có màu vàng nâu, nhẵn, chất chắc. Bên trong khi bẻ ra có màu trắng ngà, không có xơ.

Lá cây là lá đơn mọc so le hay mọc đối, có hình tim, lá nhẵn bóng. Mỗi lá thường có 5 – 7 gân lá tỏa ra từ gốc.

Hoa mọc thành từng chùm ở kẽ lá gồm nhiều hoa nhỏ màu vàng. Quả của cây là quả nang có 3 cánh, bên trong có hạt cánh mỏng màu nâu xỉn.

Phân bố

Trên thế giới củ mài thường được tìm thấy nhiều ở các nước như Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam, Myanmar và vùng Himalayas.

Ở nước ta, củ chụp mọc phổ biến ở khu vực miền Bắc và Miền Trung cho tới Huế.

Mô tả chi tiết các bộ phận cây củ mài
Mô tả chi tiết các bộ phận cây củ mài

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

  • Bộ phận sử dụng: phần rễ củ.
  • Thu hái: vào mùa hè, sau khi cây chết người ta sẽ đào củ lên.
  • Chế biến: sau khi được đào lên đem củ đi rửa sạch, gọt vỏ và ngâm phèn chua 2% từ 2 – 4 giờ. Sau đó vớt ra rửa sạch, cho vào lò sấy lưu huỳnh đến khi củ mềm ra. Tiếp tục đem củ đi phơi hoặc sấy cho se lại rồi sấy lưu huỳnh trong 24 giờ. Cuối cùng đem đi phơi hoặc sấy ở nhiệt độ 50 – 60ºC cho đến khi khô.
  • Bảo quản: dược liệu nên cất ở bao hoặc túi kín, để ở nơi khô ráo thoáng mát để tránh mốc, sâu, mọt.

4. Thành phần hóa học

Thành phần chính của củ mài gồm tinh bột 63,25%, chất béo 0,45%, tanin 6,75%.

Bên cạnh đó còn có một số thành phần hóa học khác như: mucin, allantoin, các axit amin như arginin, cholin, men maltase, các nguyên tố vi lượng, cholin, men oxy hóa, vitamin C…

5. Tính vị, quy kinh

Củ mài có vị ngọt, tính bình. Quy kinh vào các kinh tỳ, vị, phế, thận.

6. Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

  • Tác dụng chữa suy nhược cơ thể: vì trong củ mài chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protid, glucid, lipid nên nó giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, tăng cường tuần hoàn máu.
  • Tác dụng chữa bệnh suy dinh dưỡng: trong củ mài chứa rất nhiều nước, tinh bột, protein, các loại vitamin như E, A, D, axit béo và photphat giúp bổ sung dinh dưỡng ở trẻ em chán ăn. Ngoài ra, thành phần lipid còn kích thích sự thèm ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
  • Tác dụng chữa bệnh khó tiêu: những dưỡng chất như axit amin, dioscin, glucid, allantoin, chất nhầy, protid… có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các loại virus gây bệnh và áp chế lực trong dạ dày, tăng cường tuần hoàn máu. Điều này rất có lợi cho chứng bệnh khó tiêu.

Theo Y học cổ truyền

Trong Y học cổ truyền, củ mài có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, ích tâm phế, bổ thận nên thường được sử dụng làm thuốc bổ ngũ tạng, mạnh gân xướng, chữa suy nhược cơ thể, bệnh đường ruột, suy thận, nhức mỏi…

7. Cách dùng củ mài

Mỗi lần sử dụng 12 – 30g dược liệu củ mài ở dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

Dược liệu củ mài được sử dụng để chữa bệnh
Dược liệu củ mài được sử dụng để chữa bệnh

8. Bài thuốc từ dược liệu củ mài

Chữa tỳ vị hư nhược, ăn ít, tiểu nhiều, tiêu chảy lâu không khỏi

  • Dược liệu: củ mài 60g, ngũ vị tử 180g, nhục thung dung 120g, đỗ trọng 90g đem sao vàng, thần phục 30g, ba kích 30g, thục địa 30g, ngưu tất 30g, trạch tả 30g, xích thạch chỉ 30g.
  • Đem tất cả các dược liệu trên nghiền thành bột rồi trộn với hồ để vò viên, nên làm viên khoảng bằng hạt đậu đen.
  • Mỗi lần uống từ 20 – 30 viên.

Phi nhi hoàn (thuốc kiện tỳ tiêu thực, dùng cho trẻ em)

  • Dược liệu: củ mài 60g đem sao vàng, bạch biển đậu 45g đem sao vàng, sơn tra 45g, mạch nha 45g, thần khúc 45g, đương quy 45g, bạch truật 30g sao vàng, trần bì 30g, sử quân tử 30g, hoàng liên 20g, cam thảo 20g.
  • Đem các dược liệu trên đi tán mịn thành bột sau đó trộn với mật ong để vò thành từng viên như hạt đậu xanh.
  • Mỗi lần uống 3g thuốc, mỗi ngày uống 2 – 3 lần.

Chữa di mộng tinh

  • Đem củ mài và quả chốc xôi đi sao vàng rồi sắc nước uống.

Chữa tiểu đường

  • Dược liệu: củ mài 180g, liên tử 90g, phục linh 40g, ngũ vị tử 350g, thỏ ty tử 300g.
  • Đem các dược liệu trên nghiền thành bột mịn rồi trộn với rượu và hồ để vò thành viên bằng hạt đậu xanh.
  • Mỗi lần sử dụng hãy uống 50 viên với nước cơm.

Chữa suy dinh dưỡng kèm tiêu chảy ở trẻ em

  • Dược liệu: củ mài 100g, phòng đẳng sâm 50g, ý dĩ 100g, bạch truật 50g, mạch nha 100g, hạt cau 25g, vỏ quýt 25g.
  • Đem tất cả các dược liệu trên đi sao vàng, sau đó tán thành bột mịn, trộn đều.
  • Mỗi ngày lấy khoảng 16 – 20g bột ra để uống.

Chữa bệnh dương ủy, lưng đau

  • Dược liệu: Củ mài 10 phần, pha kích 12 phần, đỗ trọng 12 phần, ngưu tất 12 phần, quế tâm 8 phàn, cẩu tích 8 phần, độc hoạt 8 phần, ngũ gia bì 8 phần, sơn thù du 10 phần, phòng phong 6 phần.
  • Đem tất cả các nguyên liệu trên nghiền thành bột mịn, trộn đều và thêm mật ong vào để vò thành viên.
  • Thuốc nên uống vào lúc đói, mỗi lần uống khoảng 10 viên.

9. Chế biến củ mài thành món ăn ngon

Ngoài những công dụng hỗ trợ trị bệnh thì người dùng cũng có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon ngay sau đây.

Củ mài luộc:

Đây là một món ăn dân dã được nhiều người yêu thích những lúc rảnh rỗi bởi sự tiện lợi cũng như hương vị của món ăn mang lại.

  • Chuẩn bị: Củ mài , muối tính và mật mía
  • Thực hiện: Rửa sạch củ chụp, rồi đem ngâm nước muối để giảm bớt chất nhờn và vị chát. Sau đó đổ nước cao hơn bề mặt củ tầm một đốt tay và luộc đến khi thấy đũa chọc xiên qua củ dễ dàng thì tắt bếp rồi thưởng thức.

Canh củ mài:

Bạn có thể dùng củ mài để chế biến thành món canh ngon, bổ dương cho sức khỏe.

  • Chuẩn bị: Củ mài 150g, sườn heo non, 200g, hành tím, nước mắm, hạt nêm, tiêu.
  • Thực hiện: Rửa sạch củ và đem ngâm với muối, rồi cắt thành miếng vừa ăn. Đem sườn đi hầm, lúc đó phi hành tím rồi xào qua củ mài. Sau khi hầm sườn khoảng 1 tiếng thì đổ nguyên liệu đã xào vào nấu thêm 20 phút nữa là dùng.

Cháo củ mài:

Với hương vị thơm ngon nên củ mài nấu cháo là món chớ nên bỏ qua.

  • Chuẩn bị: Củ mài, gạo trắng, bột canh, hạt nêm, đường, tiêu.
  • Thực hiện: Rửa sạch rồi đem ngâm muối, sau đó cắt khúc để ráo nước. Vo gạo rồi tiến hành nấu cháo, phi gia vị với thịt rồi khi cháo chín thì đổ hoài sơn với phần thịt xào vào nấu chung. Đợi khoảng 1 – 2 tiếng cho củ nhừ là bạn có thể thưởng thức.

Ngoài ra còn rất nhiều cách chế biến món ngon khác từ củ mài, nếu bạn yêu thích loại củ này thì có thể tham khảo thêm như nấu chè, làm bánh,….

10. Giá bán

Củ mài hầu như có thể mua ở rất nhiều nơi như chợ, siêu thị,… Mức giá bán hiện tại rơi vào khoảng 90.000 – 100.000 VND/ 1kg

11. Lưu ý khi sử dụng củ mài

Việc dùng củ mài hỗ trợ trị bệnh hay làm món ăn cũng cần phải biết một số điều như:

  • Những người bị thấp nhiệt thực tà không được dùng.
  • Một số loại thuốc dùng trong điều trị thay thế hormone hay thuốc ngừa thai cũng có thể tương tác với dược tính có bên trong củ chụp
  • Không dùng củ chụp cho những người như mẹ bầu, phụ nữ đang cho con bú,…
  • Dùng nhiều có thể gây tiêu chảy, buồn nôn.
  • Hiện này, có rất nhiều nơi bán củ mài trộn với củ mì vì vậy khi mua sử dụng bạn nên cẩn thận, lựa địa chỉ uy tín để mua.

Trên đây là một số thông tin tham khảo về củ mài, nếu bạn muốn sử dụng loại củ này để làm thuốc chữa bệnh hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Có thể bạn quan tâm

  • Củ cải ngựa: Công dụng, cách dùng, tác dụng phụ
  • Dùng củ ráy chữa tổ đỉa – còn nhiều người chưa biết

Từ khóa » Củ Khoai Mài Nấu Món Gì