Củ Nén Có Tác Dụng Gì Trong Cuộc Sống Hàng Ngày?
Có thể bạn quan tâm
Củ nén, hay còn gọi là hành tăm, là một loại gia vị không thể thiếu trong các món ăn của người miền Trung. Không chỉ làm gia vị, nén còn là vị thuốc quí trong Đông Y, lại có tác dụng làm đẹp rất tuyệt vời., bạn đã hay biết chưa?
Củ nén (tên khoa học là Allium odorum L), có địa phương gọi là hành tăm, là loại gia vị phổ biến của miền Trung, cùng họ với nhà hành, tỏi nhưng mùi thanh và cay hơn. Loại củ này thích hợp ở vùng đất cát, thường chỉ được trồng đại trà, phổ biến ở vùng Quảng Nam ra Quảng Trị.
Không chỉ là loại gia vị thông dụng, trong Đông Y, củ nén còn có công dụng như 1 vị thuốc kì diệu, đóng vai trò như một cây thuốc quanh ta. Vậycủ nén có tác dụng gì, tìm hiểu ngay nhé!
Nén không chỉ là gia vị, nó còn là vị thuốc quí các nhiều công dụng diệu kỳ.
Củ nén có tác dụng gì?
Công dụng của củ nén trong y học
Theo Đông Y, củ nén có vị cay, tính ấm, mùi hăng và nồng, có tác dụng trong ôn ấm tỳ vị, trúng gió, giải cảm, nóng rét, trị ho, tiêu đờm, giúp đổ mồ hôi, sát khuẩn, lợi tiểu, trị cảm hàn, bí tiểu, bị côn trùng hay rắn độc cắn,…
Sỡ dĩ củ nén có nhiều công dụng như trên, do nó chứa các hợp chất lưu huỳnh như metylpen – tyldisulfid, pentylhydrodisulfid và nhiều silic, đó đều là những hợp chất quan trọng giúp củ nén có tính kháng sinh, trợ tiêu hoá, giúp sát trùng đường hô hấp, chống sình bụng, ngăn cảm cúm và viêm họng, đặc biệt nén cũng có tác dụng chống bệnh ung thư…
Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc từ củ nén được lưu truyền, không những dễ làm lại rất hiệu quả, dưới đây là một vài bài thuốc quý từ củ nén:
Giải cảm:Lấy một nắm củ nén giã nát, hoà ít nước uống. Nếu có lá củ nén thì vò nát với gừng, cho vào túi lưới hay khăn mỏng đánh gió bên ngoài cho người bệnh. Nghẹt mũi, thở không thông:Lấy nắm nhỏ nén sắc lấy nước uống, ngày khoảng 2-3 lần sau vài ngày sẽ khỏi. Ho gà:Dùng củ hoặc lá, giã nát rồi hấp cách thuỷ với ít đường phèn, chắt lấy nước uống Chấn thương máu tụ:Củ nén nếu nước để rữa vết thương, còn bã thì giã nát đắp lên vết thương bên ngoài rồi để qua đêm vài lần như vậy máu sẽ hết tụ Bí đái, đái buốt, bụng trướng hơi:Với người lớn lấy 1 nắm nhỏ, đập dập rồi xào nóng, đắp vào bàng quang. Với trẻ nhỏ còn đang bú sữa mẹ, lấy khoảng 4g nén đập dập, hoà cùng 1 chén sữa mẹ, hấp cách thuỷ rồi cho con uống nóng. Ngộ độc chì, ngộ độc thức ăn:lấy 6g củ nén giã nhuyễn rồi hoà rượu uống. Côn trùng chui vào tai:Vắt nước nhỏ vào tai, côn trùng ngửi mùi hăng sẽ tự động chui ra. Giun chui vào ống mật:Lấy khoảng 80g nén giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt rồi trộn với 40ml dầu vừng (có thể thay dầu lạc) để uống.
Nén là vị thuốc quí trong Đông Y
Trúng độc, mặt xanh, người lạnh: 100g lá nén giã nát, chắt lấy nước xoa khắp cơ thể. Trị chảy máu cam:Lấy khoảng 100g nén nấu cháo, nên để cả rễ rồi thêm ít dấm, ăn nóng Trị trẻ nít bị hói đầu:Nấu nước củ nén gội đầu, sau đó giã nát trộn với ít mật bôi vào chỗ bị hói. Chữa viêm khớp:60g củ nén giã nát cùng 15g gừng, hoà với ít rượu trắng đắp vào chỗ đau, một thời gian sẽ khỏi. Lòi dom (hay thoát giang):lấy 10 củ nén giã nhuyễn, xào nóng rồi xông (lưu ý rửa sạch hậu môn trước khi xông) Xua đuổi rắn lục:Củ nén và sả là hai loại thường được người dân trồng quanh nhà để đuổi rắn lục bởi mùi nồng, khoảng cách lan mùi xa khoảng 20-30m khiến rắn không đánh hơi được mà phải tránh xa.
Trồng nén xung quanh nhà để đuổi rắn lục.
Củ nén trong ẩm thực
Không chỉ là một vị thuốc quí, củ nén còn được dùng kết hợp với các món ăn, giúp các món ăn dậy mùi thơm, mang hương vị hấp dẫn riêng biệt.
Nén có mùi hăng nồng, nhưng khi đảo dầu phi vàng lại rất thơm. Nén đặc biệt hợp với món cháo lươn, giúp khử đi mùi tanh đặc trưng của lươn, đem đến vị thanh thanh và cay nồng cho món cháo.
Cháo lươn nấu với củ nén.
Khi dùng nén trong các món chiên, đặc biệt là chiên trứng, mùi tanh của trứng sẽ không còn mà thay vào đó là mùi thơm ngạt ngào của củ nén, thơm hơn hẳn so với phi dầu chiên với hành tím. Như vậy, củ nén không chỉ khử mùi tanh của thức ăn, còn giúp món ăn dậy mùi thơm nồng nàn.
Ngoài ra, nén cùng nghệ tươi cũng là những gia vị không thể thiếu khi kho các loại cá nước ngọt như cá sông, cá đồng hay cá nuôi ao nước ngọt. Ngoài việc ướp cá với nén và một vài gia vị khác, để nồi cá đồng kho thơm ngon hấp dẫn hơn, sau khi kho kỹ bạn hãy phi thêm ít củ nén đổ nào nồi cá khi tắt bếp, đảm bảo món cá kho thêm phần thơm ngon khó cưỡng.
Nén dùng nấu cháo đã ngon, nấu chè lại càng đặc biệt. Khi nấu chè nén để ăn, người ta thường dùng đường đen, chưng lên chứ ít khi nấu. Củ nén được rửa sạch, cho vào nước nấu sôi khoảng 30 phút, sau đó cho nửa bánh đường đen (tương đương khoảng 4g) chưng cho đến khi đường quyện đều với củ nén là dùng được và nên dùng nóng, khi đó mùi nén còn hăng nồng và cay, nếu bị cảm chỉ cần ăn một bát chè nén là thấy ngay tác dụng giải cảm rất tốt.
Chè nén không những ngon mà còn có tác dụng giải cảm cực hiệu quả.
Củ nén còn là thứ gia vị không thể thiếu khi ướp thịt bò nướng. Thịt bò thái mỏng phi lê, ướp sả băm với ớt bột, dầu mè, gia vị và thật nhiều củ nén đập dập, khi nướng mùi củ nén dậy mùi, thịt chín vô cùng thơm và ngọt.
Công dụng của củ nén trong làm đẹp
Củ nén ngoài làm vị thuốc hay gia vị trong gian bếp, nó còn có công dụng đặc biệt trong việc làm đẹp. Nén có tính sát khuẩn cao, do đó có thể dùng để trị mụn khi chưa sưng mủ, cho hiệu quả cao và rất an toàn. Thật kỳ diệu phải không nào!
Do bản thân chứa hàm lượng silic lớn, cùng các tiền tố của vitamin A, B và C, củ nén có khả năng đặc biệt bảo vệ da khỏi các yếu tố gây hại, đồng thời giúp da khôi phục sau khi bị mụn. Không chỉ vậy, củ nén chứa các hợp chất lưu huỳnh giúp chăm sóc da rất hiệu quả.
Nén còn có công dụng trị mụn, làm đẹp da.
Mách bạn bài thuốc điều trị cho da:
Nguyên liệu: Khoảng 10-13 củ nén và 1 thìa mật ong
Cách làm: Rửa sạch, để ráo rồi giã nhuyễn, trộn chung với mật ong. Tính kháng khuẩn tuyệt vời của mật ong sẽ giúp trị mụn trứng cá trên da mặt hiệu quả, kết hợp với tính năng chăm sóc da của củ nén khiến da bạn sáng, mịn hơn.
Cách sử dụng: Rửa sạch mặt, đắp hỗn hợp lên vùng da bị mụn. Sau 15-20 phút thì rửa sạch bằng nước lạnh. Một tuần thực hiện từ 2-3 lần như vậy sẽ giúp bạn có được làn da sáng mịn, không còn bị mụn vừa khoa học lại ít tốn kém.
Củ nén được trồng từ tháng 6, được lấy lá và thân ăn cho đến tháng 3 của năm sau. Nén rất dễ trồng, nhưng lại khó để dành. Muốn giữ được củ nén lâu, bạn nên để trong những chậu đất đặt nơi thoáng mát, tuyệt đối không gác lên cao, cũng phải tránh xa những nơi ẩm thấp. Khi gác lên cao, củ nén sẽ nhanh khô, còn nếu để nơi có độ ấm cao, nén sẽ rất nhanh lên mầm.
Dù có vẻ hơi khó để bảo quản, nhưng củ nén lại có vô vàn công dụng như thế này, ngại gì không trữ nó trong gian bếp chứ phải không nào! Lưu lại bài viết và đừng quên chia sẻ với mọi người để cùng biết củ nén có tác dụng gì với cuộc sống hằng ngày nhé!
Từ khóa » Củ Nén Miền Nam Gọi Là Gì
-
Củ Nén Miền Nam Gọi Là Gì? Những ích Lợi Của Củ Nén đến Sức Khỏe
-
Củ Nén Là Gì Và Tác Dụng Của Nó Ra Sao ? - Hướng Nghiệp Á Âu
-
Củ Nén Là Gì? Tác Dụng Và Các Món ăn Hấp Dẫn Từ Củ Nén
-
CỦ NÉN - HÀNH TĂM - Gia Vị Việt Hiệp
-
Củ Nén Là Gì Mà Gia đình Nào ở Miền Trung Cũng Không Thể Thiếu ...
-
Củ Nén: Gia Vị Quen Thuộc Có Khả Năng Chữa Bệnh
-
Củ Nén Chứa Rất Nhiều Giá Trị Dinh Dưỡng, Tốt Cho Sức Khỏe
-
Củ Nén Là Gì? Những Món ăn Mang đến Công Dụng Bất Ngờ Về Sức ...
-
HÀNH TĂM ( Có Vùng Gọi Là Củ Nén) được... - CHỢ QUÊ ... - Facebook
-
E ở Miền Bắc Ko Bit Hành Tăm Ntn - Hỏi đáp Mẹ Bầu
-
Củ Nén Là Gì? Tác Dụng, Cách Dùng Củ Nén Trị Bệnh – Làm đẹp
-
Cây Nén Là Cây Gì - Củ Nén Miền Nam Gọi Là Gì - Tee 8 Academy
-
Top 14 Củ Nén Và Hành Tăm