Cư Ngụ Là Gì? Những Quyền Lợi Mà Người Cư Ngụ Sẽ được Hưởng
Có thể bạn quan tâm
- Nơi Cư Ngụ Trong đơn Xin Việc
- Nói Cuộc đời Của Nguyễn Trãi Trải Qua Nhiều Bước Thăng Trầm Em Hãy Chứng Minh điều đó
- Nói Cuộc đời đẹp Nhất Là Trên Trận Tuyến đánh Quân Thù Là Của Ai
- Nói Cuộc Duy Tân Minh Trị Là Cuộc Cách Mạng Tư Sản Bởi Vì
- Nói Cuộc Kháng Chiến Chống Pháp Của Nhân Dân Ta Là Chính Nghĩa Và Có Tính Nhân Dân
Với mong muốn để giới trẻ thức nhận một cách chính xác nhất về việc sử dụng ngôn từ câu chữ hay trong trường hợp này có thể hiểu chính xác cư ngụ là gì nhằm sử dụng từ ngữ này đúng mục đích thì Bích Phượng sẽ mang đến cho các bạn trẻ những khám phá lý thú nhất về cụm từ cư ngụ để các bạn chẳng những hiểu thế nào là cư ngụ mà còn nắm được những thông tin hữu ích chứa đựng trong giá trị mà ngôn từ này thể hiện.
1. Liệu bạn đã hiểu chính xác Cư ngụ là gì hay chưa ?
1.1. Giới trẻ ngày nay có thực sự hiểu về từ cư ngụ?
Tưởng như một từ mà thường xuyên được nhắc đến nhiều như từ cư ngụ thì sẽ chẳng có ai phải băn khoăn hoặc tệ hơn là không hề biết ý nghĩa của nó là gì ấy thế nhưng trong thực tế, có rất nhiều người đang không hiểu chính xác về từ ngữ này. Thực tế được chứng minh từ câu chuyện nhỏ mà bản thân tôi chính là người trong cuộc, đó là khi tôi nhận được một câu hỏi đầy vô tư từ người em họ rằng: « cư ngụ là gì? Em nên viết thông tin gì vào mục cư ngụ?»
Câu hỏi đã giúp tôi thức nhận ra một vấn đề, thì ra trong xã hội hiện đại, có những từ ngữ vốn tưởng như đã rất quen thuộc thế nhưng lại dần trở nên xa lạ với giới trẻ. Việc các bạn không nắm được một cách cụ thể giá trị ý nghĩa của từ cư ngụ hay những từ đại loại như vậy sẽ mang đến những điều bất cập lớn trong quá trình các bạn tham gia vào mọi hoạt động sống hàng ngày, đặc biệt là khi đối diện với các thủ tục liên quan đến hành chính công vụ, nếu như bạn không hiểu, hoặc chỉ hiểu mù mờ về ý nghĩa của các thuật ngữ chuyên ngành thì chắc chắn sẽ rất khó để hoàn thiện các thủ tục hành chính đó một cách hoàn chỉnh, chính xác.
Bởi vì lẽ đó cho nên ngay tại đây, Bích Phượng sẽ giúp bạn hiểu thật rõ về khái niệm cư ngụ để trong bất kỳ hoàn cảnh nào các bạn bắt gặp cụm từ này cũng sẽ tránh khỏi sự bỡ ngỡ và thực hiện đúng yêu cầu.
1.2. Hiểu chính xác cư ngụ là gì?
Cư ngụ là một cụm từ khá quen thuộc và được nhắc đến nhiều nhất trong các bản có nội dung kê khai thông tin cá nhân. Hiểu một cách đơn giản thì cư ngụ chính là chỉ về nơi sinh sống và làm việc của một ai đó cụ thể, nghe có vẻ khá giống với thuật ngữ cư trúTuy nhiên, thực tế hai khái niệm này lại có sự khác nhau và được phân biệt với nhau.
Để hiểu về cụm từ cư ngụ, chúng ta hãy làm phép so sánh như thế này: Những hộ gia đình nhiều đời sinh sống ở một nơi thì sẽ dược gọi là dân chính cư tại nơi đó. Còn trường hợp những cá nhân từ những vùng miền, địa phương khác tới môt nơi để xây dựng dựng cửa, thực hiện mọi hoạt động sống và làm việc tại đây thì sẽ được gọi là dân cư ngụ, hoặc gọi cách khác là dân ngụ cư.
Nhắc đến điều này, có lẽ nhiều bạn trẻ sẽ dễ hiểu hơn nếu các bạn liên tưởng ngay tới hình ảnh « xóm ngụ cư » trong tác phẩm văn học « Vợ nhặt » của Kim Lân. Hình ảnh « những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên » chính là một hình ảnh hiện thực nhất về cái xóm ngụ cư mà nhà văn Kim Lân đã xây dựng từ những năm 45. Cho đến ngày nay, từ ngụ cư cũng vẫn mang giá trị đó, là sự hội tụ của những người dân từ vùng khác đến để sinh sống và làm ăn. Bản thân chữ « ngụ » trong ngữ nghĩa Hán Việt có nghĩa là « nhờ », có nghĩa là đi ở nhờ.
Theo luật tục của làng quê Việt Nam ta từ xưa cho đến nay, một gia đình được coi là dân chính cư chỉ khi họ có 3 đời sinh sống ở làng hoặc một nơi cố định nào đó. Quy ước được tính dựa vào việc quãng thời gian đó đủ để tất cả các thành viên trong gia đình, dòng họ đó hiểu biết và nắm rõ được các phong tục của làng quê và hòa mình vào trong cuộc sống của vùng quê đó.
Khi đến sống tại một địa phương, khu vực bất kỳ, những người dân cư trú cần thực hiện các thủ tục hành chính bắt buộc như nhập tịch và hoàn thiện nghĩa vụ công dân theo quy định của địa phương. Những quy định đó được thể hiện ra sao thì chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần nội dung phía bên dưới.
Trong quá khứ, những người dân ngụ cư thường bị dân chính cư ở khu vực đó tỏ thái độ coi thường bởi vì con người còn khá nặng tư tưởng phong kiến. Đa số mọi người đều quan niệm những người dân phải đi cư ngụ là những người bần hàn, chỉ đứng ở tầng lớp dưới của xã hội mà thôi. Ngày nay những người xa quê lập nghiệp hay chính các bạn sinh viên lên thành phố đi học phải lập sổ tạm trú ở nơi đăng ký hộ khẩu thường trú họ sẽ làm luôn nhiệm vụ này.
Suy nghĩ, quan niệm đó xuất phát từ tư tưởng cho rằng do những người ngụ cư đó không thể sống được ở quê hương cho nên mới phải di cư đến những vùng quê khác sinh sống. Tuy vậy, đó chỉ là tư tưởng của một thời phong kiến với những hủ tục lạc hậu, những quan niệm ràng buộc vô cùng khắt khe về chuẩn mực đạo đức của con người mà thôi, còn trong xã hội ngày nay, quan niệm về dân ngụ cư đã được mở rộng hơn với những cách nghĩ thông thoáng hơn rất nhiều. Thái độ coi thường người dân từ nơi khác đến sinh sống tại một vùng đất nào đó không còn tồn tại nữa vì có lẽ nếu không như vậy, làm sao phù hợp được với điều kiện hội nhập của toàn cả nước, đến bản thân đồng bào ta còn không chấp nhận người của ta cùng nhau chung sống hòa nhập thì làm xem cả nước có thể hòa nhập hội nhập với toàn cầu đúng không nào.
2. Những quyền lợi mà người dân ngụ cư được hưởng là gì?
Pháp luật Việt Nam có đưa ra những quy định rất rõ ràng đối với các trường hợp ngụ cư. Khi người dân ngụ cư đã làm thủ tục tiến hành việc chuyển khẩu hay đổi khẩu thì họ sẽ được phép hưởng quyền lợi giống như những người dân bản xứ. Không những vậy, người dân ngụ cư còn cần phải thực hiện những trách nhiệm và nghĩa vụ bắt buộc tương tự như các chính sách dành cho người dân chính gốc tại địa phương đó.
Vậy những điều mà pháp luật Việc Nam quy định dành cho các đối tượng ngụ cư như sau:
- Thứ nhất, người dân ngụ cư vẫn sẽ được đảm bảo về mặt quyền lợi đối với các chính sách phân chia ruộng đất của chính quyền địa phương.
- Thứ hai, người dân ngụ cư sẽ có quyền tham gia vào các chương trình mang tính xã hội, đoàn thể giống như người dân bản xứ tại địa phương đó.
- Thứ ba, đối với các trường hợp có đầy đủ điều kiện về trình độ học vấn thì người dân ngụ cư cũng sẽ được tham gia học tập và làm việc tại các cơ sở đào tạo ở ngay tại địa phương đó.
- Thứ tư, người ngụ cư cũng cần thực hiện nghĩa vụ nhập ngũ, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quân sự theo quy định của Nhà nước nếu có yêu cầu.
- Thứ năm, người ngụ cư sẽ được hưởng đầy đủ mọi chính sách hỗ trợ trong học tập và phát triển giống với tất cả mọi người từ nguồn ngân sách và chính sách của nhà nước, địa phương nơi cư ngụ.
- Thứ sáu, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng góp về tài chính và xây dựng các cơ sở vật chất chung khi địa phương có đưa ra những chính sách kêu gọi.
Xem thêm: Chế tài là gì? Kiến thức về chế tài bạn cần lưu ý
3. Những lưu ý quan trọng khi cư ngụ tại một địa phương, khu vực
Như những gì chúng ta vừa lý giải về cư ngụ là gì và nắm bắt những điều luật có liên quan đến cư ngụ thì đến đây, Bích Phượng nghĩ rằng, bạn có thể nắm được những lưu ý quan trọng cần thiết để thực hiện khi cư ngụ ở một khu vực nào đó. Mặc dù trong thời đại mới, tình trạng kỳ thị hay coi thường những người dân cư ngụ không còn diễn ra nữa thế nhưng bản thân bạn khi là một người dân cư ngụ thì cũng nên đảm bảo các luật lệ, nguyên tắc cơ bản nhất của khu vực đang sinh sống và làm việc.
Để việc cư trú của bạn có ý nghĩa và góp phần xây dựng khu vực đang sinh sống phát triển và văn minh thì chắc chắn bạn cần tuân thủ những điều kiện, yêu cầu dưới đây:
Thứ nhất, luôn luôn có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường sống xung quanh, không trở thành tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Việc này có ý nghĩa vô cùng quan trọng để mọi người sống xung quanh phải công nhận ý thức sống của bạn. Ý thức quyết định rất lớn đến cái nhìn của người khác về bạn, nhất là khi bạn là người ở nơi khác tới, nếu như các hành vi của bạn không đảm bảo thuần phong mỹ tục nơi bạn sinh sống thì tất nhiên rồi, sẽ chẳng có ai chào đón, hoan nghênh bạn.
Ngoài ra, bạn cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt những quy định chung của khu phố, xóm làng nơi đang sinh sống. Các cụ có câu: « phép vua thua lệ làng » huống chi bạn là một người dân từ nơi khác đến, việc « nhập gia tùy tục » là điều chắc chắn phải thực hiện và thậm chí còn phải thực hiện tốt hơn hết mọi người. Điều này chứng minh rằng bạn rất thiện chí và có ý thức xây dựng một lối sống quy tắc, văn mình ở địa phương đó, đảm bảo không đi chệch ra khỏi quỹ đạo của các quy định, nếp sống và lối sống văn hóa được xây dựng tại đây.
Một điều nữa cần phải nhớ khi bạn cư ngụ ở bất cứ nơi đâu đó chính là luôn thể hiện thái độ sống tích cực, hòa đồng với tất cả mọi người xung quanh. Chính thái độ tích cực ấy sẽ là tấm vé giúp bạn nhanh chóng bước vào trái tìm của người khác, nhanh chóng chiếm được cảm tình và thậm chí còn có thể nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ những người xung quanh. Cứ bảo cuộc sống « tha phương cầu thực » sẽ gặp không biết bao nhiêu khó khăn, đó là vì bạn chưa biết cách sống làm sao để tranh thủ được sự giúp đỡ và tình cảm yêu mến của mọi người mà thôi. Khi đã hòa nhập được với lối sống và nếp sống tại nơi cư ngụ thì như một lẽ thường tình vậy, nơi đâu cũng là nhà, nơi đâu cũng sẽ mang đến cho bạn một cuộc sóng hạnh phúc và ổn định. Thậm chí nếu sống tốt, rất có thể chính nơi cư ngụ ấy lại là nơi để bạn lập nghiệp và tỏa sáng.
Từ xưa cho đến nay, không ai muốn phải xa quê hương nhưng vì mưu sinh, vì tương lai sự nghiệp, nhiều người đã phải rời bỏ quê hương, rời xa gia đình để tìm đến với những vùng đất hứa để phát triển kinh tế, xây dựng sự nghiệp. Đã có không ít người thành công và khi nhìn lại cả một chẳng đường cố gắng, họ luôn tự hào về thành quả đó, dù cho tâm tưởng vẫn đau đáu về nơi chôn nhau cắt rốn thế nhưng chính nơi cư ngụ cũng được họ coi là quê hương thứ hai của mình.
Hơn hết, sự thành công có được không phải đến từ sự phát triển của nơi mà họ lựa chọn cư ngụ mà thực chất đến từ chính sự nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân họ. Có thể thời gian đầu thích ứng với cuộc sống ở một nơi xa, một cuộc sống hoàn toàn khác với quê hương của mình sẽ gặp không ít khó khăn, thế nhưng bằng tất cả sự cố gắng hòa nhập tại nơi cư ngụ ấy, chính là người đã mang đến thành công cho bản thân mình.
Như vậy, thông qua bài viết này, Bích Phượng đã giúp bạn hiểu được cụ thể thế nào là cư ngụ và những điều cần lưu ý để việc cư ngụ trở nên có ý nghĩa. Đây là vấn đề của lối sống, là một cách để bạn vừa thể hiện được các giá trị văn hóa trong lối sống của bản thân đồng thời cũng giúp cho tất cả mọi người dù có cuộc sống cư ngụ những vẫn có thể tìm đến được bến bờ của niềm vui, hanh phúc và sự thành công. Hiểu được cư ngụ là gì sẽ là nền tảng vững chắc nhất để dù có ở nơi đâu, bạn vẫn luôn vững bước trên từng bước đi của chính mình.
Xem thêm: Chứng nhận lãnh sự là gì? Những điều cần biết về chứng nhận lãnh sự
Từ khóa » Nơi Cư Ngụ Nghĩa Là Gì
-
Tạm Trú Là Gì? Địa Chỉ Hiện Cư Ngụ Tại Là Thường Trú Hay Tạm Trú?
-
Cư Ngụ Là Gì? Tổng Hợp Các Thông Tin Cần Thiết Về Cư Ngụ
-
Nơi Cư Trú Là Gì? Được Ghi Theo địa Chỉ Nào? - LuatVietnam
-
Nơi Cư Trú Là Gì ? Quy định Về Nơi Cư Trú Của Cá Nhân ?
-
Nơi Cư Ngụ Là Gì ? Tổng Hợp Các Thông Tin Cần Thiết Về Cư Ngụ
-
Nơi Cư Trú Là Gì? Hiểu đúng Về "cư Trú" Và "thường Trú" - AZLAW
-
NƠI CƯ NGỤ - Nghĩa Trong Tiếng Tiếng Anh - Từ điển
-
Nơi Cư Trú Là Gì? Trường Hợp Nào Chưa được đổi Nơi Cư Trú?
-
Cư Ngụ Là Gì? Cách để Hòa Hợp Với Mọi Người Trong Căn Cư Ngụ Chung
-
Xác định Nơi Cư Trú ổn định - Hỏi đáp Trực Tuyến
-
Cư Ngụ Là Gì? Những điều Cần Biết Về Cư Ngụ
-
[PDF] I. NƠI CƯ TRÚ CỦA CÔNG DÂN 1. Nơi Cư Trú Của Công Dân Là Chỗ ...
-
Từ điển Tiếng Việt "cư Ngụ" - Là Gì?
-
Nơi Cư Trú Là Gì? - Luật Hoàng Phi