Củ Niễng Là Cây Gì ? Tác Dụng Và Cách Chế Biến Củ Niễng - Tuti Health

Có rất nhiều món ăn dân gian tuyệt hảo được chế biến với loại củ này; phổ biến nhất là các món xào. Cái vị man mát, thanh thanh của niễng sau khi xào; mà ăn với cơm thì phải nói là hợp thôi rồi.

Tuy nhiên, công dụng của củ niễng không chỉ là để chế biến các món xào ngon cơm đâu nhé. Nó còn rất nhiều lợi ích với sức khỏe khác mà bạn chưa biết đấy. Hãy cùng Tuti Health tìm hiểu xem ăn củ liễng có tác dụng gì ở phần tiếp theo nhé.

Củ niễng

Theo những thông tin mà Tuti Health tổng hợp được; thì củ niễng đưọc phân loại thành niễng đực và niễng cái. Niễng đực là những củ có kích thước to và chắc hơn so với củ cái.

Sở dĩ củ niễng được hình thành là vì niễng thường bị một loài nấm than có tên là Ustilago esculentum hennings thâm nhập; đây là một loại nấm có thể ăn được.

Loại nấm ký sinh này sau khi thâm nhập vào cây sẽ sinh sôi phát triển nhiều lên; từ đó khiến thân cây niễng bị phình ra. Phần bị phình to ra này được gọi là củ niễng. Phần củ này có hình dáng chùy dài, phồng to, xôm xốp, có đường kính từ 2,5 – 3cm dài 5 – 7cm.

Cây củ niễng thường mọc ở đâu ?

Niễng là loài cây có nguồn gốc từ vùng Đông Xibia. Hiện nay chúng phổ biến nhất ở Ấn Độ, Trung Quốc cùng với một vài quốc gia châu Á khác.

Ở Việt Nam, cây niễng Nam Định là nổi tiếng nhất, ngoài ra nó còn được trồng nhiều ở khu vực phía Bắc. Đây là một loại rau quen thuộc của đồng bào; có thể dùng để chế biến ra rất nhiều món ăn ngon hàng ngày.

Loài cây này thường mọc ở những vùng đất trũng nước, đầm lầy...
Loài cây này thường mọc ở những vùng đất trũng nước, đầm lầy…

Loại cây này ưa mọc ở những vùng đất trũng nước, nhiều bùn đất, hoặc đầm lầy. Nó được reo trồng bằng các mầm non; được lấy từ bẹ lá cây niễng trưởng thành. Thời gian thu hoạch củ niễng rơi vào tầm tháng 9,10 âm lịch; cho tới tháng 1,2 âm lịch năm sau.

Khi thu hoạch, người ta sẽ nhổ những cây củ niễng từ dưới đầm; loại bỏ đi lớp bẹ vỏ khô bên ngoài, rồi ngắt lấy phần củ mập trắng bên dưới. Thế là đã có ngay một củ niễng tươi ngon rồi.

Những củ tươi ngon mới hái mà đem chế biến món ăn thì phải nói là hảo hạng; đến thực khách khó tính nhất cũng phải siêu lòng.

Thu hái, Sơ chế cây niễng niễng

Thời gian thích hợp để trồng cây niễng là vào tháng 9; bởi đây là lúc mà nước dâng cao, đảm bảo điều kiện phát triển cho cây. Ngoài ra, cũng có một số nơi trồng cây vào thời điểm tháng 11–12; sau khi đã phơi nắng cây một thời gian.

Khoảng cách giữa 2 gốc nên cách nhau tầm 0.5–06 m. Đây là khoảng cách cần thiết, để cây có đủ không gian phát triển tối đa.

Củ niễng ngon nhất là khi dùng tươi. Sau khi thu hoạch mang về có thể sử dụng ngay; mà không cần qua khâu sơ chế nào cả. Bởi vậy, nếu trồng để ăn, mỗi lần thu hái bạn chỉ nên lấy một lượng vừa đủ. Tránh việc không sử dụng hết gây lãng phí thực phẩm.

Tác dụng của cây củ niễng là gì

Rất nhiều tài liệu đã chỉ ra rằng, loại củ này có nhiều lợi ích với sức khỏe con người. Và những tác dụng của cây củ niễng có thể kể tới như:

Theo Đông Y, cây niễng có tính hàn, vị ngọt. Phần rễ của nó được sử dụng làm vị thuốc giải khát, bệnh về dạ dày, đường ruột. Còn hạt niễng là vị thuốc rất hữu ích dành cho những người mắc bệnh dạ dày, chữa kiết lỵ ở trẻ nhỏ.

Những tác dụng của củ niễng đối với sức khỏe
Những tác dụng của củ niễng đối với sức khỏe

Củ niễng rất dồi dào chất đạm, chất xơ và tinh bột. Nhờ vậy, những ai bị xơ gan, tiểu đường, hoặc mắc các bệnh đường tim mạch… có thể ăn loại củ này để cải thiện tình trạng bệnh.

Trong Y học hiện đại, ăn củ niễng đúng cách có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ tăng huyết áp, phòng tránh xơ vữa động mạch. Không những thế, loại củ này còn có những lợi ích nhất định; đối với người mắc chứng xơ cứng gan, urê máu cao.

Mới đây, một nghiên cứu từ các nhà khoa học Nhật Bản về cây củ niễng đã được công bố. Theo đó, lại cây này còn có tác dụng tốt trong việc làm trắng da, giảm béo và giữ ấm.

Có rất nhiều cách sử dụng liễng, bạn có thể kết hợp nó cùng các loại thực phẩm khác; tạo thành các món ăn xào, luộc, hoặc nấu chín ăn với cơm. Nếu không thì thái nhỏ ra để ăn sống cũng được.

Một số lợi ích khác

Bên cạnh đó, loại cây này còn mang lại nhiều lợi ích khác như:

  • Trồng cây niễng ở những vùng đất ướt hoặc ven ao hồ; có thể ngăn ngừa tình trạng sạt lún đất.
  • Sau khi thu hoạch củ để ăn; chúng ta có thể tận dụng phần thân cây để làm chiếu hoặc mành.
  • Tương tự như phần thân, lá niễng non cũng có thể sử dụng làm thức ăn trong chăn nuôi. Còn lá già thì dùng làm bột giấy.
  • Một số nước châu Á như Nhật bản, Trung Quốc; người dân còn ăn cơm kèm với hạt niễng. Nó được xem như một loại ngũ cốc cứu đói, trong những dịp mất mùa.

Giá củ niễng có đắt không ?

Củ niễng ở đầu Nam Định có rất nhiều; tuy nhiên giá củ niễng khi mua ở Hà Nội lại không hề rẻ chút nào. Nếu đem so sánh với các loại rau củ phổ biến khác; người dân cần bỏ ra nhiều tiền hơn để được thưởng thức loại củ này.

Không chỉ vậy, mặt hàng cũng không phải lúc nào cũng sẵn có. Nhiều lúc muốn mua còn phải đặt trước 1,2 ngày.

Do loại cây này vẫn chưa phổ biến và nguồn cung cũng không dồi dào; vì thế người dân phải trả giá cao hơn nhiều lần rau củ bình thường
Do loại cây này vẫn chưa phổ biến và nguồn cung cũng không dồi dào; vì thế người dân phải trả giá cao hơn nhiều lần rau củ bình thường

Giá củ niễng có đắt không được đánh giá bởi kích thước củ lớn hay nhỏ; cũng như thời điểm mua là đầu hay cuối vụ. Người ta thường bán loại củ này theo bó, đối với những cụ niễng có kích thước nhỏ; mỗi bó sẽ có giá giao động trong khoảng 25 nghìn đồng.

Trong khi đó, để mua được những củ có kích thước to hơn; người tiêu dùng cần bỏ ra 35 nghìn đồng cho mỗi bó. Vào những ngày cuối vụ thu hoạch niềng niễng; mức giá dành cho mỗi bó có thể lên đến 40 nghìn đồng.

Cách trồng cây niễng

Người ta thường trồng cây củ niễng vào tháng 3 hàng năm; và mất khoảng 8 tháng để đi hết một quy trình reo trồng và thu hoạch niềng niễng. Cách trồng cây niễng cũng không quá phức tạp, không mất quá nhiều công sức để chăm sóc.

Thời gian khó khăn, vất vả và tốn kém nhất có lẽ là 2 tháng đầu. Do giai đoạn này, người nông dân sẽ phải diệt cỏ bằng tay và các dụng cụ thủ công; bởi hóa chất diệt cỏ có thể làm cây bị chết.

Cách trồng cây liễng cho năng suất cao
Cách trồng cây liễng cho năng suất cao

Đến đầu tháng 11, là bắt đầu có thể thu hoạch củ niễng. Việc thu hoạch phải thực hiện thật nhanh, không quá 1 tháng. Bởi nếu không củ sẽ bị già quá, vỏ chuyển màu xanh, xốp; ăn không còn giữ được vị ngọt, ngon như ban đầu nữa.

Thu hoạch xong, bước tiếp theo cần làm là cắt lọc, phân loại củ niễng theo kích to, nhỏ. Rồi chia thành từng bó để phân phối ra thị trường. Để tối ưu chi phí sản xuất tốt nhất, người dân có thể giữ lại những củ to, nhiều nhánh, lá xanh mơn mởn để làm giống cho mùa vụ tiếp theo.

Khi trồng giống cây này, người nông dân có thể yên tâm tuyệt đối; bởi chúng hoàn toàn không có sâu bện. Trong suốt cả một vụ mùa, người trồng không cần dùng tới bất cứ loại thuốc trừ sâu nào cả. Cũng chính nhờ thế mà củ niễng được đánh giá là một sản phẩm an toàn; rất đáng để sử dụng trong bữa ăn hàng ngày.

Cách chế biến củ niễng

Rõ ràng với hàng loạt những lợi ích mà cây niềng niễng mang lại. Không ít bà nội chợ sẽ thắc mắc cách chế biến củ niễng như thế nào; để đưa loại thực phẩm này vào bữa ăn gia đình phải không nào.

Bạn có thể hoàn toàn yên tâm, bởi loại củ này có vị thanh mát tự nhiên. Vì thế dù có chế biến theo cách đơn giản nhất thì nó vẫn toát ra vị rất ngon ngọt; đủ khiến những thực khách khó tính nhất cũng phải gật gù khen.

Củ niễng xào thịt bò 

Nguyên liệu:

  • 1 bó củ niễng (khoảng 10 củ)
  • 2 lạng thịt bò
  • Tỏi, hành lá, rau mùi, tiêu
  • Một chút dầu ăn, dầu hào, hạt nêm…

Cách xào củ niễng với thịt bò:

  • Thái thịt bò thành các lát mỏng; tẩm ướp bằng dầu ăn, hạt nêm, dầu hào và tỏi băm. Nếu bạn thắc mắc tại sao lại ướp thịt bò với dầu ăn; thì cách này sẽ giúp thịt mềm và không bị ra nước khi xào nhé.
  • Lựa chọn những củ niễng còn non và to nhất; lột vỏ và thái lát chéo. Nên thái dày một chút; để niễng sau khi xào vẫn giữ được độ giòn, ngon miệng.
  • Rửa sạch hành lá, rau mùi; rồi xắt thành từng đoạn nhỏ.
  • Phi thơm tỏi rồi cho thịt bò vào xào trong lửa to. Như thế thịt sẽ không bị ra nước, không bị dai.
  • Đổ thịt bò ra đĩa, rồi cho niễng vào xào. Đợi đến khi niễng đã chín tới thì đổ thịt bò vào. Tiếp tục xào củ niễng với thịt bò; nêm thêm gia vị cho vừa miệng.
  • Sau đó, cho hành hoa và rau mùi đã xắt vào đảo thêm một lúc. Tắt bếp, cho thành phẩm thu được ra đĩa, thêm một chút tiêu lên trên. Thế là chúng ta đã hoàn thành món củ niễng xào thịt bò rồi.
Cách chế biến củ niễng thành những món ăn ngon nhất
Cách chế biến củ niễng thành những món ăn ngon nhất

Củ niễng xào trứng

Nguyên liệu:

  • Củ niễng;
  • Trứng gà;
  • Hành tím băm, hành hoa;
  • Các loại gia vị gồm hạt nêm, bột canh, dầu ăn.

Các bước làm món củ niễng xào trứng:

  • Loại bỏ phần vỏ tím của bên ngoài củ liễng; giữ lại phần cùi trắng; đem thái thành các lát mỏng.
  • Đập trứng gà ra bát; bỏ vào một chút hạt nêm, khuấy đều cho sánh mịn.
  • Đun nóng chảo, đổ dầu ăn vào phi thơm hành tím băm.
  • Xào củ liễng cùng với một chút bột canh; cho tới khi chín tái thì đổ trứng vào. Tiếp tục đảo đều đến khi chín hẳn thì rắc hành hoa đã xắt lên trên. Thế là đã có ngay món củ niễng xào trứng tuyệt ngon rồi.

Củ niễng xào tôm hẹ

Nguyên liệu:

  • Củ niễng;
  • Tôm tươi;
  • Lá hẹ, Hành tím;
  • Các loại gia vị: bột canh, hạt nêm, dầu ăn.

Các bước chế biến món củ niễng xào tôm hẹ:

  • Sơ chế, làm sạch củ liễng rồi thái lát mỏng.
  • Làm sạch tôm, bóc vỏ rồi ướp cùng với bột canh.
  • Phi thơm hành, cho tôm vào xào trong khoảng 2-3 phút rồi đổ ra đĩa.
  • Tiếp tục dùng chiếc chảo đó, cho thêm gia vị rồi cho củ niềng niễng vào xào. Đợi tới lúc chín tái thì bỏ tôm vào xào tiếp thêm khoảng 2-3 phút nữa.
  • Rửa sạch lá hẹ, xắt thành từng đoạn ngắn rồi bỏ vào chảo; đảo đều tầm 40 giây rồi tắt bếp. Bỏ thành phẩm ra đĩa và thưởng thức thôi.

Lưu ý khi sử dụng củ niễng

Mặc dù những lợi ích của củ niễng với sức khỏe là không phải bàn cãi. Thế nhưng nếu dùng không đúng cách có thể gây phản tác dụng. Vì thế, khi sử dụng loại rau củ này, bạn cần chú ý xem mình có nằm trong danh sách cấm này không nhé:

  • Người bị sỏi thận, sỏi đường tiết niệu.
  • Tỳ vị hư hàn.
  • Dương suy hoạt tinh.
  • Những người hay bị đau bụng đi ngoài.

Đặc biệt, tuyệt đối không được chế biến cây củ niễng chung với mật ong.

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong cây niễng là gì; những tác dụng của củ niễng với sức khỏe như thế nào. Đây là một loại cây có tác dụng tốt trong việc cải thiện tình trạng của một số bệnh lý. Ngoài ra, nó còn là một món ăn phổ biến trong bữa ăn ở nhiều nơi. Thế nhưng, nếu muốn sử dụng niễng để thường xuyên để chữa bệnh; bạn hãy hỏi qua ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa trước nhé.

Từ khóa » Cây Cà Niễng