Cu(OH) 2 + C 3 H 5 (OH) 3 → [C 3 H 5 (OH) 2 O] 2 Cu - Haylamdo

Cu(OH)2 + C3H5(OH)3 → [C3H5(OH)2O]2Cu - Cân bằng phương trình hoá học ❮ Bài trước Bài sau ❯

Phản ứng hoá học:

Cu(OH)2 + C3H5(OH)3 → [C3H5(OH)2O]2Cu

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ thường.

Cách thực hiện phản ứng

- Cho dung dịch NaOH vào dung dịch CuSO4 gạn lấy kết tủa sau đó cho dung dịch glixerol vào.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Dung dịch tạo kết tủa Cu(OH)2 sau khi cho glixerol vào thấy tạo phức màu xanh thẫm.

Bạn có biết

- Các ancol đa chức có nhóm –OH liền kề tác dụng với Cu(OH)2 tạo phức màu xanh thẫm.

Hay lắm đó

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Các dung dịch đều tác dụng được với Cu(OH)2 là:

A. glucozơ, xenlulozơ, glixerol

B. fructozơ, saccarozơ, tinh bột.

C. glucozơ, glixerol, tinh bột

D. fructozơ, saccarozơ, glixerol

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Phân tích: Dễ thấy ở đáp án A ta loại xenlulozơ, đáp án B và C loại tinh bột.

Vậy các dung dịch đều tác dụng được với Cu(OH)2 là fructozơ, saccarozơ, glixerol.

Ví dụ 2: Cho dãy các chất Gly-Ala-Gly-Gly, glucozo, Ala-Gly, protein, glixerol. Số chất trong dãy tác dụng được với Cu(OH)2 là

A. 2 B. 4

C. 3 D. 5

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Vậy có 4 chất trong dãy tác dụng được với Cu(OH)2 là : Gly-Ala-Gly-Gly, glucozơ, protein, glixerol.

Ví dụ 3: Dung dịch glixerol tác dụng với dung dịch Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lam còn etanol lại không phản ứng vì sao?

A. Độ linh động của H trong nhóm OH của glixerol cao hơn etanol.

B. Do ảnh hưởng qua lại của các nhóm OH liền kề.

C. Đây là 1 phản ứng đặc trưng của rượu đa chức với các nhóm OH liền kề.

D. vì lí do khác

Đáp án C

Từ khóa » C3h5(oh)3 + Cuoh