Cu(OH)2 + C2H4(OH)2 → [C2H4(OH)O]2Cu | Phương Trình Hóa Học
Có thể bạn quan tâm
- Giảm giá 50% sách VietJack đánh giá năng lực các trường trên Shopee Mall
Phản ứng Cu(OH)2 + C2H4(OH)2 hay ethylene glycol + Cu(OH)2 thuộc loại phản ứng trao đổi đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về Cu(OH)2 có lời giải, mời các bạn đón xem:
Cu(OH)2 + 2C2H4(OH)2 → [C2H4(OH)O]2Cu + 2H2O
Quảng cáo1. Phương trình phản ứng ethylene glycol tác dụng với Cu(OH)2
2C2H4(OH)2 + Cu(OH)2 → [C2H4(OH)O)]2Cu + 2H2O
2. Điều kiện phản ứng ethylene glycol tác dụng với Cu(OH)2
- Phản ứng diễn ra ở ngay điều kiện thường.
3. Hiện tượng của phản ứng ethylene glycol tác dụng với Cu(OH)2
- Cu(OH)2 tan dần, sau phản ứng thu được dung dịch có màu xanh lam đặc trưng.
4. Cách tiến hành phản ứng ethylene glycol tác dụng với Cu(OH)2
- Cho vào ống nghiệm 3 – 4 giọt dung dịch CuSO4 2% và 2 – 3 mL dung dịch NaOH 10%, lắc nhẹ.
- Tiếp tục nhỏ vào ống nghiệm 3 – 4 giọt dung dịch ethylene glycol C2H4(OH)2.
- Lắc nhẹ ống nghiệm.
5. Mở rộng về tính chất hoá học của ancol
Trong phân tử ancol liên kết C – OH, đặc biệt liên kết O – H phân cực mạnh nên nhóm – OH nhất là nguyên tử H dễ bị thay thế hoặc tách ra trong các phản ứng hóa học.
5.1. Phản ứng thế H của nhóm OH ancol (phản ứng đặc trưng của ancol)
- Tính chất chung của ancol tác dụng với kim loại kiềm:
Ví dụ:
Quảng cáo2CH3CH2OH + 2Na → 2CH3CH2ONa + H2
Tổng quát:
+ Với ancol đơn chức:
2ROH + 2Na → 2RONa + H2↑
+ Với ancol đa chức:
2R(OH)x + 2xNa → 2R(ONa)x + xH2↑
- Tính chất đặc trưng của glycerol hòa tan Cu(OH)2
Ví dụ:
2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O
Không chỉ glycerol, các ancol đa chức có các nhóm – OH liền kề cũng có tính chất này.
⇒ Phản ứng này dùng để phân biệt ancol đơn chức với ancol đa chức có các nhóm - OH cạnh nhau trong phân tử.
Quảng cáo5.2. Phản ứng thế nhóm OH
a) Phản ứng với axit vô cơ:
Ví dụ:
C2H5OH + HBr →to C2H5Br + H2O
Các ancol khác cũng có phản ứng tương tự, phản ứng này chứng tỏ phân tử ancol có nhóm – OH.
b) Phản ứng với ancol
Ví dụ:
2C2H5OH →140oC,H2SO4 C2H5OC2H5 + H2O
C2H5OC2H5: điEthyl ete
⇒ Công thức tính số ete tạo thành từ n ancol khác nhau là n(n+1)2
5.3. Phản ứng tách nước (phản ứng đehidrat hoá)
Ví dụ:
CH3CH2OH →170oC,H2SO4CH2 = CH2 + H2O
Trong điều kiện tương tự, các ancol no, đơn chức, mạch hở (trừ CH3OH) có thể bị tách nước tạo thành alkene. Tổng quát:
CnH2n + 1OH →170oC,H2SO4 CnH2n + H2O
Quảng cáo5.4. Phản ứng oxi hoá
- Phản ứng oxi hoá hoàn toàn:
Khi bị đốt các ancol cháy, tỏa nhiều nhiệt. Tổng quát cho đốt cháy ancol no, đơn chức, mạch hở:
CnH2n + 2O + 3n2O2 →to nCO2 + (n + 1)H2O
- Phản ứng oxi hoá không hoàn toàn bởi CuO, to
+ Các ancol bậc I bị oxi hóa không hoàn toàn tạo thành anđehit. Ví dụ:
CH3CH2OH + CuO →to CH3CHO (anđehit axetic) + Cu + H2O
+ Các ancol bậc II bị oxi hóa không hoàn toàn tạo thành ketone. Ví dụ:
CH3- CH(OH) – CH3 + CuO →to CH3 – CO – CH3 + Cu + H2O
+ Trong điều kiện trên, ancol bậc III không phản ứng.
6. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1:Cho Na tác dụng vừa đủ với 1,24 gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức X, Y, Z thấy thoát ra 0,336 lít khí H2 (đkc). Khối lượng muối natri ancolat thu được là :
A. 2,4 gam.
B. 1,9 gam.
C. 2,85 gam.
D. 3,8 gam
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Số mol khí H2 = 0,33622,4=0,015 mol.
Đặt công thức phân tử trung bình của ba ancol là R¯OH.
Phương trình phản ứng :
2R¯OH + 2Na → 2R¯OH + H2 (1)
mol: 0,03 ← 0,015
Theo giả thiết, phương trình phản ứng (1), kết hợp với định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mR¯ONa=mR¯OH+mNa−mH2=1,24 + 0,03.23 – 0,015.2 = 1,9 gam.
Câu 2:Cho 0,1 lít cồn etylic 95o tác dụng với Na dư thu được V lít khí H2 (đktc). Biết rằng ethyl alcohol nguyên chất có khối lượng riêng là 0,8 g/ml, khối lượng riêng của nước là 1 g/ml. Giá trị của V là
A. 43,23 lít.
B. 37 lít.
C. 18,5 lít.
D. 21,615 lít
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Trong 0,1 lít cồn etylic 95o có:
Số ml C2H5OH nguyên chất = 0,1.1000.0,95 = 95 ml; khối lượng C2H5OH nguyên chất = 95.0,8 = 76 gam; số mol C2H5OH = 7646 mol.
Số ml nước = 5 ml; khối lượng nước = 5.1 = 5 gam; số mol nước = 518 mol.
Phương trình phản ứng của Na với dung dịch ancol :
2H2O + 2Na → 2NaOH + H2 (1)
2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2 (2)
Theo phương trình (1), (2) và giả thiết ta có :
nH2=12(nC2H5OH+nH2O)=21,615 lít.
Câu 3:Thực hiện phản ứng tách nước một rượu đơn chức X ở điều kiện thích hợp. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất hữu cơ Y có tỉ khối đối với X là 37/23. Công thức phân tử của X là
A. CH3OH.
B. C3H7OH.
C. C4H9OH.
D. C2H5OH
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Vì MYMX>1 nên đây là phản ứng tách nước tạo ete.
Đặt công thức phân tử của ancol X là ROH.
Phương trình phản ứng :
2ROH → ROR + H2O
Y là ROR. Theo giả thiết ta có :
MYMX=3723⇒2R+16R+17=3723⇒R=29⇒R: C2H5−
Vậy ancol X là C2H5OH.
Câu 4:Đun 132,8 gam hỗn hợp 3 rượu no, đơn chức với H2SO4 đặc ở 140oC thu được hỗn hợp các ete có số mol bằng nhau và có khối lượng là 111,2 gam. Số mol của mỗi ete trong hỗn hợp là bao nhiêu ?
A. 0,1 mol.
B. 0,15 mol.
C. 0,4 mol.
D. 0,2 mol
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Ta biết rằng cứ 3 loại rượu tách nước ở điều kiện H2SO4 đặc, 140oC thì tạo thành 6 loại ete và tách ra 6 phân tử H2O.
Theo ĐLBTKL ta có
mH2O=mrîu−mete=132,8−11,2=21,6 gam
=> nH2O=21,618=1,2mol.
Mặt khác cứ hai phân tử rượu thì tạo ra một phân tử ete và một phân tử H2O do đó số mol H2O luôn bằng số mol ete, suy ra số mol mỗi ete là 1,26=0,2mol.
Câu 5:Đun nóng 7,8 gam một hỗn hợp X gồm 2 rượu no, đơn chức có tỉ lệ mol là 3 : 1 với H2SO4 đặc ở 140oC thu được 6 gam hỗn hợp Y gồm 3 ete. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn. CTPT của 2 rượu là
A. CH3OH và C2H5OH.
B. C2H5OH và C3H7OH.
C. CH3OH và C3H7OH
D. Cả A và C đều đúng
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Đặt công thức phân tử trung bình của hai ancol là R¯OH
Phương trình phản ứng :
2R¯OH→to, xtR¯OR¯ + H2O (1)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có :
mH2O=mR¯OH−mR¯OR¯=1,8 gam⇒nR¯OH=2.nH2O=0,2 mol.
⇒R¯+17=7,80,2=39 gam/mol⇒R¯=22⇒phải có một ancol là CH3OH, ancol còn lại là ROH.
+ Nếu nCH3OH:nROH=1:3 thì ta có :
1.32+3.(R+17)4=39⇒R=24,3 (loại)
+ Nếu nCH3OH:nROH=3:1 thì ta có :
3.32+1.(R+17)4=39⇒R=43⇒ R là C3H7-
Câu 6:Đun nóng hỗn hợp hai ancol đơn chức, mạch hở với H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp gồm các ete. Lấy 7,2 gam một trong các ete đó đem đốt cháy hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí CO2 (ở đktc) và 7,2 gam H2O. Hai ancol đó là
A. C2H5OH và CH2=CHCH2OH.
B. C2H5OH và CH3OH
C. CH3OH và C3H7OH.
D. CH3OH và CH2=CHCH2OH
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Đốt cháy ete thu được nCO2=nH2O=0,4 mol nên suy ra ete có công thức phân tử là CnH2nO (ete không no đơn chức, phân tử có 1 liên kết đôi C=C). Vậy đáp án chỉ có thể là A hoặc D.
Phương trình phản ứng :
CnH2nO + 3n−12O2 → nCO2 + nH2O (1)
mol : x → nx
Theo phương trình (1) và giả thiết ta có hệ :
(14n+16)x=7,2nx=0,4⇒x=0,1n=4
Căn cứ vào các phương án ta thấy hai ancol là CH3OH và CH2=CHCH2OH.
Câu 7:Đun nóng một rượu (ancol) đơn chức X với dung dịch HSO4 đặc trong điều kiện nhiệt độ thích hợp sinh ra chất hữu cơ Y, tỉ khối hơi của X so với Y là 1,6428. Công thức phân tử của X là
A. C3H8O.
B. C2H6O.
C. CH4O.
D. C4H8O
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Vì MXMY>1 nên đây là phản ứng tách 1 phân tử nước từ 1 phân tử ancol.
Gọi khối lượng phân tử của ancol X là M thì khối lượng phân tử của Y là M – 18.
Theo giả thiết ta có :
MM−18=1,6428⇒M=46. Vậy ancol X là C2H5OH.
Câu 8:Cho m gam một ancol (rượu) no, đơn chức X qua bình đựng CuO (dư), nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32 gam. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối đối với hiđro là 15,5. Giá trị của m là
A. 0,92.
B. 0,32.
C. 0,64.
D. 0,46
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Đặt công thức phân tử của ancol no, đơn chức X là : CnH2n + 2O
Phương trình phản ứng :
CnH2n + 2O + CuO →toCnH2nO + H2O + Cu (1)
mol : x → x → x → x → x
Khối lượng chất rắn giảm = mCuO – mCu = 80x – 64x = 0,32 Þ x = 0,02
Hỗn hợp hơi gồm CnH2nO và H2O có khối lượng mol trung bình là 15,5.2 = 31 và có số mol là 0,02.2 = 0,04 mol.
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có :
mCnH2n +2O=0,02.64+0,04.31−0,02.80=0,92gam.
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một ancol X no, mạch hở cần vừa đủ 17,92 lít khí O2 (ở đktc). Mặt khác, nếu cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với m gam Cu(OH)2 thì tạo thành dung dịch có màu xanh lam. Giá trị của m và tên gọi của X tương ứng là
A. 9,8 và propan-1,2-điol.
B. 4,9 và propan-1,2-điol
C. 4,9 và propan-1,3-điol.
D. 4,9 và glycerol
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Đặt công thức phân tử của ancol no X là CnH2n+2Ox (x≤n).
Phương trình phản ứng :
CnH2n+2Ox + 3n+1-x2O2 →to nCO2 + (n+1)H2O (1)
mol : 0,2 → 3n+1-x2.0,2
Theo (1) và giả thiết ta có số mol của O2 tham gia phản ứng là :
3n+1-x2.0,2 =17,9222,4=0,8=>3n−x=7⇒x=2n=3
Vậy công thức phân tử của ancol X là C3H8O2 hay C3H6(OH)2. Vì X tác dụng được với Cu(OH)2 tạo ra dung dịch màu xanh lam nên X phải có 2 nhóm OH liền kề nhau, ancol X có tên là propan-1,2-điol.
Phương trình phản ứng của propan-1,2-điol với Cu(OH)2 :
2C3H6(OH)2 + Cu(OH)2 → [C3H6(OH)O]2Cu + 2H2O (2)
mol: 0,1 → 0,05
Theo (2) và giả thiết ta thấy khối lượng Cu(OH)2 phản ứng là :
mCu(OH)2=0,05.98=4,9 gam.
Câu 10: Khi đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, mạch hở thu được V lít khí CO2 (đktc) và a gam H2O. Biểu thức liên hệ giữa m, a và V là :
A. m=a−V5,6.
B. m=2a−V11,2.
C. m=2a−V22,4.
D. m=a+V5,6.
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Vì các ancol là no đơn chức nên :
nO(ancol)=nancol=nH2O−nCO2=a18−V22,4
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có :
m = mancol = mC + mH + mO (ancol) = V22,4.12+a18.2+(a18−V22,4).16
=> m=a−V5,6.
Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp hai rượu no, đơn chức liên tiếp trong dãy đồng đẳng thu được 3,584 lít CO2 ở đktc và 3,96gam H2O. Tính a và xác định CTPT của các rượu
A. 3,32 gam ; CH3OH và C2H5OH.
B. 4,32 gam ; C2H5OH và C3H7OH
C. 2,32 gam ; C3H7OH và C4H9OH.
D. 3,32 gam ; C2H5OH và C3H7OH
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Gọi n¯ là số nguyên tử C trung bình và x là tổng số mol của hai rượu.
CnH2n+1OH + 3n¯2O2 →n¯ CO2↑ + (n¯+1) H2O
mol: x →n¯x →(n¯+1)x
nCO2=n¯.x=3,58422,4=0,16 mol (1)
nH2O=(n¯+1)x=3,9618=0,22 mol (2)
Từ (1) và (2) giải ra x = 0,06 và n¯ = 2,67.
Ta có: a = (14n¯ + 18).x = (14.2,67) + 18.0,06 = 3,32gam.
n¯ = 2,67=> hai ancol là C2H5OHC3H7OH
Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:
- Cu(OH)2 → CuO + H2O
- Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + H2O
- Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + H2O
- Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O
- Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2
- Cu(OH)2 + CH3CHO → CH3COOH + Cu2O ↓ + H2O
- Cu(OH)2 + HCHO → HCOOH + Cu2O ↓ + H2O
- 2Cu(OH)2 + HCOOH → CO2 + Cu2O ↓ + 4H2O
- Cu(OH)2 + C3H5(OH)3 → [C3H5(OH)2O]2Cu
- Cu(OH)2 + C6H12O6 → [C6H11O6]2Cu + H2O
- Cu(OH)2 + C12H22O11 → [C12H21O11]2Cu + H2O
- Cu(OH)2 + CH3COOH → (CH3COO)2Cu + H2O
- Tài liệu cho giáo viên: Giáo án, powerpoint, đề thi giữa kì cuối kì, đánh giá năng lực, thi thử THPT, HSG, chuyên đề, bài tập cuối tuần..... độc quyền VietJack, giá hợp lí
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- 30 đề toán, lý hóa, anh, văn 2025 (100-170k/1 cuốn)
- 30 đề Đánh giá năng lực đại học quốc gia HN 2025 (cho 2k7)
- 30 đề Đánh giá năng lực đại học quốc gia tp. Hồ Chí Minh 2025 (cho 2k7)
ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12
Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Từ khóa » Cu(oh)2+c2h6o2
-
C2H6O2 + Cu(OH)2 = Cu(CH2O)2 + H2O - Trình Cân Bằng Phản ...
-
C2H6O2 + Cu(OH)2 = C2H2O2 + Cu2O + H2O - Trình Cân Bằng ...
-
Chất X Có Công Thức Phân Tử Là C2H6O2. Biết X Có Thể Hòa Tan được ...
-
Top 15 Cu(oh)2+c2h6o2
-
Cu(OH)2 C2H4(OH)2 = H2O (C2H4(OHO))2 | Phản ứng Hóa Học
-
Tôi Yêu Hóa Học - Những Chất Hữu Cơ Tác Dụng Với Cu(OH)2...
-
C2h6o2+cu(oh)2 Help Please - Ответы
-
Chất X Có Công Thức Phân Tử Là C2H6O2. Biết X Có ...
-
Cho Sơ đồ Chuyển Hóa Sau: Glucozơ → C2H6O → C2H4 ...
-
Ethylene Glycol - Wikipedia
-
Cho Sơ đồ Chuyển Hóa Sau:Glucozơ → C2H6O → C2H4 → C2H6O2 ...
-
Chất X Có Công Thức Phân Tử Là C2H... - CungHocVui