Cụ ông 71 Tuổi 'mê' Tái Chế Rác Thải - VOV Giao Thông

Sau ngần ấy năm sống với đam mê thổi hồn vào những món phế liệu, gia tài ve chai của ông đã lên đến con số hơn 5000 món đồ lớn, nhỏ.

Bắt nguồn từ tuổi thơ thiếu thốn, gần 10 tuổi ông Thơm đã tự mày mò học để sửa chữa những vật dụng hư hỏng trong gia đình hay những thứ người khác vứt đi để tiếp tục sử dụng. Ông cũng đã nhiều lần được mời tham gia vào các triển lãm, hội thảo để lan toả những hành động đẹp mà mình đã làm đến với các bạn trẻ khắp mọi miền.

Tuy nhiên đâu đó trong lòng ông vẫn còn những điều trăn trở muốn nhắn gửi đến thế hệ trẻ về một lối sống xanh và học cách để tái chế vật dụng tránh lãng phí.

Phóng viên VOV GT đã có cuộc gặp gỡ với ông Tống Văn Thơm tìm hiểu rõ hơn.

PV: Điều gì đã đưa ông đến với đam mê thổi hồn vào phế liệu?

Ông Tống Văn Thơm: Đam mê từ lúc chú còn nhỏ mà, mình không có điều kiện thì bây giờ mình có điều kiện, mình đi làm mình nhặt những món đồ người ta bỏ đi Cái đam mê thì mình làm thôi. Mình theo chỉ thị của thành phố mình giữ lại những món đồ có nguy hại đến môi trường.

Tất nhiên là mình phục hồi lại những món đồ người ta bỏ đi người ta không còn dùng được nữa sẽ bị ô nhiễm môi trường, độc hại nhiều thành ra do đó chú làm thôi.

Chú thì không học cao lắm đâu nhưng mà lúc còn nhỏ, mình khao khát những món đồ mình không có được thì bây giờ mình có điều kiện rồi thì bắt đầu mình làm. Thì đó là sự đam mê của mình thì mình cứ làm vậy thôi.

Hơn 40 năm tái chế rác thải, giờ đây ngôi nhà của ông đã có hơn 5.000 món đồ lớn nhỏ. Ảnh: Ngọc Phượng/Tuổi trẻ

Hơn 40 năm tái chế rác thải, giờ đây ngôi nhà của ông đã có hơn 5.000 món đồ lớn nhỏ. Ảnh: Ngọc Phượng/Tuổi trẻ

PV: Với đam mê tái chế đồ cũ thành vật gia dụng, ông cũng đã nhiều lần gửi đi những vật dụng mình làm được đến khắp nơi, gửi đi thông điệp tái chế vật dụng cũ bảo vệ môi trường. Người dân và chính quyền địa phương đã đón nhận những vật dụng này ra sao?

Ông Tống Văn Thơm: Trước đây, đời sống không được cao lắm thì những vật dụng như đầu máy đĩa, cát xét, ra đi ô, quạt máy, … hoặc những món đồ hư người ta bỏ đi thì chú lượm; những hộ người không có, người ta cần thì mình cho.

Trước đây, chú cũng gom đồ đi các tỉnh, họ không có ti vi, cát sét, truyền hình thì chú có gởi cho, thời gian đó thì mình làm cũng không được nhiều thành ra không kịp cho. Còn bây giờ thì cuộc sống càng ngày càng cao rồi, thành ra mình gửi đi người ta gửi trở về lại họ không nhận nữa; hầu hết đồ điện tử rẻ quá, nhiều quá thành ra nhà chú chất đống ở nhà hết. 

PV: Ông có trăn trở gì muốn nhắn gửi đến thế hệ trẻ về thông điệp bảo vệ môi trường?

Ông Tống Văn Thơm: Bây giờ, chú cũng nhắn gởi lại cho các em, thứ nhất là sinh viên, thứ hai là các em học sinh mới lớn lên cố gắng giữ gìn môi trường cho gia đình mình, cho xã hội, cho cộng đồng.

Những món đồ mà mình có thể sử dụng lại được thì mình cố gắng mình làm lại để mình sử dụng.

Thứ hai là mình cố gắng giữ gìn môi trường, phân rác từ nguồn, cái nào ra cái đó giúp cho xã hội bớt rác thải ra môi trường cho thành phố được sạch đẹp. 

PV: Xin cảm ơn ông!

Từ khóa » Cụ ông 71 Tuổi