Cú Pháp Khai Báo Và Nhập Xuất Mảng Một Chiều Trong Java

Cú pháp, cách khai báo nhập xuất mảng một chiều trong Java (array) . Thao tác với mảng ứng dụng vào giải các bài tập liên quan trong thực tế!

Mục lục bài viết

  • Giới thiệu về mảng trong Java
  • Cú pháp khai báo mảng một chiều
  • Code nhập xuất mảng Java
  • Lời kết

Giới thiệu về mảng trong Java

Định nghĩa: Mảng là tập hợp các phần tử có cùng kiểu dữ liệu, có vị trí liên tiếp nhau trong các ô nhớ. Lập trình viên sử dụng mảng để khai báo và lưu các thông tin cần thiết để giải quyết các bài toán trong thực tế. Mảng có thể là mảng một chiều, mảng 2 chiều.

Thao tác với mảng là nội dung quan trọng trong mỗi ngôn ngữ lập trình đều rất quan trọng. Đây dường như là một cấu trúc chính và được sử dụng nhiều nhất. Nếu không có mảng, coi như bạn đã bỏ qua ngôn ngữ lập trình.

Giống như mảng trong ngôn ngữ C/C++, mảng trong Java có thể lưu trữ số nguyên, số thực hoặc các kiểu dữ liệu khác do bạn tự định nghĩa. Ví dụ như mảng các đối tượng sinh viên, lớp người . . .

Cú pháp khai báo mảng một chiều

Khi khai báo mảng một chiều Java, bạn không cần phải cấp bộ nhớ trước, chỉ cần thực hiện theo cú pháp:

<kiểu dữ liệu> + <tên mảng> + [];

Sau đó khi xác định được số lượng phần tử cần phải lưu trữ thì bạn mới cấp phát bộ nhớ ( giúp đỡ tốn bộ nhớ). Cú pháp của nỏ giống như khai báo một đối tượng.

<tên biến> = new <kiểu dữ liệu>[n];

trong đó n là số phần tử của mảng.

Ví dụ:

int a[]; // khai báo mảng a a = new int[100]; // khai háo mảng a có 100 ô nhớ // Hoặc bạn cũng có thể khai báo trên cùng một dòng double b[] = new double[10]; // Khai báo mảng b kiểu double có 10 ô nhớ

Code nhập xuất mảng Java

Nhập mảng cũng giống như trong các ngôn ngữ lập trình khác. Chắc chắn bạn phải dùng một vòng lặp for chạy từ vị trí đầu, đến cuối mảng. Sau đó nhập dữ liệu từ bàn phím cho mỗi phần tử. Nếu bạn chưa biết cách nhập sử dụng lớp Scanner thì có thể xem tại đây.

Cách xuất mảng thì đơn giản hơn. Bạn cũng chạy một vòng lặp for, sau đó in giá trị ra màn hình.

Cụ thể bạn tham khảo code của mình dưới đây nhé!

import java.util.Scanner; public class Array_io { public static void main(String[] args) { int a[]= new int[10]; // Khai báo mảng a gồm 10 phần tử số nguyên Scanner sc =new Scanner(System.in); // Khai báo đối tượng sc lớp Scanner System.out.println("Nhap 10 phan tu cua mang: "); for(int i=0;i<10;i++) { a[i]= sc.nextInt(); // Gán giá trị cho từng phần tử trong mảng } System.out.println("Mang vua nhap: "); for(int i=0;i<10;i++) // Dùng vòng lặp for, in các phần tử ra màn hình System.out.print("\t"+a[i]); } }

Ngoài ra, nếu bạn cần viết riêng thành phương thức nhập, xuất. Thì chỉ cần tạo và viết nó ở trên hàm main là được!nếu cần bài toán nhập n >= 2 và n<100 thì bạn cho vòng lặp while vào là được.

Ví dụ:

import java.util.Scanner; public class Array_io { private int b[] = new int[10]; // Hàm nhập mảng public void nhapMang(){ Scanner sc =new Scanner(System.in); System.out.println("Nhap 10 phan tu cua mang: "); for(int i=0;i<10;i++) { b[i]= sc.nextInt(); } } // Hàm xuất mảng public void xuatMang(){ System.out.println("Mang vua nhap: "); for(int i=0;i<10;i++) System.out.print("\t"+a[i]); } public static void main(String[] args) { Array_io vidu = new Array_io(); vidu.nhapMang(); vidu.xuatMang(); } }

Kết quả khi chạy một trong hai chương trình bên trên:

nhap xuat mang mot chieu trong java

Lời kết

Từ đây, bạn có thể thực hiện các bài toán như tính tổng các phần tử, giải quyết bài toán nào đó ghi gặp phải. Nội dung này xuyên suốt quả trình học tập sau này của bạn.

Bài viết dựa trên kinh nghiệm cá nhân của mình. Nếu bạn có gì thắc mắc để lại comment xuống dưới bài viết này nhé!

Nguồn: kỷ niệm học lập trình Java của tui!

Từ khóa » Khai Báo Mảng 1 Chiều Java