Củ Sắn Mang Lại Nhiều Lợi ích Cho Sức Khỏe Nhưng Nếu Sử Dụng Sai ...
Có thể bạn quan tâm
Sắn là rất giàu calo, chứa nhiều carbohydrate, các vitamin và khoáng chất quan trọng. Đây là nguồn cung cấp vitamin C, vitamin B1, vitamin B2 và vitamin B3 tốt.
Sắn là một thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp, giúp kiểm soát lượng đường, mức độ chất béo trung tính và các chất béo khác nhau trong máu.
Sắn thậm chí có thể làm giảm sự thèm ăn, giảm lưu trữ chất béo trong các tế bào, bởi vậy nó được biết đến như một “thực phẩm thần kỳ để giảm cân”. Tuy nhiên, trong sắn chỉ chứa một lượng nhỏ protein. Những người sử dụng sắn như một loại lương thực chính để giảm cân, có thể cần bổ sung thêm protein để tránh suy dinh dưỡng.
Ngoài ra, vitamin A có rất nhiều trong sắn. Đối với những người có thị lực kém, việc bổ sung vitamin A qua sắn là một lựa chọn rất tốt cho sức khỏe.
Không chỉ vậy, sắn cũng chứa saponin có thể làm giảm tình trạng viêm, có khả năng phân hủy các chất thải hữu cơ khác như axit uric, cân bằng hệ thực vật đường ruột.
Sử dụng sắn sai cách có thể biến chúng trở thành chất độc
Từ thành phần dinh dưỡng, sắn có chứa thành phần hóa học xyanua (hay cyanua). Hàm lượng của chất này trong sắn có thể từ 9,3 cho đến 330mg. Con người có thể trúng độc xyanua trong các cyanogenic glycosides thực vật.
Các cyanogenic glycoside trong thức ăn như: củ sắn, măng tươi, mơ… không độc nhưng khi vào cơ thể sẽ bị thủy phân, tạo thành các xyanua độc hại như axit cyanhydric (HCN), chất cực độc với cơ thể.
Ngộ độc xyanua thường xảy ra phổ biến khi ăn sắn được chế biến không đúng cách. Bởi vậy, nên chú ý cách sử dụng sắn cho đúng để mang lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe.
Lưu ý khi sử dụng sắn
1. Phải ngâm sắn trong nước nếu muốn ăn sắn tươi
Ăn sắn tươi cũng là một cách nhiều người lựa chọn để thưởng thức loại củ bổ dưỡng này. Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý phải ngâm sắn trong nước để làm giảm các chất độc hại cho sức khỏe.
Thời gian ngâm sắn cần thiết là 2 ngày. Trong 2 ngày này, cứ 3 đến 4 giờ thì thay nước một lần. Như vậy sau 2 ngày, bạn có thể thưởng thức sắn tươi theo ý muốn của mình.
2. Nấu chín sắn
Với những thực phẩm có nguy cơ gây độc như sắn, mặc dù có thể ăn sắn tươi theo cách trên tuy nhiên cách chế biến đó không được khuyến khích. Thực phẩm tươi khó có thể đảm bảo được an toàn thực phẩm. Cách an toàn nhất là gọt vỏ, hấp, luộc, nấu chín tùy ý.
3. Chế biến thành bột
Cách thức chế biến này đóng một vai trò trong việc giải độc ở mức độ nhất định. Sau khi sắn được nghiền thành bột, nấu chín, chúng ta sẽ cảm thấy yên tâm, an toàn hơn khi thưởng thức.
Nguồn: QQ, Sohu, MNT
Từ khóa » Trong Sắn Có Chất Gì
-
Trong Củ Sắn Chứa Chất Gì? Vì Sao Có Thể Gây Say, Ngộ độc? | Vinmec
-
Ăn Sắn đúng Cách để Phòng Ngộ độc Sắn
-
Củ Sắn Có Chứa Chất độc, Cần Chú ý để Tránh Ngộ độc Khi ăn - AFamily
-
Củ Sắn Và Tác Dụng Của Củ Sắn, Tại Sao ăn Sắn Bị Say, Ngộ độc?
-
Trong Củ Sắn Chứa Chất Gì? Vì Sao Có Thể Gây Say, Ngộ độc?
-
Trong Củ Sắn Chứa Chất Gì? Vì Sao Có Thể Gây Say, Ngộ độc?
-
Giá Trị Dinh Dưỡng Của Sắn | Vien Khoa Hoc Ky Thuat Nong Nghiep ...
-
Ăn Sắn Kiểu Này Có Thể Ngộ độc Chết Người, Biết Mà Tránh Kẻo 'rước ...
-
Ăn Củ Sắn Có Tác Dụng Gì? Dinh Dưỡng Và độc Tính | BSTT
-
Củ Sắn Có Chứa Chất độc - Hãy ăn Theo Cách Này để đảm Bảo
-
Đề Phòng Ngộ độc Do ăn Sắn Và Măng - Tuổi Trẻ Online
-
Tác Dụng Phụ Gây Chết Người Của Củ Sắn
-
Thứ Chất độc Có Trong Củ Sắn Không Phải Ai Cũng Biết - SOHA
-
Góp Phần Nghiên Cứu Chất độc Trong Cây Sắn