Cử Tri Là Gì? Điều Kiện Trở Thành Cử Tri Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Bầu cử là quyền chính trị cơ bản của công dân, người thực hiện bầu cử được gọi là cử tri. Vậy, cử tri là gì? Pháp luật quy định cụ thể về cử tri thế nào?
- Cử tri là gì?
- Những người nào không được ghi tên vào danh sách cử tri?
- Tính tuổi công dân để ghi tên vào danh sách cử tri ra sao?
- Nguyên tắc lập danh sách cử tri
- Nguyên tắc bỏ phiếu của cử tri thế nào?
Cử tri là gì?
Cử tri là người có quyền bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử các cơ quan đại biểu của nhân dân (Quốc hội và Hội đồng nhân dân), đồng thời có quyền bỏ phiếu bãi nhiệm các đại biểu do mình bầu ra khi các đại biểu đó không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.
Theo pháp luật Việt Nam, cử tri phải là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, trừ những người mất trí, người bị tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù, người đang bị giam giữ, cải tạo và người bị Toà án hoặc pháp luật tước quyền bầu cử.
Theo Luật Quốc tịch Việt Nam, người được xác định có quốc tịch Việt Nam khi có một trong các căn cứ sau đây:
- Cha, mẹ là công dân Việt Nam, được sinh ra ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài; Cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai, được sinh ra ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài;
- Cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là công dân nước ngoài, nếu cha mẹ có sự thỏa thuận bằng văn bản về việc chọn quốc tịch Việt Nam vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con;
- Cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài mà được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con;
- Được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam;
- Được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai;
- Người được nhập quốc tịch Việt Nam;
- Người được trở lại quốc tịch Việt Nam;
- Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi và trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai;
- Trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì vẫn giữ quốc tịch Việt Nam;
- Trẻ em là người nước ngoài được công dân Việt Nam nhận làm con nuôi thì có quốc tịch Việt Nam, kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam công nhận việc nuôi con nuôi;
- Người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Cử trí được ghi tên trong danh sách cử tri, danh sách cử tri do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn lập theo các khu vực bỏ phiếu và phải được công bố chậm nhất là 30 ngày trước ngày bầu cử. Chỉ có người có tên trong danh sách cử tri mới được bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân.
Cử tri là gì? Điều kiện trở thành cử tri thế nào? (Ảnh minh họa)
Những người nào không được ghi tên vào danh sách cử tri?
Căn cứ theo Điều 30 Luật Bầu cử, những trường hợp sau đây không được ghi tên vào danh sách cử tri, gồm:
- Người đang bị tước quyền bầu cử;
- Người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án;
- Người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo;
- Người mất năng lực hành vi dân sự.
Tính tuổi công dân để ghi tên vào danh sách cử tri ra sao?
Tuổi của công dân được tính từ ngày, tháng, năm sinh ghi trong Giấy khai sinh đến ngày bầu cử đại biểu Quốc hộ. Ví dụ, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đã được ấn định là ngày 23/5/2021.
Trường hợp không có Giấy khai sinh thì căn cứ vào thông tin ghi trong Sổ hộ khẩu hoặc Giấy chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, Hộ chiếu để tính tuổi thực hiện quyền bầu cử, ứng cử.
Mỗi tuổi tròn được tính từ ngày, tháng sinh dương lịch của năm trước đến ngày, tháng sinh dương lịch của năm sau.
Trường hợp không xác định được ngày sinh thì lấy ngày 01 của tháng sinh làm căn cứ để xác định tuổi thực hiện quyền bầu cử và ứng cử.
Trường hợp không xác định được ngày và tháng sinh thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh làm căn cứ để xác định tuổi thực hiện quyền bầu cử và ứng cử.
Nguyên tắc lập danh sách cử tri
Điều 29 Luật Bầu cử quy định rõ về nguyên tắc lập danh sách cử tri như sau:
- Mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình thường trú hoặc tạm trú.
- Cử tri là người tạm trú và có thời gian đăng ký tạm trú tại địa phương chưa đủ 12 tháng, cử tri là quân nhân ở các đơn vị vũ trang nhân dân được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện ở nơi tạm trú hoặc đóng quân.
- Công dân Việt Nam ở nước ngoài trở về Việt Nam trong khoảng thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ, thì đến Ủy ban nhân dân cấp xã xuất trình Hộ chiếu có ghi quốc tịch Việt Nam để được ghi tên vào danh sách cử tri và nhận thẻ cử tri.
- Cử tri là người đang bị tạm giam, tạm giữ, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi người đó đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Nguyên tắc bỏ phiếu của cử tri thế nào?
Tại Điều 69 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND 2015 quy định cụ thể về nguyên tắc bỏ phiếu như sau:
- Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội và bỏ một phiếu bầu đại biểu HĐND tương ứng với mỗi cấp HĐND.
- Cử tri phải tự mình đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này; khi bầu cử phải xuất trình thẻ cử tri.
- Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri. Trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.
- Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.
Đối với cử tri là người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng hoặc cử tri là người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.
- Khi cử tri viết phiếu bầu, không ai được xem, kể cả thành viên Tổ bầu cử.
- Nếu viết hỏng, cử tri có quyền đổi phiếu bầu khác.
- Khi cử tri bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử có trách nhiệm đóng dấu “Đã bỏ phiếu” vào thẻ cử tri.
- Mọi người phải tuân theo nội quy phòng bỏ phiếu.
Hieuluat vừa thông tin với bạn về Cử tri là gì. Nếu còn vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.
>> Gian lận kết quả bầu cử bị phạt như thế nào?
Từ khóa » Khái Niệm Cử Tri
-
Cử Tri Và Danh Sách Cử Tri | Cổng Thông Tin Điện Tử Phú Thọ
-
Cử Tri Là Gì? Tìm Hiểu Về Khái Niệm Cử Tri - Luật Minh Khuê
-
Cử Tri Là Gì? Điều Kiện Trở Thành Cử Tri?
-
Cử Tri Là Gì? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Cử Tri Là Gì? Những Vấn đề Cần Lưu ý Về Cử Tri
-
Cử Tri - Wiktionary Tiếng Việt
-
[PDF] 1. Bầu Cử Là Gì, ứng Cử Là Gì? Bầu Cử Là Phương Thức Lựa Chọn ...
-
Cử Tri Là Gì? - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Cử Tri đoàn: Một Chế định độc đáo Theo Hiến Pháp Hoa Kỳ - Thư Viện Số
-
Cử Tri Là Gì? Đại Cử Tri Là Gì? Khác Biệt Giữa Phiếu đại Cử Tri Và Phiếu ...
-
Góp ý Dự Thảo Luật Thực Hiện Dân Chủ ở Cơ Sở
-
Xem Chúng Tôi Xử Lý Lá Phiếu - King County
-
Bầu Cử ở Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đề Nghị Rà Soát Các Khái Niệm “chủ Hộ”, “cư Trú”, “nơi Thường Trú”, “hộ ...