Cua Biển Sinh Sản Như Thế Nào? - Hải Sản Tươi Sống
Có thể bạn quan tâm
Di cư sinh sản
Cua sống và sinh trưởng ở các vùng rừng ngập nước lợ, đạt được kích thước : chiều rộng mai từ 7 đến 10 cm, trọng lượng từ 80 đến 200g, trước mùa sinh sản di cư ra những vùng biển ven bờ, lột xác tiền giao vĩ, cua cái tiến hành giao vĩ và tuyến sinh dục tiếp tục phát triển đến lúc trứng chín, đẻ trứng, ấp trứng phôi, ấu trứng nở ra khỏi vỏ trứng rời khỏi cua mẹ. Ấu trùng zoea bơi lội tự do trong nước biển, trải qua 4 đến 5 lần lột xác thành ấu trùng Megalops vừa sống bơi lội trong nước vừa có thể bám vào nững giá thể trong nước, theo dòng thủy triều vào dần vùng ngập ven bờ, lột xác ở lần cuối cùng biến thành cua lột 1.
Ở những vùng biển phía Nam nước ta cua thường bắt đầu di cư vào tháng 7, 8 và mùa sinh sản chính bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 1 tháng 2 năm sau. Tuy vậy, cũng có thể bắt gặp cua ôm trứng sớm hơn vào khoảng tháng 7, 8. Ở những vùng biển phía Bắc thì gặp cua ôm trứng nhiều vào các tháng 4 – 5 – 6 – 7.
Động dục và giao phối
Cua biển sinh sản như thế nào? Trước lúc lột xác giao phối khoảng 2 đến 10 ngày cua đực và cua cái sẽ ghép đôi với nhau. Cua đực (thường lớn hơn cua cái) dùng các chân bò và cái càng ôm chặt lấy cua cái trên mặt lưng. Nó mang con cái đi quanh suốt có khi kéo dài 3 đến 4 ngày hoặc hơn nữa. Đến khi con cái sắp lột vỏ để giao phối thì con đực mới rời con cái ra và ở cạnh; con cái vừa lột xác xong, con đực liền ôm con cái áp sát mặt bụng vào nhau và phần gỡ yếm con cái ra để giao phối.
Thời gian giao phối có thể kéo dài từ khoảng 5 giờ đến cả ngày. Sau đó con đực buông cua cái ra, nhưng vẫn sẽ đi cạnh để bảo vệ cua cái. Sau khi giao phối, túi tinh được giữ ở bộ phận nhận tinh của cua cái trong khoảng thời gian dài để thụ tinh cho trứng của cua cái. Trong mùa sinh sản cua cái có thể đẻ trứng từ 1 – 3 lần và được thụ tinh nhờ tinh trùng nhận được vào khoảngđầu mùa sinh sản. Thí nghiệm của chúng tôi cho thấy cua gạch bắt về nuôi trong một bể xi măng (không có cua đực) từ tháng 7 đến tháng 10 đã đẻ trứng 3 lần và trứng các lần đẻ đều đã phát triển thành ấu trùng.
Xem thêm: https://canghaisan.com/che-bien-mon-oc-nhoi-nau-ca-tim-chuan-huong-vi-que-huong/
Đẻ trứng và thụ tinh
Cua cái sau khi giao phối, tế bào trứng sẽ tiếp tục sinh trưởng và chín, đẻ trứng và thụ tinh. Khi đẻ trứng cua cái nằm ở đáy, dùng các chân bám vào bên nền đáy, phần đầu ngực được nâng lên phần bụng được mở ra, các chân bụng được dựng đứng lên, trứng chín qua ống dẫn trứng đã được thụ tinh với tinh trùng từ túi chứa tinh trùng.
Cua biển sinh sản như thế nào? Trứng được đẻ ra được chứa trong phần bụng con cái có 2 lớp màng; màng ngoài hút nước sẽ trương lên. Giữa 2 lớp màng có niêm dịch. Nhờ những cử động của phần bụng, trứng bám trên lông tơ của chân bụng và do tác dụng của ngoại lực màng ngoài của trứng, kéo dài ra thành những “cuống trứng”, làm cho trứng tuy dính vào lông của phần chân bụng nhưng vẫn “tự do’’ và trứng không dính lại với nhau. Những cua cái ôm trứng gọi là cua trứng, trứng được cua cái ôm tiếp tục phát triển cho đến lúc thành những ấu trùng mới rời khỏi bụng cua, nên cũng gọi là “cua con”.
Sự phát triển của phôi
Trứng mới đẻ ra sẽ có màu vàng tươi bắt đầu quá trình phân cắt để phát triển. Cua cái ôm trứng thường ở vùng biển gần bờ, có độ mặn và nhiệt độ nước tương đối ở mức ổn định. Độ mặn của nước biển ở các tỉnh phía Nam nước ta về mùa mưa thường dao động từ 26 – 30‰, nhiệt độ nước trung bình trong khoảng 27°c, dao động từ 25 – 29°C. Những thí nghiệm của chúng tôi giữ cua ôm trứng trong nước biển có độ mặn khoảng 24 -28‰ và nhiệt độ khoảng 25 – 30°C, phôi phát triển bình thường và sau 11 – 13 ngày thì ấu trùng nở.
Theo sự phát triển của phôi, màu sắc trứng phôi từ màu vàng chuyển sang màu xám và về sau chuyến thành màu đen và sau một thời gian thì ấu trùng nở.
Lột xá và sinh trưởng
Từ ấu trùng đến trưởng thành cua sẽ phải qua nhiều lần lột xác và qua mỗi lần lột xác vừa để sinh trưởng vừa để biến thái, thay đổi về kích thước và các hình thái cấu tạo để đạt được hình dạng và cấu tạo thực thụ của cua. Ở giai đoạn ấu trùng thời gian giữa các lần lột xác thường ngắn: 2 – 3 ngày hoặc 3 – 5 ngày, ở cua giống và cua trưởng thành thời gian giữa các lần lột xác thì dài hơn, Trước khi lột xác, cua tiết ra nhiều dịch tố để tách vỏ mềm ở bên trong ra khỏi vỏ cứng (bên ngoài) sau đó tại chỗ giao tiếp giữa phần vỏ của phần đầu ngực và phần bụng xuất hiện vết nứt, hai bên của miệng cũng lần lượt xuất hiện vết nứt. Lúc đầu bộ phận đầu ngực nâng lên, vết nứt lớn ra, đầu ngực lộ ra ngoài.
Bụng co lại, các chân cử động và co về giữa, đôi chân bơi thoát ra ngoài, sau đến phần bụng, chân càng được lột ra sau cùng. Cua không chỉ lột lớp vỏ ngoài mà vỏ cũ của dạ dày, mang, ruột… cũng được lột đi. Sự lột xác diễn ra khoảng 30 – 60 phút. Cua mới lột xác, lớp vỏ biến thành lớp vỏ ngoài còn nhăn nheo sau đó mới dần dần căng ra. Cua mới lột xác yếu không ăn, không có khả năng tự vệ, nằm ở đáy khoảng 2 – 3 giờ mới trở lại bình thường và 1 – 2 ngày sau vỏ mới cứng lại. Trong thời gian lột xác cua thường bị những kẻ thù tấn công và rất dễ tử vong. Sau mỗi lần lột xác cua tăng trọng từ 40 – 80%.
Xem thêm: https://canghaisan.com/kham-pha-tom-hum-sinh-san-nhu-the-nao/
Từ khóa » Trứng Cua Nằm ở đâu
-
Quá Trình Sinh Sản Và Phát Triển Của Cua Biển - Trang Chủ
-
Quá Trình Sinh Sản Và Phát Triển Của Cua Biển - TỈNH CÀ MAU
-
Gạch Cua Là Gì? - Saigon Insect Control
-
Ăn Cua Lâu Nay, Liệu Bạn Có Biết Chính Xác đâu Mới Là Gạch Cua?
-
Gạch (cua) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Buồng Trứng Là Gì? Vị Trí, Cấu Tạo, Chức Năng Của Buồng Trứng
-
Buồng Trứng Nằm ở đâu? Bật Mí Mọi Thông Tin Thú Vị Về Buồng Trứng
-
Gạch Cua Là Gì? Ăn Gạch Cua Có Tốt Không? - Crab Seafood
-
Cơ Quan Sinh Dục Của Nữ Giới Gồm Những Gì? | TCI Hospital
-
Xem Nhiều 8/2022 # Gạch Cua Là Bộ Phận Nào – Ăn Có Tốt Không
-
Buồng Trứng: Cấu Tạo, Chức Năng, Các Bệnh Thường Gặp | Vinmec
-
Buồng Trứng Nằm ở Vị Trí Nào? Cấu Tạo Và Chức Năng Ra Sao?
-
Tìm Hiểu Về Buồng Trứng - Cơ Quan Sinh Sản Quan Trọng Nhất Của Nữ ...