Cua Đá Làm Món Gì Ngon? Giá Bao Nhiêu Tiền? Mua, Bán ở đâu

Ai đã từng ghé thăm hòn đảo Cù Lao thì chắc chắn không thể quên được hương vị ngọt ngào, đậm đà của thịt cua đá. Đặc sản ẩm thực khó cưỡng của hòn Cù Lao. Vậy cua đá có đặc điểm gì? Chúng sinh sống ở đâu? Và cách chế biến chúng như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Nội dung bài viết

  • 1. Đặc điểm cua đá 
  • 2. Cua đá sống ở đâu?
  • 3. Cua đá có độc không?
  • 4. Tập tính sinh sản cua đá
  • 5. Các loại cua đá
    • Cua đá nước ngọt (cua đá suối)
    • Cua đá biển
  • 6. Cua đá nấu món gì ngon?
    • Cua đá rang muối
    • Cua đá hấp sả
    • Cua đá rang me
  • 7. Cua đá giá rẻ nhất bao nhiêu tiền 1Kg?
  • 8. Mua, Bán cua đá ở đâu tại Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh?

1. Đặc điểm cua đá 

Loài cua đá có tên tiếng anh là Gecarcoidea lalandii . Được biết đến là loài cua đất lớn của chi Gecarcoidea, nằm trong bộ mười chân.

Đặc điểm cua đá 

Tùy thuộc vào từng khu vực sống khác nhau, mà chúng có những đặc điểm bên ngoài khác nhau.

Điểm chung là chúng đều có màu sắc bên ngoài thân khá đậm, càng ngắn và thường sinh sống và trú ẩn ở trong những hốc, hang được đào ở các con suối, biển,..

Cơ thể chúng cứng cáp bởi được bao phủ lớp kitin rắn chắc, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác động từ bên ngoài. 

Trong đó, đối với những chú cua đá sinh sống ở biển thường có kích thước lớn hơn so với cua đá sống ở sông suối.

Chúng có chân dài và phân thành từng đốt rõ rệt. Những con cua đá suối lại có màu sắc tím sẫm, phần mang có màu đen tím thẫm tạo thành nét đặc trưng lạ kỳ của loài cua này. 

đặc điểm hình dáng cua đá

Cua đá là loài hoạt động về đêm, chúng thường đi kiếm ăn và săn mồi vào chiều tối, đêm khuya và dành cả ngày của mình ở trong các hang hốc.

Trong vòng đời của mình, chúng lớn lên nhờ quá trình lột xác. 

2. Cua đá sống ở đâu?

Cua đá thường sinh sống ở những khu vực khác nhau. Loài cua này được bắt gặp ở các khu vực thuộc vùng Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương.

Trong đó, những loài cua đá biển sẽ sinh sống ở những khu vực nước mặn, trong những rạn san hô, nơi các hang đá ngầm,..

Cua đá sống ở đâu?

Ở nước ta, chúng được phát hiện và khai thác ở vùng Cù Lao Chàm.

Ngược lại, những chú cua đá suối thường sống trên những con suối ở núi, nơi chúng có thể ăn lá cây rừng để sống và phát triển. chủ yếu ăn lá cây rừng ven suối để tồn tại. 

⚠️⚠️⚠️ XEM THÊM: Cua Biển

3. Cua đá có độc không?

Thực chất, bên trong cơ thể cua đá sẽ tồn trữ những chất độc hại hay các loại ký sinh trùng ẩn dấu sinh sống bên trong.

Bởi chúng sinh sống ở môi trường rừng núi, ăn các loại lá, cây cỏ dại,.. và có khả năng nhiễm sán hay các vi khuẩn bên trong.

Cua đá có độc không?

Vì vậy, trong quá trình chế biến cua, cần chú ý ăn chín để tránh hiện tượng ký sinh sống và gây bệnh. Tuyệt đối, không ăn cua đá còn sống hoặc ăn tái, nấu chưa chín.

Ngoài ra, có nhiều cá thể cua có khả năng sẽ ăn phải các loại cây độc, gây ra các triệu chứng ngộ độc nguy hiểm khi ăn thịt cua như: Đau bụng, nôn mửa, đau đầu,.. Có khả năng tử vong nếu không kịp thời cứu chữa. 

Bên cạnh đó, cua có tính hàn vì vậy đối với những người có khả năng dị ứng, tuyệt đối không được ăn thịt cua nhé.

✅✅✅ KHÁM PHÁ: Cua King Crab

4. Tập tính sinh sản cua đá

Cua đá là loài đẻ trứng. Hằng ngày chúng có thể sinh sống tại các hang hốc trên cạn nhưng khi đến mùa sinh sản, chúng di cư, bò về duyên hải ven biển để đẻ trứng. 

Tập tính sinh sản cua đá

Sau khi giao phối, tinh trùng được cua cái mang dưới bụng, để tiến hành thụ tinh

Thông thường, cua đá sẽ đẻ hàng trăm đến hàng ngàn trứng, trứng cua bám vào hai mép của nắp bụng.

Sau một khoảng thời gian, trứng nở, ấu trùng cua tiếp tục sống ở trên cơ thể cua mẹ cho tới khi chúng đủ cứng cáp, có thể sống độc lập thì xuống nước. 

??? HƯỚNG DẪN: Cách hấp cua lông Hồng Kong

5. Các loại cua đá

  • Cua đá nước ngọt (cua đá suối)

Cua đá suối thường có kích thước nhỏ hơn cua biển rất nhiều. Cơ thể chúng có màu đỏ nâu, trên phần mai có màu tím sẫm, tạo thành màu sắc khá đặc biệt.

Cua đá nước ngọt

Loài cua này sống trong các hốc đá ở những con suối trong các khu rừng; nơi vườn cây, nương rẫy,.. Chân của chúng thường rất dài trong khi đó càng ngắn nhưng lại khá mập.

Đôi càng chắc khỏe, giúp chúng bò vững chắc, bắt mồi dễ dàng hơn. Cua đá suối thường ăn các loài côn trùng, lá cây rừng ven suối,.. trong vườn chuối, nương rẫy…

Cua đá thường ra khỏi hang vào những ngày mưa, chúng bò theo dọc suối.

Vì vậy, vào những ngày mưa dông, người dân vùng núi hay những nơi có các con suối thường tìm bắt cua dễ dàng hơn.

  • Cua đá biển

Cua đá biển thường có kích thước lớn hơn cua suối, nhìn bên ngoài chúng trông rất giống con ghẹ biển. Tuy nhiên, càng cua to hơn rất nhiều.

Cua đá biển

Cơ thể cua được bao bọc bởi lớp vỏ dày, cứng và khá sần sùi.

Loài cua này thường sinh sống trong những khe đá sâu, chúng chui rúc và làm tổ ở nơi bẹ đá cứng cáp và rất ít khi ra ngoài.

Chính vì vậy, cua đá biển thường hiếm và khó bắt nên giá thành của chúng khá cao.

Đôi càng to, khỏe và chắc thịt được bao bọc bởi lớp kitin cứng rắn giúp chúng tự vệ khi bị đe dọa. Thịt của chúng có vị ngọt, dai nên được nhiều người yêu thích. 

??? CHIA SẺ: Cách phòng bệnh cho cua Huỳnh Đế

6. Cua đá nấu món gì ngon?

Thịt cua đá thường rất ngọt, thanh và thơm vì vậy nó trở thành món ăn được nhiều người ưa chuộng. Hơn nữa, chúng còn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

Cua đá nấu món gì ngon?

Vì vậy, chỉ cần bạn biết cách chế biến thì chắc chắn sẽ mang đến những món ăn cực ngon và đậm đà cho gia đình trong những ngày hè oi bức này.

Cua đá rang muối

Nguyên liệu: Cua đá biển, muối hạt, tiêu, rau răm, chanh,..

Quy trình chế biến: 

  • Cua mua về rửa sạch, lột bỏ yếm. Vớt ra để ráo.
  • Bạn nên chọn mua cua tươi sống nhé để đảm bảo chất dinh dưỡng và tránh các tác nhân gây hại có thể có nếu cua đã chết.

Cua đá rang muối

  • Nếu cua bự thì bạn nên cắt nó làm 2 phần để cho vừa ăn. Sau đó, ướp cua với một ít bột ngọt, muối. 
  • Dùng chảo đất cho lên bếp lửa, thêm muối hạt và cua vào rồi đảo đều. Sau đó, đậy nắp chảo tiếp tục đun.
  • Giảm nhỏ lửa, để nó cháy riu riu, cho tới khi không còn nghe thấy tiếng muối nổ nữa thì mở ra, đảo lại một lần nữa rồi tắt bếp.
  • Món ăn hoàn thành khi miếng cua có màu đỏ, thơm và các hạt muối bám đều trên bề mặt miếng cua. 
  • Món này ăn kèm với rau răm và muối tiêu chanh.
  • Từng miếng thịt cua trắng au được bóc ra, chấm thêm một chút muối chanh tạo nên cái vị ngọt ngọt, bùi bùi, thơm dai tự nhiên. Cái hương vị đậm đà khó quên. 

?️?️?️ HƯỚNG DẪN: Cách chế biến cua mặt trăng hấp sả

Cua đá hấp sả

Nguyên liệu: Cua đá suối hoặc cua đá biển, sả, gừng, muối, tiêu, chanh,.. 

  • Cua đá mua về rửa sạch bằng nước muối pha loãng nhiều lần, cọ sạch các vết bám ở phần mai và bụng cua, loại bỏ các yếm cua. Sau đó, vớt ra để ráo. 

Cua đá hấp sả

  • Sả đập dập, cắt thành từng khúc dài. Gừng cắt lát.
  • Cho một ít sả vào nồi nước hấp. Sau đó dùng dĩa inox to, lót sả và gừng, đặt cua vào.
  • Cho cua vào nồi hấp chuyên dụng. Tiến hành hấp cua trong khoảng 12 – 15 phút.
  • Khi có mùi thơm, cua chuyển màu đỏ là hoàn thành.
  • Món này ăn nóng, chấm với muối tiêu chanh.

Cua đá rang me

Nguyên liệu: Cua đá tươi (tùy loại), me chín hoặc nước cốt me, tỏi băm nhuyễn, hành tây, bột năng, đường, muối, ớt, hạt nêm…

Quy trình chế biến: 

  • Cua mua về, rửa sạch và tách bỏ phần mai.
  • Dùng thìa hoặc đũa lấy phần gạch ở mai ra để riêng vào bát.
  • Nếu cua to, thì có thể cắt thành từng miếng vừa ăn để nó ngấm gia vị khi ướp.

Cua đá rang me

  • Càng cua đá thường khá cứng, bạn có thể dùng kìm đập dập nó để gia vị có thể ngấm vào thịt cua.
  • Cho tiêu, hạt nêm vào phần cua đã sơ chế, trộn đều, ướp trong khoảng 20 – 30 phút.
  • Sau đó, chảo dầu nóng thì cho cua vào chiên vàng hai mặt, vớt ra để ráo dầu. 
  • Nếu không có nước cốt me, bạn sử dụng quả me chín ngâm với nước sôi, rồi đánh nhuyễn.
  • Dùng rây lọc bỏ phần cặn, lấy nước me.
  • Tiếp đó, phi thơm hành tỏi thì cho hành tây, nước me, đường, hạt nêm vào đun nhỏ hỗn hợp.
  • Sau khi sôi thì thêm chút ớt (tùy khẩu vị của gia đình).
  • Hòa thêm một chút bột năng với nước rồi cho vào hỗn hợp trên để tạo độ sệt, sệt của nước sốt me.
  • Nêm nếm gia vị cho phù hợp rồi cho cua đã chiên vàng trên vào, trộn đều.
  • Bạn có thể cho gạch cua vào cùng sau giai đoạn này. Cho lửa nhỏ từ 5 – 7 phút là hoàn thành. 

Món này ăn nóng với cơm trắng là cực ngon nhé.

??? BẠN BIẾT GÌ VỀ: Cua Tasmania to nhất thế giới

7. Cua đá giá rẻ nhất bao nhiêu tiền 1Kg?

Cua đá là loài cua ngon nhưng khá hiếm bởi số lượng của chúng thường rất ít. Vì vậy, giá cả thường khá cao. Trong đó: 

  • Giá bán cua đá núi: 180.000 200.000 VNĐ/kg
  • Giá mua cua đá biển: 300.000450.000 VNĐ/kg

Cua đá giá rẻ nhất bao nhiêu tiền 1Kg?

8. Mua, Bán cua đá ở đâu tại Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh?

Hiện nay, cua đá được bán khá ít, bởi số lượng của chúng thường rất hạn chế và tùy thuộc vào mùa vụ. Vì vậy, để mua được cua đá bạn cần chú ý đặt hàng trước tại các cửa hàng hải sản.

Nhất là tại các khu vực vùng ven biển như: Cà Mau, Quảng Nam, Quảng Ngãi,..

Tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, bạn có thể tìm mua cua đá ở các cửa hàng hải sản, các khu chợ đầu mối, chợ cảng hải sản,.. 

Trên đây là một số thông tin về cua đá. Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn trong việc tìm hiểu và nghiên cứu về giống cua này.

5/5 - (1 vote)

Từ khóa » Cách Làm Cua đá Hấp Bia