Cúc Cổ đỏ Sơn La | Hoa Cúc Thân Gỗ Trồng Lâu Năm

Cúc cổ Sơn la là một loại hoa cúc thân gỗ có thể trồng lâu năm. Trồng càng lâu cây càng to đẹp

Tên gọi:Cúc cổ sơn la

Đặc tính sinh trưởng: Cây lớn nhanh, kháng sâu bệnh tốt. Hoa nở rộ vào dịp tết nguyên đán, thời gian nở kéo dài khoảng 1 tháng. Hoa màu đỏ đô kích thước hoa 4-6cm

Lá có mùi thơm dễ chịu. Ưa mát, không chịu được ngập úng

Cúc cổ Sơn La đã có từ rất lâu tại Việt Nam nhưng những năm gần đây chúng mới được phổ biến rộng rãi và được nhiều người săn tìm. 

Một trong những lý do là nó nở rực rỡ vào đúng dịp tết cùng với màu hoa đỏ rực rỡ. Theo ý nghĩa mang lại nhiều may mắn cho năm mới.

Hoa thường nở vào mùa đông. Với những cây lớn, chăm sóc tốt có thể ra lứa hoa thứ 2 kéo dài tới hết tháng 3 âm lịch.

Cúc cổ sơn la rất dễ nhiễm bệnh thối gốc và chế trong khoảng 1 tuần. Mặc dù phần thân lá vẫn xanh tốt.  Biểu hiện thường thấy là phần gân lá chuyển sang màu vàng. Phần gốc bị thối đen.

Năm 2020 vừa qua giá bán của cây này khá đắt. trải qua cả năm trời chăm sóc Dương Anh cũng hiểu vì sao giá của nó lại đắt đến vậy. Cây rất miễn nhiễm với thời tiết đặc biệt là nắng nóng, vừa rào. Cây hôm trước đang xanh tốt ngày hôm sau bắt đầu vàng gân lá rồi héo dần chết ngỏm là chuyện rất bình thường.

Sự mỏng manh trước thời tiết khiến cho việc có được cây cúc cổ sơn la to đẹp là chuyện không dễ dàng.

Cúc cổ sơn la cũng là một dòng cúc thân gỗ đứng vì vậy chúng cũng dễ dàng tạo thành tán tree khá ấn tượng

Kỹ thuật trồng cúc cổ sơn la

Đất và giá thể trồng cúc cổ sơn la

Để trồng và chăm sóc cũng khá đơn giản. Điểm quan trọng nhất là cần có được chất trồng tốt, không gây ra úng gốc.

Theo kinh nghiệm của Dương Anh trộn đất trồng cúc gồm có:

– Đất màu: 30%

– Trấu hun hoặc vỏ lạc hun: 50%

– Phân ủ hoai hoặc xơ dừa: 20%

Nếu sử dụng nguyên liệu tươi như trấu tươi, xơ dừa, vỏ lạc tươi cần ủ đất ít nhất 1 tháng trước khi đem ra trồng. Điều này đảm bảo giúp cho đất không bị ngậm nước và tránh nấm gây hại cho cây và tránh tình trạng đột ngột héo và chết cây.

Với công thức trên Dương Anh trồng và đã cải thiện được vườn trồng của mình trở nên tốt hơn rất nhiều. Có những cây nấm lá vàng và héo rũ. Sau khi thay đất chúng lại hồi sinh và trở nên xanh tốt chỉ sau một thời gian ngắn.

Phân bón cho hoa cúc:

Hoa cúc rất phàm ăn, khi đã làm tốt về phần giá thể chúng ta xem xét đến phần phân bón. Với hoa cúc nói chung, cúc cổ sơn la nói riêng thì chúng cần được bón phân thường xuyên, tốt nhất là 1 tuần 1 lần đối với các loại phân dạng nước và 1 tháng 2 lần đối với các loại phân dạng khô.

Cách bón phân của Dương Anh cho vườn cúc thương phẩm:

Bón phân đậu tương ủ và dịch chuối 5 ngày 1 lần với lượng 1L đậu tương, 1L dịch chuối bón cho 100L nước.

Sâu bệnh trên hoa cúc

Hoa cúc có những loại sâu bệnh sau thường gặp.

– Nấm lá: Cái này làm cây rất xấu và yếu. có thể phòng trừ bằng cách trồng cây ở nơi thoáng, khử trùng môi trường bằng vôi bột và phun nano bạc khi cây bị nhiễm bệnh

– Rệp, rầy hại: Các loại rệp rất thích bám ở phần ngọn cây, rệp sáp, rầy nâu, rệp xanh….

Dương Anh thường phòng bằng chế phẩm BT nên cũng rất hiếm gặp các loại rệp. Trường hợp xuất hiện nhiều các bác có thể dùng bình xịt muỗi để phun.

Dựa vào những kiến thức trên Dươn Anh hy vọng các bác có thể tự trồng cho mình những cây cúc thật đẹp

 

Từ khóa » Cúc Cổ Sơn La Nở đúng Tết