Cúc Cổ Sơn La - Loài Hoa Quý được ưa Chuộng Nhất Hiện Nay.
Có thể bạn quan tâm
Hoa cúc từ lâu đã giữ cho mình một vị mà không một loài cây nào có thể thay thế được. Trong số đó, nổi bật với sắc đỏ đặc trưng là giống cúc cổ sơn la hiện đang được nhiều người hết sức ưa chuộng. Bên cạnh đó, chúng còn mang trong mình ý nghĩa của sự may mắn và bình an. Đặc biệt, loài cúc này còn nở hoa vào đúng dịp Tết Nguyên Đán nên được rất nhiều người săn lùng. Để hiểu hết được vẻ đẹp và ý nghĩa độc đáo của loài cúc này, hãy cùng Cây Cảnh Xanh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục Lục
- 1 Cúc cổ sơn la là cây gì?
- 2 Công dụng và ý nghĩa của cúc cổ Sơn La
- 3 Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cúc cổ Sơn La
Cúc cổ sơn la là cây gì?
Cây cúc cổ sơn la được cho là đã được trồng ở nước ta đặc biệt là vùng núi Sơn La từ hàng trăm năm về trước. Cây có khả năng sống lâu năm, cúc trồng càng lâu tán càng rộng, hoa càng đẹp.
Là một loại cây cúc nổi bật với thân cây cứng cáp. Những thân cành nhỏ ban đầu có màu tím, sau đó chuyển sang màu nâu khi già hóa thân gỗ xù xì. Lá cúc cổ sơn la mọc so le và có lớp lông tơ ngắn màu trắng trên cả hai bề mặt.
Hoa cúc cổ sơn la có màu đỏ đô đẹp mắt và phát ra hương thơm dễ chịu. Hoa mọc thành từng chùm lớn trên đầu ngọn và trên các nách lá dọc theo thân cây. Cúc cổ sơn la có thể nở lên đến gần 2 tháng, với các đợt hoa ra liên tục. Quá trình nở hoa thường bắt đầu từ tháng 11 âm lịch và kéo dài đến hết tháng 4 năm sau.
Màu sắc của hoa đỏ đô phụ thuộc lớn vào thời tiết. Trong thời tiết rét, màu sắc sẽ đậm hơn so với những ngày nắng ấm. Cây cúc cổ sơn la cần đủ dinh dưỡng và ánh sáng để màu sắc hoa trở nên rực rỡ.
Thời gian từ lúc đóng nụ đến khi nở hoa của cây cúc cổ sơn la khoảng 50 ngày. Tuy nhiên, thời gian này có thể biến đổi tùy thuộc vào thời tiết. Cây nở hoa nhanh hơn trong thời tiết nắng ấm và chậm hơn trong thời tiết rét đậm. Cúc cổ sơn la thường được chia làm hai loại một loại là thân đứng và một loại là thân rủ.
Công dụng và ý nghĩa của cúc cổ Sơn La
Cây cúc cổ sơn la được trồng để làm đẹp và trang trí sân vườn hay các không gian ngoại thất khác. Với vẻ đẹp quý phái, cây tạo nên không khí tươi mới và sang trọng. Cúc cổ sơn la cũng thường được trồng trong chậu để trang trí sân thượng, ban công.
Mùi thơm dịu nhẹ của hoa cúc cổ sơn la làm cho không gian trở nên thơm phức. Chúng còn có tác dụng thư giãn và giảm căng thẳng. Ngoài ra, hoa cúc cổ Sơn La cũng được dùng để cắm lọ và đặt trên bàn làm việc, phòng khách, bàn ăn. Đây là cách phổ biến để tạo điểm nhấn tinh tế trong không gian sống đặc biệt là vào dịp Tết.
Màu đỏ rực của cúc tượng trưng cho sự may mắn và thịnh vượng trong năm mới. Sự cao quý và đẳng cấp của hoa cúc cổ sơn la là biểu tượng cho sự phồn thịnh. Việc trồng cúc cổ sơn la làm cây hoa tết không chỉ là để trang trí trước nhà và nội thất. Mà còn là cách rước lộc và tài lộc vào nhà.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cúc cổ Sơn La
Đất và giá thể trồng:
- Đảm bảo sử dụng chất trồng tốt, không gây úng gốc cho cây cúc.
- Công thức trộn đất
- Đất màu: 30%
- Trấu hun hoặc vỏ lạc hun: 50%
- Phân ủ hoai hoặc xơ dừa: 20%
- Quy trình trộn đất
- Trộn đất và chất trồng đều nhau tỉ lệ 1:1
- Nếu sử dụng nguyên liệu tươi, ủ đất ít nhất 1 tháng trước khi trồng để tránh ngậm nước và ngăn chặn sự phát triển của nấm gây hại.
Chậu trồng: Nên chọn chậu thông thoáng và có lỗ thoát nước để tránh ứ đọng nước.
Cách trồng: Cho đất vào chậu khoảng ⅓ chậu rồi cho cây giống vào. Có thể mua cây ở các trạm cây giống, website chuyên về cây cảnh hoặc trên các sàn thương mại điện tử. Sau khi cho cây giống vào chậu thì cho đất vào đầy chậu.
Phân bón: Bón phân 1 tuần 1 lần đối với phân dạng nước. Hoặc bón 1 tháng 2 lần đối với phân dạng khô.
Ánh sáng: Cúc sơn la là loại cực thích sáng nên hãy đặt cây ở vị trí nhiều sáng.
Nước tưới: Tưới nước hàng ngày cho cây nhưng không được để cây bị ngập úng.
Phòng trừ sâu bệnh: Đối với bệnh nấm lá, phòng trừ bằng cách trồng cây ở nơi thoáng, khử trùng môi trường bằng vôi bột, và phun nano bạc khi cây bị nhiễm bệnh. Đối với rệp sử dụng chế phẩm BT để phòng trừ.
Cắt tỉa: Loại bỏ những lá héo, sâu bệnh là điều vô cùng cần thiết để khuyến khích sự phát triển của cây. Đồng thời việc cắt tỉa cũng giúp cây duy trì được hình dáng đẹp. Loài cây này là loài có khả năng sống lâu năm. Chúng thường được cắt tỉa để duy trì thành các dáng cây đẹp như dáng bụi, dáng thác đổ, dáng tree.
Bài viết trên là những thông tin cơ bản về cây cúc cổ sơn la mà Cây Cảnh Xanh muốn gửi tới quý độc giả. Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm uy tín, chất lượng để mua cây này về làm cảnh. Hãy liên hệ với Cây Cảnh Xanh qua HOTLINE/ZALO: 0944 181991 để được tư vấn và hỗ trợ ngay.
Đàm TrungTôi là Đàm Quang Trung, đi theo bố và mẹ trồng cây, chăm sóc cây hoa cảnh từ năm 20 tuổi. Đến nay tôi đã có trên 10 năm kinh nghiệm về làm chậu cảnh, trồng cây và thi công sân vườn. Tất cả những nội dung được viết ra tại website caycanhxanh.vn đều được nghiên cứu kỹ lưỡng và dựa trên kinh nghiệm thực tế của tôi.
Từ khóa » Cúc Cổ Sơn La Có Dễ Trồng Không
-
Cúc Cổ Sơn La - Cây Cảnh Phạm Thương
-
Cúc Cổ đỏ Sơn La | Hoa Cúc Thân Gỗ Trồng Lâu Năm
-
Cúc Cổ Sơn La Hoa đỏ đẹp - Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Tốt Nhất!
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cúc Cổ Sơn La - Thả Rông
-
Hoa Cúc Cổ Sơn La - Cây Cảnh
-
Bán Cây Cúc Cổ Sơn La Hoa đỏ Sống Lâu Năm
-
Cây Cúc Cổ Sơn La - Lambancong
-
Trồng Cúc Cổ Sơn La Ra Chậu đúng Cách đảm Bảo Sống 100%
-
Cúc Cổ Sơn La Yêu Lắm Hoa đỏ Thắm
-
[ DƯƠNG ANH] Hướng Dẫn Trồng & Chăm Sóc Hoa Cúc Cổ Sơn La đầy ...
-
CHỢ SƠN LA HOA CÚC CỔ MUA BÁN CÔNG KHAI | Facebook
-
Cúc Thân Gỗ Trong Bao Lâu Có Hoa
-
Cách Tạo Dáng Tree Cho Cúc Cổ Sơn La