Cục Công Nghệ Thông Tin - Bộ Tư Pháp

Turn on more accessible mode Turn off more accessible mode
  • Đăng nhập
  • English
Bộ tư pháp
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sơ đồ cổng
  • Thư điện tử
  • Thông tin điều hành
  • Thủ tục hành chính
  • Văn bản điều hành
  • Hướng dẫn nghiệp vụ
  • Hỏi đáp pháp luật
  • Thông cáo báo chí
  • Dịch vụ công trực tuyến
  • Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
  • Biểu mẫu điện tử
  • Đấu thầu mua sắm công
  • Chương trình, đề tài khoa học
  • Số liệu thống kê
  • Phản ánh kiến nghị
  • Chuyên Mục
    • Chỉ đạo điều hành
    • Văn bản chính sách mới
    • Hoạt động của lãnh đạo bộ
    • Hoạt động của các đơn vị thuộc Bộ
    • Hoạt động của tư pháp địa phương
    • Hoạt động của đảng - đoàn thể
    • Nghiên cứu trao đổi
    • Thông tin khác
  • Chức năng nhiệm vụ
  • Cơ cấu tổ chức
  • Lãnh đạo bộ
    • Lãnh đạo bộ qua các thời kỳ
      • Bộ trưởng
      • Thứ trưởng
  • Lịch sử phát triển ngành
  • Biên niên sử ngành tư pháp
  • Hình ảnh
  • Video
Hội nghị Kiểm điểm tập thể Ban Cán sự Đảng và cá nhân thành viên Ban Cán sự Đảng năm 2024 Hạn chế rủi ro pháp lý trong quản lý doanh nghiệp Những điểm mới của Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 Những điểm mới cơ bản của luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 Bảo đảm sự gắn kết giữa công tác xây dựng với thi hành pháp luật Khẩn trương ban hành các văn bản quy định chi tiết các luật mới Quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV Ưu tiên áp dụng Luật Thủ đô 2024 trong hệ thống pháp luật Quy định miễn thi môn Ngoại ngữ, môn Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai prev2 next2 Xem tất cả
  • Tổng kết Dự án “Thí điểm thiết lập Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch”
  • Đoàn công tác Bộ Tư pháp thăm hỏi, động viên và tặng quà cho bà con nhân dân vùng lũ huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh
  • Nỗ lực rút ngắn thời gian soạn thảo và ban hành các văn bản hướng dẫn luật
  • Quy định của Bộ luật Hình sự về vi phạm chế độ 1 vợ 1 chồng
  • Hòa giải viên giỏi
  • Bản tin Tư pháp tháng 8/2023: Thủ tướng nhấn mạnh 08 nội dung cần lưu ý để bảo đảm tiến độ, nâng cao chất lượng xây dựng thể chế
  • 75 năm phát triển thi hành án dân sự tỉnh
  • 70 năm Ngành Tư pháp: vinh quang một chặng đường
  • Lễ Công bố Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Bộ trưởng Hà Hùng Cường trả lời chất vấn tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội
  • Hội thi tìm hiểu chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020
  • Thứ trưởng Lê Hồng Sơn trả lời phỏng vấn về Cải cách thủ tục hành chính năm 2012
  • Bộ trưởng Bộ Tư pháp đối thoại trực tuyến với nhân dân
Xem tất cả Liên kết website Thăm dò ý kiến Cơ cấu tổ chức Cục Công nghệ thông tinTheo quy định tại Quyết định số 1223/QĐ-BTP ngày 29 tháng 6 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Công nghệ thông tin, Cục Công nghệ thông tin có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức như sau:Điều 1. Vị trí và chức năng 1. Cục Công nghệ thông tin là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý và tổ chức thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng; xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số của Bộ, ngành Tư pháp; cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật. 2. Cục Công nghệ thông tin (sau đây gọi là Cục) là đơn vị có tư cách pháp nhân, có trụ sở tại thành phố Hà Nội, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật. Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn Cục có các nhiệm vụ, quyền hạn sau: 1. Xây dựng, trình Bộ trưởng chiến lược, quy hoạch, đề án, chính sách, chương trình, kế hoạch và dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng; xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số trong hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành; tham gia xây dựng, thẩm định, góp ý các dự án, dự thảo văn bản theo phân công của Lãnh đạo Bộ hoặc theo yêu cầu của các đơn vị thuộc Bộ, đơn vị thuộc các Bộ, ngành khác có liên quan.  2. Xây dựng, trình Bộ trưởng kế hoạch công tác dài hạn, 05 năm và hàng năm của Cục; tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, 05 năm và hàng năm của ngành Tư pháp.  3. Tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục.  4. Rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định pháp luật và phân cấp của Bộ. 5. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng, xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số.  6. Thẩm định về thiết kế cơ sở, phương án, giải pháp kỹ thuật, công nghệ; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả đối với dự án, đề án, hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng theo quy định của pháp luật và của Bộ.  7. Về thông tin điện tử:  a) Quản lý, duy trì, vận hành, nâng cấp, phát triển Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp theo quy định pháp luật;  b) Thu thập, xử lý, trao đổi, cung cấp, phát triển nội dung thông tin số, sản phẩm truyền thông đa phương tiện;  c) Tiếp nhận, phản ánh, kiến nghị của tổ chức; cá nhân chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan trả lời, giải đáp, tư vấn pháp luật trên Cổng thông tin điện tử của Bộ theo quy định pháp luật. 8. Về các nền tảng, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu và ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số: a) Xây dựng, quản lý, vận hành và cập nhật Kiến trúc Chính phủ điện tử, Chính phủ số của Bộ Tư pháp theo quy định pháp luật;  b) Xây dựng, quản lý, vận hành các nền tảng, hệ thống thông tin phục vụ Chính phủ điện tử, Chính phủ số và tích hợp, kết nối, liên thông với các nền tảng của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương theo quy định pháp luật;  c) Xây dựng, vận hành, nâng cấp, phát triển Hệ thống Thư điện tử công vụ, Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành, Hệ thống thông tin Giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tư pháp, Hệ thống thông tin Báo cáo của Bộ Tư pháp; Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến của Bộ Tư pháp; d) Tham mưu, giúp Bộ trưởng nâng cấp, phát triển Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật; bảo đảm về điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật và các cơ sở dữ liệu khác vận hành liên tục, ổn định;  đ) Tổ chức, triển khai các giải pháp phục vụ việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, ngành Tư pháp.  9. Về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số: a) Xây dựng, cập nhật, duy trì danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung, danh mục các dịch vụ chia sẻ dữ liệu trong phạm vi quản lý của Bộ, ngành Tư pháp;  b) Chuẩn bị các điều kiện cần thiết, thực hiện kết nối, cung cấp dữ liệu, khai thác dữ liệu thực để đáp ứng yêu cầu và thực hiện kết nối theo quy định pháp luật;  c) Hướng dẫn công tác xây dựng, quản lý, lưu trữ, vận hành, tích hợp, kết nối, liên thông, khai thác, chia sẻ, sử dụng dữ liệu trong phạm vi quản lý của Bộ, ngành Tư pháp theo phân công của Bộ trưởng;  d) Theo dõi, đôn đốc, đánh giá việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các đơn vị trong nội bộ Bộ Tư pháp; điều phối kết nối, chia sẻ dữ liệu, hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị kết nối ra ngoài phạm vi của Bộ; tham mưu Bộ trưởng giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu;  đ) Thực hiện các hoạt động quản trị dữ liệu, quản trị chia sẻ, khai thác dữ liệu trong cơ quan nhà nước; giám sát việc thực hiện các hoạt động quản trị chia sẻ, khai thác dữ liệu;  e) Ban hành danh mục dữ liệu mở, tổ chức xây dựng kế hoạch và triển khai công bố dữ liệu mở trong phạm vi quản lý của Bộ, ngành Tư pháp. 10. Về phát triển, vận hành hạ tầng số: a) Xây dựng, quản lý, vận hành, duy trì, phát triển cơ sở hạ tầng Trung tâm dữ liệu điện tử Bộ Tư pháp; quản lý, vận hành, duy trì, hướng dẫn khai thác, sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, hệ thống mạng nội bộ tại Bộ Tư pháp;  b) Kết nối, liên thông hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin của Bộ Tư pháp với Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan;  c) Quản lý, hướng dẫn, triển khai ứng dụng chữ ký số, dịch vụ chứng thực chữ ký số, chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ trong phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.  11. Về bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng: a) Xây dựng, quản lý, vận hành, phát triển, triển khai các giải pháp, phương án bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng cho Trung tâm dữ liệu điện tử Bộ Tư pháp;   b) Xây dựng, quản lý, triển khai, vận hành Hệ thống giám sát, điều hành an ninh, an toàn thông tin mạng và kết nối, chia sẻ thông tin với Hệ thống giám sát an toàn không gian mạng quốc gia;  c) Chủ trì, phối hợp triển khai, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá về an ninh, an toàn thông tin mạng, phòng, chống tấn công mạng, điều phối Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trong Bộ đối với cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu của Bộ;  d) Chủ trì, phối hợp xây dựng, thẩm định hồ sơ đề xuất cấp độ an toàn hệ thống thông tin, phương án bảo đảm an toàn thông tin; hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá công tác bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ đối với hệ thống thông tin của Bộ.  12. Chủ trì tổng hợp, tham mưu điều phối, đánh giá hoạt động chuyển đổi số tại các đơn vị thuộc Bộ; phối hợp với các đơn vị nghiên cứu xây dựng, phát triển, thúc đẩy sử dụng các nền tảng số, ứng dụng số, dịch vụ số; hướng dẫn các đơn vị xây dựng, triển khai nhiệm vụ, đề án chuyển đổi số trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ. 13. Thực hiện công tác kiểm tra, tham gia thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định pháp luật và phân cấp của Bộ. 14. Thực hiện sơ kết, tổng kết, chế độ báo cáo, thống kê trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định pháp luật và phân cấp của Bộ. 15. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định pháp luật và phân cấp của Bộ. 16. Thực hiện truyền thông chính sách, phổ biến, giáo dục pháp luật; tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định pháp luật và phân cấp của Bộ. 17. Thực hiện công tác cải cách hành chính, cải cách tư pháp; công tác văn thư, lưu trữ, bảo vệ bí mật nhà nước; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định pháp luật và phân cấp của Bộ. 18. Thực hiện chế độ tài chính, kế toán; quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định pháp luật và phân cấp của Bộ. 19. Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng và quản lý đội ngũ công chức, viên chức, người lao động của đơn vị theo quy định pháp luật và phân cấp của Bộ. 20. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao. Điều 3. Cơ cấu tổ chức và biên chế 1. Cơ cấu tổ chức của Cục gồm: a) Lãnh đạo Cục: Lãnh đạo Cục gồm có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng. Số lượng Phó Cục trưởng thực hiện theo quy định của pháp luật và của Bộ.  Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục. Các Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng quản lý, điều hành hoạt động của Cục; được Cục trưởng phân công trực tiếp quản lý, chỉ đạo một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực công tác được phân công.  b) Các tổ chức thuộc Cục: - Các tổ chức giúp Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước bao gồm: + Văn phòng; + Phòng Hạ tầng và an toàn thông tin; + Phòng Chuyển đổi số. - Đơn vị sự nghiệp thuộc Cục: Trung tâm Thông tin. Trung tâm Thông tin có con dấu và tài khoản riêng theo quy định pháp luật. Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức thuộc Cục do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các tổ chức thuộc Cục do Cục trưởng quy định. 2. Biên chế a) Biên chế công chức của Cục thuộc biên chế công chức của Bộ Tư pháp, do Bộ trưởng quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ. b) Số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp thuộc Cục thực hiện theo quy định pháp luật. - Địa chỉ: 60 Trần Phú – Ba Đình – Hà Nội - Điện thoại: 024.62739715 - Fax: 024.62739730 - Thư điện tử: cntt@moj.gov.vn Website: http://cntt.botuphap.vn Cục Công nghệ thông tin 06/07/2017

Theo quy định tại Quyết định số 1223/QĐ-BTP ngày 29 tháng 6 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Công nghệ thông tin, Cục Công nghệ thông tin có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức như sau:

Điều 1. Vị trí và chức năng 1. Cục Công nghệ thông tin là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý và tổ chức thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng; xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số của Bộ, ngành Tư pháp; cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật. 2. Cục Công nghệ thông tin (sau đây gọi là Cục) là đơn vị có tư cách pháp nhân, có trụ sở tại thành phố Hà Nội, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật. Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn Cục có các nhiệm vụ, quyền hạn sau: 1. Xây dựng, trình Bộ trưởng chiến lược, quy hoạch, đề án, chính sách, chương trình, kế hoạch và dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng; xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số trong hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành; tham gia xây dựng, thẩm định, góp ý các dự án, dự thảo văn bản theo phân công của Lãnh đạo Bộ hoặc theo yêu cầu của các đơn vị thuộc Bộ, đơn vị thuộc các Bộ, ngành khác có liên quan.  2. Xây dựng, trình Bộ trưởng kế hoạch công tác dài hạn, 05 năm và hàng năm của Cục; tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, 05 năm và hàng năm của ngành Tư pháp.  3. Tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục.  4. Rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định pháp luật và phân cấp của Bộ. 5. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng, xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số.  6. Thẩm định về thiết kế cơ sở, phương án, giải pháp kỹ thuật, công nghệ; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả đối với dự án, đề án, hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng theo quy định của pháp luật và của Bộ.  7. Về thông tin điện tử:  a) Quản lý, duy trì, vận hành, nâng cấp, phát triển Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp theo quy định pháp luật;  b) Thu thập, xử lý, trao đổi, cung cấp, phát triển nội dung thông tin số, sản phẩm truyền thông đa phương tiện;  c) Tiếp nhận, phản ánh, kiến nghị của tổ chức; cá nhân chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan trả lời, giải đáp, tư vấn pháp luật trên Cổng thông tin điện tử của Bộ theo quy định pháp luật. 8. Về các nền tảng, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu và ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số: a) Xây dựng, quản lý, vận hành và cập nhật Kiến trúc Chính phủ điện tử, Chính phủ số của Bộ Tư pháp theo quy định pháp luật;  b) Xây dựng, quản lý, vận hành các nền tảng, hệ thống thông tin phục vụ Chính phủ điện tử, Chính phủ số và tích hợp, kết nối, liên thông với các nền tảng của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương theo quy định pháp luật;  c) Xây dựng, vận hành, nâng cấp, phát triển Hệ thống Thư điện tử công vụ, Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành, Hệ thống thông tin Giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tư pháp, Hệ thống thông tin Báo cáo của Bộ Tư pháp; Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến của Bộ Tư pháp; d) Tham mưu, giúp Bộ trưởng nâng cấp, phát triển Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật; bảo đảm về điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật và các cơ sở dữ liệu khác vận hành liên tục, ổn định;  đ) Tổ chức, triển khai các giải pháp phục vụ việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, ngành Tư pháp.  9. Về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số: a) Xây dựng, cập nhật, duy trì danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung, danh mục các dịch vụ chia sẻ dữ liệu trong phạm vi quản lý của Bộ, ngành Tư pháp;  b) Chuẩn bị các điều kiện cần thiết, thực hiện kết nối, cung cấp dữ liệu, khai thác dữ liệu thực để đáp ứng yêu cầu và thực hiện kết nối theo quy định pháp luật;  c) Hướng dẫn công tác xây dựng, quản lý, lưu trữ, vận hành, tích hợp, kết nối, liên thông, khai thác, chia sẻ, sử dụng dữ liệu trong phạm vi quản lý của Bộ, ngành Tư pháp theo phân công của Bộ trưởng;  d) Theo dõi, đôn đốc, đánh giá việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các đơn vị trong nội bộ Bộ Tư pháp; điều phối kết nối, chia sẻ dữ liệu, hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị kết nối ra ngoài phạm vi của Bộ; tham mưu Bộ trưởng giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu;  đ) Thực hiện các hoạt động quản trị dữ liệu, quản trị chia sẻ, khai thác dữ liệu trong cơ quan nhà nước; giám sát việc thực hiện các hoạt động quản trị chia sẻ, khai thác dữ liệu;  e) Ban hành danh mục dữ liệu mở, tổ chức xây dựng kế hoạch và triển khai công bố dữ liệu mở trong phạm vi quản lý của Bộ, ngành Tư pháp. 10. Về phát triển, vận hành hạ tầng số: a) Xây dựng, quản lý, vận hành, duy trì, phát triển cơ sở hạ tầng Trung tâm dữ liệu điện tử Bộ Tư pháp; quản lý, vận hành, duy trì, hướng dẫn khai thác, sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, hệ thống mạng nội bộ tại Bộ Tư pháp;  b) Kết nối, liên thông hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin của Bộ Tư pháp với Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan;  c) Quản lý, hướng dẫn, triển khai ứng dụng chữ ký số, dịch vụ chứng thực chữ ký số, chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ trong phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.  11. Về bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng: a) Xây dựng, quản lý, vận hành, phát triển, triển khai các giải pháp, phương án bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng cho Trung tâm dữ liệu điện tử Bộ Tư pháp;   b) Xây dựng, quản lý, triển khai, vận hành Hệ thống giám sát, điều hành an ninh, an toàn thông tin mạng và kết nối, chia sẻ thông tin với Hệ thống giám sát an toàn không gian mạng quốc gia;  c) Chủ trì, phối hợp triển khai, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá về an ninh, an toàn thông tin mạng, phòng, chống tấn công mạng, điều phối Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trong Bộ đối với cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu của Bộ;  d) Chủ trì, phối hợp xây dựng, thẩm định hồ sơ đề xuất cấp độ an toàn hệ thống thông tin, phương án bảo đảm an toàn thông tin; hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá công tác bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ đối với hệ thống thông tin của Bộ.  12. Chủ trì tổng hợp, tham mưu điều phối, đánh giá hoạt động chuyển đổi số tại các đơn vị thuộc Bộ; phối hợp với các đơn vị nghiên cứu xây dựng, phát triển, thúc đẩy sử dụng các nền tảng số, ứng dụng số, dịch vụ số; hướng dẫn các đơn vị xây dựng, triển khai nhiệm vụ, đề án chuyển đổi số trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ. 13. Thực hiện công tác kiểm tra, tham gia thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định pháp luật và phân cấp của Bộ. 14. Thực hiện sơ kết, tổng kết, chế độ báo cáo, thống kê trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định pháp luật và phân cấp của Bộ. 15. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định pháp luật và phân cấp của Bộ. 16. Thực hiện truyền thông chính sách, phổ biến, giáo dục pháp luật; tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định pháp luật và phân cấp của Bộ. 17. Thực hiện công tác cải cách hành chính, cải cách tư pháp; công tác văn thư, lưu trữ, bảo vệ bí mật nhà nước; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định pháp luật và phân cấp của Bộ. 18. Thực hiện chế độ tài chính, kế toán; quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định pháp luật và phân cấp của Bộ. 19. Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng và quản lý đội ngũ công chức, viên chức, người lao động của đơn vị theo quy định pháp luật và phân cấp của Bộ. 20. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao. Điều 3. Cơ cấu tổ chức và biên chế 1. Cơ cấu tổ chức của Cục gồm: a) Lãnh đạo Cục: Lãnh đạo Cục gồm có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng. Số lượng Phó Cục trưởng thực hiện theo quy định của pháp luật và của Bộ.  Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục. Các Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng quản lý, điều hành hoạt động của Cục; được Cục trưởng phân công trực tiếp quản lý, chỉ đạo một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực công tác được phân công.  b) Các tổ chức thuộc Cục: - Các tổ chức giúp Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước bao gồm: + Văn phòng; + Phòng Hạ tầng và an toàn thông tin; + Phòng Chuyển đổi số. - Đơn vị sự nghiệp thuộc Cục: Trung tâm Thông tin. Trung tâm Thông tin có con dấu và tài khoản riêng theo quy định pháp luật. Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức thuộc Cục do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các tổ chức thuộc Cục do Cục trưởng quy định. 2. Biên chế a) Biên chế công chức của Cục thuộc biên chế công chức của Bộ Tư pháp, do Bộ trưởng quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ. b) Số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp thuộc Cục thực hiện theo quy định pháp luật. - Địa chỉ: 60 Trần Phú – Ba Đình – Hà Nội - Điện thoại: 024.62739715 - Fax: 024.62739730 - Thư điện tử: cntt@moj.gov.vn - Website: http://cntt.botuphap.vn

In bài viết Gửi Email Các tin khác
  • Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột (06/07/2017)
  • Tổng cục Thi hành án dân sự (06/07/2017)
  • Viện Chiến lược và Khoa học Pháp lý (06/07/2017)
  • Vụ Hợp tác quốc tế (06/07/2017)
  • Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (06/07/2017)
  • Trường Cao đẳng Luật miền Nam (06/07/2017)
  • Trường Cao đẳng Luật miền Trung (06/07/2017)
  • Trường Cao đẳng Luật miền Bắc (06/07/2017)
  • Cục Công tác phía Nam (06/07/2017)
  • Nhà xuất bản Tư pháp (06/07/2017)
​​​
  • Thủ tục hành chính
  • Văn bản pháp luật chuyên ngành
  • Văn bản điều hành
  • Hướng dẫn nghiệp vụ
  • Hỏi đáp pháp luật
  • Thông cáo báo chí
  • Dịch vụ công trực tuyến
  • Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
  • Biểu mẫu điện tử
  • Đấu thầu mua sắm công
  • Chương trình, đề tài khoa học
  • Thông tin thống kê
  • Phản ánh kiến nghị
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ TƯ PHÁP

Địa chỉ: 60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 024.62739718 - Fax: 024.62739359. Email: banbientap@moj.gov.vn; cntt@moj.gov.vn.

Giấy phép cung cấp thông tin trên internet số 28/GP-BC ngày 25/03/2005.

Trưởng Ban biên tập: Tạ Thành Trung - Phó Cục trưởng Cục CNTT.

Ghi rõ nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp (www.moj.gov.vn) khi trích dẫn lại tin từ địa chỉ này.

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Từ khóa » Công Nghệ Thông Tin Trực Thuộc Bộ Nào